Dạy con là 1 nghệ thuật các cụ ạ mà bố mẹ phải là 1 nghệ sĩ phải cực kỳ tận tâm, kiên trì và kiên nhẫn ạ.
Đã có ai từng oánh con, xé sách con khi dạy mãi mà nó vẫn ngu ( theo cách nghĩ của bố mẹ), vì nó mất tập trung và nó ươn người ra chưa ạ. Có lúc tưởng chừng như chúng nó chắc không thể cải tạo nổi rồi.
Em chia sẻ cách dạy con cực kỳ thành công của các mẹ trên WTT, chị ấy có 2 bạn trai giờ đang học ở Mỹ với học bổng 100% ( 1 bạn Trung học và 1 bạn Đại Học)
Chìa khóa thành công là đây :
1- Tư duy, sáng tạo của người mẹ .
2- Hành động.
3- Kiên trì bền bỉ.
Lâu lâu phải vẽ lại cái chìa khóa
Giờ chị đưa tâm sự của một mẹ đã theo con học đến lớp 6, cứ đưa lên đã,chiều đi họp rồi tối về xem ý kiến của mọi người đã Mài và góp ý.
"Lâu lắm top này mới trồi lên, đọc lại vẫn thấy bồi hồi quá chừng , đã 2 năm rồi, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, nhanh quá nhanh. Bạn lớn nhà mình vào lớp 6 còn bạn bé lớp 1, hôm nay cao hứng mình sẽ “tâm hự” những “ nỗi niềm” mà mình đã mắc phải trong 10 năm đồng hành với bạn lớn để các mẹ làm vốn nhé.
1. Mình đã chưa làm tốt lời bác Laida nhắc “ ai làm chủ được thời gian thì người đó chiến thắng”
Khi con lên cấp 2 mình mới thấm điều này, con không còn có chút thời gian nào để mà mẹ nhét thêm các môn ngoại khóa chứ chưa nói gì đến hái hoa, bắt bướm. Mình đã “ lãng phí” 3 năm lớp 1-2-3 khi cả mẹ cả con cứ tà tà, 3 năm ấy các con cũng mới chỉ học đọc, học viết và toán theo bảng cửu chương, cùng lắm mỗi tối 1h là xong bài tập ở lớp, vẫn còn 1-1.5h/1 buổi tối để mẹ con cày TA nhưng mình đã tận dụng không tốt, không đặt mục tiêu, không bền bỉ, chăm chỉ và quan trọng nhất rèn tập trung cho con trong thời gian này.
2. Chưa làm được điều mình mong muốn là con càng lớn mẹ càng phải dành nhiều thời gian cho con.
Mình luôn nghĩ CV mình rất bận, thực ra cũng chỉ hơi bận chút thôi nhưng mình chưa biết cách thu vén mọi việc. Các mẹ thử nghĩ xem khi con dưới 3 tuổi thì mình dành cả ngày nào chăm bẵm bú mớm cháo bột, rồi đến 4-5 tuổi bắt đầu con tự ăn tự chơi thì mình thường cảm thấy nhàn hơn chút nên muốn nghỉ ngơi or đẻ thêm 1 bé nữa. Con đi học lớp 1 thì mẹ lại còn phải chăm em bé nên thời gian share đôi mỗi ngày ngồi với con chừng 1-2h , con 8-9 tuổi mẹ thấy con tự học, tự tắm rửa đc, em cũng lớn rồi mẹ lúc này dành thời gian tút tát bản thân sau thời kỳ bỉm sữa . Và hơn thế nữa mẹ lúc nào cũng muốn làm super mẹ, muốn vừa chăm con giỏi dạy con ngoan, vừa muốn dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, làm bánh, cắm hoa nấu ăn ngon và ngoài ra còn muốn bản thân thời trang phong cách, đấy là còn chưa kể ở cơ quan còn phấn đấu “chiến sĩ thi đua” nên thời gian dành cho con nó cứ teo dần teo dần và luôn chép miệng con cũng lớn rồi biết tự xoay xở rồi. Nhưng các mẹ ạ, mình đã nhầm, càng lớn mình càng phải dành nhiều t gian cho con hơn, cùng con trao đổi bài vở, chuyện trường lớp, bạn bè , định hướng và đồng hành với con vì lúc này chỉ cần chệch đường ray một tí thôi là tàu có thể lao xuống dốc, sau khi rèn vào quỹ đạo rồi mà chỉ lơi là tí thôi là năng suất/ chất lượng cuốc ruộng thay đổi ngay lập tức. Khối lượng bài vở ngày càng nhiều, mối quan hệ của con với bạn bè thầy cô và xã hội ngày càng tăng và phức tạp, không rối đâu gỡ ngay đó or đồng hành để tăng hay giảm năng suất cho phù hợp thì máy không chạy đều được ạ.
3. Chưa thấm nhuần và biến gợi ý của bác Laida thành món ngon cho con gái
Thời kỳ đầu mình đã áp dụng lời bác Laida dạy một cách máy móc và cứng nhắc. Các mẹ phải hiểu rằng bác Laida cho mình một gợi ý chung là quý lắm rồi, mình phải nghiền ngẫm rồi mang về nấu thành món nhà mình rồi cho con nếm thử, con khen hay chê, hợp tác hay không hợp tác mình sẽ nghiên cứu thêm nếm gia vị cho phù hợp. Có khi tháng này con khen ngon nhưng tháng sau lại từ chối không chén nữa, phải quan sát nghe ngóng mà điều chỉnh cho hợp với khả năng/ tính cách và hoàn cảnh của nhà mình, của con mình. VD bác Laida hướng dẫn làm toán 3-4 vòng trong hè để vào năm học rảnh tay cuốc TA, toán để cô chăn. Mình cũng làm y vậy và trong năm cũng không ngó ngàng gì đến Toán của con cả, nhưng con gái mình sức học Toán quá bình thường, hè cày vậy rồi mà vào năm học lại như mới, lúc sờ đến Toán mới ngã ngửa ra rằng với các bạn học Toán như con, thời gian dành cho Toán có khi phải gấp đôi lượng bác Laida hướng dẫn. Đấy, không có mẫu số chung cho tất cả các con, chỉ có bố/mẹ mới hiểu được con cần gì và như thế nào để điều chỉnh cho thật phù hợp.
4. Nóng vội, sốt ruột và hay hoang mang :
Mình là điển hình của “ xoắn quẩy”, nếu được làm lại từ đầu mình sẽ dành thời gian lớp 1-2-3 để con cày nát các bộ F&F, Let’s go, Let’s set go, OD… chứ không vội vàng chồng tầng. Các mẹ lội lại tường nhà bác Laida và đọc lại bài về chồng tầng và xây móng bè nhé, mình đã mắc đúng sai lầm đấy. Khi con học lớp 3 mình thấy con đọc được g2-g3 các bộ Reading Comprehension ( Daily Warm Up, Teacher Created Resource , Daily Reading Evan –Moor…) mình đã vội vàng đưa sách Sin g1 cho con học. Mình cá là các mẹ cũng như mình thôi, khi thấy có bộ sách nào được giới thiệu cũng sôi sung sục muốn ôm ngay về để dùng hoặc để dành. Sách Sin khó và rất khó, nhất là từ vựng và Reading , gái nhà mình vật vã mãi nhưng cái suy nghĩ cứng nhắc của mình không thay đổi, giá mà lúc đó mình dừng lại để đưa cho con các món “ ngon hơn, dễ hơn” một chút thì có lẽ con gái đã không cảm thấy sách Sin đáng sợ như thế. Không phải cái gì “ con nhà người ta” chén được là về mẹ con mình cũng cố sống cố chết để nuốt. Nhà người khác đi 3 năm đến đích thì nhà mình kém hơn cố bò 5 năm 7 năm, nhà người khác làm 20 cuốn hay và khó thì mình làm 20 cuốn dễ và vừa thôi miễn là con hợp tác, vui vẻ và muốn học . Đến giờ, bạn nhà mình đã gần hoàn thành g3 Sin và 2 mẹ con đang lên kế hoạch đổ móng bè cho TA THCS thật chắc rồi mới quay lại G4 của Sin ạ. Mình thấm vụ bon chen sách vở lắm rồi, có lẽ đấy cũng là điều bác Laida nghĩ sẽ nhiều nhà mắc phải rồi mới rút kn được chứ bác hò không nghe, nhưng không sao, mỗi khi thấy sai đường mới rút kinh nghiệm để sửa, để đoạn sau đi đúng đường hơn, nhanh hơn.
Trong tay mình có 2 viên đá sù sì, viên lớn được gọt giũa từng ngày theo trình “ lởm khởm” tay ngang của mẹ, cứ đọc đọc rồi áp dụng, sai lại sửa, sửa lại sai . Gần 10 năm đồng hành cùng bạn lớn, mình đã có trong tay 1 bạn chịu học, tự giác và chăm chỉ nhưng cũng còn rất nhiều điều phải rèn, phải chỉnh từng ngày. Mình cũng đã rút ra đc nhiều bài học sai lầm, cứ nghĩ đến bạn bé thì “ chết với bà”, tuy nhiên, cô bé lại là một phiên bản hoàn toàn khác, vậy nên, đến giờ, cái đầu mình vẫn đang phải nghĩ mưu hèn kế bẩn mới đấy các mẹ ạ.
Không có gì bằng chăm chỉ, chịu khó, bền bỉ cày đều tay và không được nản, chạy bộ, đi xe đạp hay tàu hỏa ta chơi hết theo đúng tinh thần của bác Laida các mẹ nhé.
Mình cũng đã từng rất tự ti không dám trao đổi gì nhiều vì thực ra con mình rất bình thường thậm chí rất bình thường, tuy nhiên nếu mình không đồng hành cùng con thì chắc con cũng không đc “ bình thường” như hôm nay. Mình post những sai lầm của mình đã mắc phải để các mẹ có thể tránh để đỡ mất thời gian- công sức, nhất là thời gian của các con, thứ mà chúng ta không làm ra và không lấy lại được."