Đây đúng là hành xử của một xã hội lạc hậu,thiếu văn minh,chậm phát triển. Tất cả các thông tư,nghị định cho đến những hướng dẫn xử lý đều mang tính chất áp đặt,chuyên quyền. Tính khả thi của nó,bao giờ cũng chỉ có lợi cho một phía,còn phía kia ? Anh đã vi phạm,anh phải chấp nhận do lỗi tự mình gây ra,buộc a phải có trách nhiệm thi hành. Cái này chúng ta gọi là hành dân.
Trở lại câu chuyện của cụ chủ. Giữa đêm hôm khuya khoắt,nơi đường xa cách trở,giá mà họ chỉ cần viết cái giấy phạt, đưa ra mức phạt là xong.
Lúc này mọi việc hết sức đơn giản. Người vi phạm có trách nhiệm đi nộp phạt, thời gian cho phép trong 1 tuần. Khi kho bạc đã nhận tiền,họ sẽ báo về đơn vị xử lý. Coi như xong. Còn nếu ng vi phạm,chây ỳ, lúc đó thêm một lỗi nữa!
Ở bên Tây, vụ này quá đơn giản. Cảnh sát chỉ cần cái số CMTND hoặc mã số công dân. Viết giấy phạt. Đến cuối tháng,trong bảng lương của ng vi phạm đã có khoản trừ do lỗi vi phạm trên.
Với những cách xử lý khoa học như vậy,nó tiện lợi cho tất cả, vừa tránh tiêu cực nảy sinh,vừa giúp cho ng vi phạm,TG,công sức. Thể hiện xã hội văn minh, pháp luật rõ ràng,minh bạch buộc ng dân phải có ý thức tuân thủ.
Việc cụ chủ phải quay lại QN một lần nữa,chỉ để nộp phạt. Đặt cụ vào cái thế bị áp đặt,coi thường công dân của các nhà chức trách. Giả sử cụ có những việc quan trọng,đang đi làm nhà nước,góp sức cho xã hội,cộng đồng,vô hình chung họ đã góp phần ngăn cản nó,không bức xúc mới là chuyện lạ!
Nhà cháu hy vọng,sau đợt bắt buộc xe chính chủ hoàn tất. Cách xử lý của xxx cũng phải thay đổi toàn diện. Còn nếu vẫn vậy,e rằng cái sảy nảy cái ung,tức nước vỡ bờ. Dẫn đến hậu quả khôn lường. Đó là sự : TỒN VONG.