Cựu sinh viên hiến kế giải quyết nghịch lý 30 điểm trượt đại học
07:28 05/08/2017
Trước câu chuyện ưu tiên khu vực khiến nhiều thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học và điểm chuẩn lên đến 30,5, cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất cách tính mới.
Phương pháp này xác định điểm chuẩn theo phần trăm của điểm chuẩn hiện tại dựa trên tổng điểm 3 môn của thí sinh. Nguyên tắc chung là điểm càng cao phần trăm điểm cộng ưu tiên càng giảm.
Ví dụ, mức phần trăm điểm cộng cho thí sinh đạt 27 điểm là 50. Nếu ở khu vực 1, em sẽ được cộng 50% của 1,5, tương ứng 0,75 điểm và có tổng điểm xét tuyển là 27,75.
Với 27 điểm, thí sinh ở khu vực 2 được cộng 50% của 0,5, tức 0,25 điểm và có tổng điểm xét tuyển là 27,25.
Phần trăm điểm cộng giảm dần, đến mức điểm 29,5, thí sinh sẽ chỉ được cộng 12,5% điểm cộng theo quy định hiện tại. Điều này đồng nghĩa việc, trường hợp em ở khu vực 1, được cộng điểm ưu tiên nhiều nhất, số điểm cộng thêm là 0,09. Điểm xét tuyển đạt 29,84.
Thí sinh đạt 30 điểm cho 3 môn xét tuyển sẽ không được cộng điểm ưu tiên. Như vậy, nghịch lý 30 điểm trượt đại học hay trường hợp lấy điểm chuẩn 30,5 sẽ không xảy ra.
Người đưa ra đề xuất này là anh Nguyễn Minh Tú, từng trúng tuyển ngành Tự động hóa ĐH Bách khoa Hà Nội với 28,5 điểm khối A (không tính điểm cộng) năm 2005. Anh Tú cho rằng việc cộng điểm ưu tiên khu vực là cần thiết song cách cộng hiện nay đang quá "lãi" đối với thí sinh khu vực 1.
Cựu sinh viên Bách khoa đề xuất lấy 18 làm mốc điểm cơ bản. Thí sinh đạt mức điểm này được cộng 100% điểm ưu tiên. Tại các mức điểm khác, điểm cộng được xác định dựa trên công thức chung, căn cứ vào thời gian làm bài.
Ví dụ, nếu coi điểm 6 là mức được cộng 100% điểm ưu tiên, công thức % điểm cộng ở điểm x là y = thời gian làm câu điểm 6/thời gian làm câu điểm x.
Như vậy, điểm 6 cần 108 giây, điểm 9 cần 224 giây. y = 108/224 = 0,48, tương đương 48%. Thí sinh đạt 27 điểm sẽ được cộng 48% điểm ưu tiên theo quy định hiện nay, tạm tính 50%.
Thời gian cho từng câu đã có sẵn thông qua các chỉ số của những câu hỏi trong đề được chuẩn hóa.
Để đảm bảo thí sinh yên tâm về số điểm được cộng, không phụ thuộc vào phổ điểm năm cụ thể, việc xác định điểm ưu tiên sẽ được cố định.
Cách tính phần trăm điểm ưu tiên theo nguyên tắc điểm cộng giảm dần khi tổng điểm tăng. Ảnh: Minh Tú.
Anh đề xuất phần trăm điểm ưu tiên (y) được xác định dựa trên 4 phương trình theo 4 mức điểm (x).
Từ 0 đến 18 điểm, y = (-1/72)*x + 1,25. Như vậy, nếu thí sinh đạt 15 điểm, phần trăm điểm ưu tiên của em sẽ là (-1/72)*15 + 1,25 và xấp xỉ 1,042 (104,2%).
Các khoảng điểm tiếp theo tính theo phương trình như biểu đồ trên.
Mốc điểm trong đồ thị điểm ưu tiên đó có thể do các chuyên gia tùy chọn sao cho phù hợp các khu vực. Sau khi xác định hệ số cho điểm ưu tiên khu vực, mức cộng này sẽ được cố định.
Điểm ưu tiên khu vực được tính dựa trên mức điểm thí sinh đạt được. Ảnh: Minh Tú.
(Xem thêm mức điểm cộng ưu tiên khu vực cụ thể cho từng mức điểm do anh Nguyễn Minh Tú đề xuất tại đây).
Với cách cộng điểm này, tổng điểm sẽ được làm tròn như quy định hiện nay rồi mới xác định điểm ưu tiên. Sau đó, điểm xét tuyển sẽ không làm tròn. Như vậy, trường không cần dùng tiêu chí phụ.
Trong trường hợp nhiều thí sinh có điểm xét tuyển là 30, trường có thể lấy khu vực làm tiêu chí phụ.
"Cách này có thể giải quyết tình trạng bất công do điểm ưu tiên khu vực, loại bỏ nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học và trường hợp lấy điểm chuẩn 30,5", cựu sinh viên Bách khoa Hà Nội khẳng định.
Nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học
Theo TS Lê Trường Tùng, thí sinh 30 điểm vẫn trượt ngành yêu thích sẽ tạo nên bức tranh tổng thể "buồn cười". Điểm chuẩn đại học lên đến 30,5 là bất hợp lý.
Nói thêm: Ở ngành nào cũng vậy, nhất là các doanh nghiệp làm ăn trong những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, nếu có vấn đề xảy ra không "đúng quy trình" thì họ bao giờ cũng cắt cử ra một nhân vật có thể "nghe chửi bới", "nghe quát nạt", "ngoài cười trong khóc thầm",... thậm chí chịu đựng cả "cà chua, trứng thối" - miễn sao chịu đựng đến khi khủng hoảng qua đi.
Những người này không cần giỏi giang trong nghề, chỉ cần có gan chịu đựng "ném đá" là được.
Kỳ thi đại học năm 2017, người đó là bà bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.
07:28 05/08/2017
Trước câu chuyện ưu tiên khu vực khiến nhiều thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học và điểm chuẩn lên đến 30,5, cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất cách tính mới.
Phương pháp này xác định điểm chuẩn theo phần trăm của điểm chuẩn hiện tại dựa trên tổng điểm 3 môn của thí sinh. Nguyên tắc chung là điểm càng cao phần trăm điểm cộng ưu tiên càng giảm.
Ví dụ, mức phần trăm điểm cộng cho thí sinh đạt 27 điểm là 50. Nếu ở khu vực 1, em sẽ được cộng 50% của 1,5, tương ứng 0,75 điểm và có tổng điểm xét tuyển là 27,75.
Với 27 điểm, thí sinh ở khu vực 2 được cộng 50% của 0,5, tức 0,25 điểm và có tổng điểm xét tuyển là 27,25.
Phần trăm điểm cộng giảm dần, đến mức điểm 29,5, thí sinh sẽ chỉ được cộng 12,5% điểm cộng theo quy định hiện tại. Điều này đồng nghĩa việc, trường hợp em ở khu vực 1, được cộng điểm ưu tiên nhiều nhất, số điểm cộng thêm là 0,09. Điểm xét tuyển đạt 29,84.
Thí sinh đạt 30 điểm cho 3 môn xét tuyển sẽ không được cộng điểm ưu tiên. Như vậy, nghịch lý 30 điểm trượt đại học hay trường hợp lấy điểm chuẩn 30,5 sẽ không xảy ra.
Người đưa ra đề xuất này là anh Nguyễn Minh Tú, từng trúng tuyển ngành Tự động hóa ĐH Bách khoa Hà Nội với 28,5 điểm khối A (không tính điểm cộng) năm 2005. Anh Tú cho rằng việc cộng điểm ưu tiên khu vực là cần thiết song cách cộng hiện nay đang quá "lãi" đối với thí sinh khu vực 1.
Cựu sinh viên Bách khoa đề xuất lấy 18 làm mốc điểm cơ bản. Thí sinh đạt mức điểm này được cộng 100% điểm ưu tiên. Tại các mức điểm khác, điểm cộng được xác định dựa trên công thức chung, căn cứ vào thời gian làm bài.
Ví dụ, nếu coi điểm 6 là mức được cộng 100% điểm ưu tiên, công thức % điểm cộng ở điểm x là y = thời gian làm câu điểm 6/thời gian làm câu điểm x.
Như vậy, điểm 6 cần 108 giây, điểm 9 cần 224 giây. y = 108/224 = 0,48, tương đương 48%. Thí sinh đạt 27 điểm sẽ được cộng 48% điểm ưu tiên theo quy định hiện nay, tạm tính 50%.
Thời gian cho từng câu đã có sẵn thông qua các chỉ số của những câu hỏi trong đề được chuẩn hóa.
Để đảm bảo thí sinh yên tâm về số điểm được cộng, không phụ thuộc vào phổ điểm năm cụ thể, việc xác định điểm ưu tiên sẽ được cố định.
Cách tính phần trăm điểm ưu tiên theo nguyên tắc điểm cộng giảm dần khi tổng điểm tăng. Ảnh: Minh Tú.
Anh đề xuất phần trăm điểm ưu tiên (y) được xác định dựa trên 4 phương trình theo 4 mức điểm (x).
Từ 0 đến 18 điểm, y = (-1/72)*x + 1,25. Như vậy, nếu thí sinh đạt 15 điểm, phần trăm điểm ưu tiên của em sẽ là (-1/72)*15 + 1,25 và xấp xỉ 1,042 (104,2%).
Các khoảng điểm tiếp theo tính theo phương trình như biểu đồ trên.
Mốc điểm trong đồ thị điểm ưu tiên đó có thể do các chuyên gia tùy chọn sao cho phù hợp các khu vực. Sau khi xác định hệ số cho điểm ưu tiên khu vực, mức cộng này sẽ được cố định.
Điểm ưu tiên khu vực được tính dựa trên mức điểm thí sinh đạt được. Ảnh: Minh Tú.
(Xem thêm mức điểm cộng ưu tiên khu vực cụ thể cho từng mức điểm do anh Nguyễn Minh Tú đề xuất tại đây).
Với cách cộng điểm này, tổng điểm sẽ được làm tròn như quy định hiện nay rồi mới xác định điểm ưu tiên. Sau đó, điểm xét tuyển sẽ không làm tròn. Như vậy, trường không cần dùng tiêu chí phụ.
Trong trường hợp nhiều thí sinh có điểm xét tuyển là 30, trường có thể lấy khu vực làm tiêu chí phụ.
"Cách này có thể giải quyết tình trạng bất công do điểm ưu tiên khu vực, loại bỏ nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học và trường hợp lấy điểm chuẩn 30,5", cựu sinh viên Bách khoa Hà Nội khẳng định.
Nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học
Theo TS Lê Trường Tùng, thí sinh 30 điểm vẫn trượt ngành yêu thích sẽ tạo nên bức tranh tổng thể "buồn cười". Điểm chuẩn đại học lên đến 30,5 là bất hợp lý.
Nguồn: http://news.zing.vn/cuu-sinh-vien-hien-ke-giai-quyet-nghich-ly-30-diem-truot-dai-hoc-post768780.htmlNgoài ra, anh Tú đề xuất phương án trừ điểm đối với câu sai bằng 1/3 câu đúng nhằm hạn chế tình trạng đánh bừa. Chẳng hạn, đề có 40 câu, mỗi câu đúng cộng 0,25 điểm, sai trừ 0,25/3 điểm.
Còn nếu ko trừ điểm câu sai thì một em sức được 5, nghĩa là 20 câu. Trong 20 câu còn lại, các em đánh một đáp án là em chắc chắn có thêm tầm 20/4 = 5 câu đúng, tương đương có thêm 1,25 điểm nữa. Như vậy, điểm số bị nhiễu 1.25 so với sức thật.
Nếu trừ điểm câu sai thì trong 20 câu chưa làm được, đúng 5 câu, sai 15 câu nên được tăng thêm 5*0,25-15*0,25/3=0, như vậy điểm của em này vẫn là 5 so với sức thật của em, triệt tiêu được nhiễu do đánh bừa.
Bên cạnh đó, đề thi nên hạn chế dạng bài có thể thử đáp án hoặc lợi dụng máy tính để thử.
Đề thi cũng có thể chuyển thành 40% cơ bản và 60% nâng cao nhằm đáp ứng hai mục đích xét tốt nghiệp, xét tuyển đại học. Điểm xét tốt nghiệp có thể nhân hệ số 1,25-1,5 để chuyển 40% cơ bản thành 50% hoặc 60%.
Nói thêm: Ở ngành nào cũng vậy, nhất là các doanh nghiệp làm ăn trong những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, nếu có vấn đề xảy ra không "đúng quy trình" thì họ bao giờ cũng cắt cử ra một nhân vật có thể "nghe chửi bới", "nghe quát nạt", "ngoài cười trong khóc thầm",... thậm chí chịu đựng cả "cà chua, trứng thối" - miễn sao chịu đựng đến khi khủng hoảng qua đi.
Những người này không cần giỏi giang trong nghề, chỉ cần có gan chịu đựng "ném đá" là được.
Kỳ thi đại học năm 2017, người đó là bà bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.