[Funland] Sao Ấn lại nhu nhược thế nhỉ?

Trạng thái
Thớt đang đóng

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,278
Động cơ
515,789 Mã lực
TQ thử Ấn, rắn thì nhả mà nhu thì lấn, anh Ấn mà không dứt khoát vụ này ngay thì mấy lô dầu khí ở biển Đông chả coi Ấn éo ra gì cả
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nhảm nhí , Ấn Độ tiềm lực quân sự còn yếu hơn Tàu và không chỉ Ấn mà Tàu cũng vậy , có điều bên nào láo hơn thôi . Cứ xét cái tiềm lực 2 bên đi hẵng nói , oánh bây giờ thằng Ấn ngỏm trước .
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Chuyện Này Nó Cứ Điêu Điêu,anh Ấn Cũng Sức Đông Lực Mạnh Mà Sao Nhát Thế Nhờ,Trò Này Khó Hiểu ???
Ấn độ chỉ là anh to xác thôi chứ không có vẹo gì đâu.
Oánh nhau với TQ thì khóc ngay,ko cựa quậy đc gì như năm 62 ấy.
Còn hiện nay thì TQ còn mạnh lên nhiều lần; trong khi Ấn thì vẫn thì làng nhàng.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Ko quân của Cà ri cũng đáng nể phết, lục quân Khựa có thể hơn nhưng ko có ko quân hỗ trợ thì lạnh đầu lắm
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Cà ri chỉ dám phản đối suông thôi chứ k dám động đến Khựa vì đường biên giới 2 nước còn chưa phân giới, cắm mốc rõ ràng, nếu xung đột bùng nổ, pakistan đồng minh của Khựa nhân cơ hội này đánh chiếm luôn vùng kasmir, cà ri khó lòng chống đỡ liên minh này.
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Sống cạnh thằng bẩn tính công nhận mệt mỏi thật
 

a sa ma

Đi bộ
Biển số
OF-178934
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
5
Động cơ
338,550 Mã lực
2013 ,có số 13 chắc năm sui rẻo của con người đây
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,519
Động cơ
433,104 Mã lực
Thằng nào gần có chung biên giới tranh chấp biển đảo với khựa đều nhược cả trừ Nhật , có khi Ấn nó còn bảo ít ra tao còn dám biểu tình .
 
Chỉnh sửa cuối:

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Khựa nó chỉ ngán mỗi Nhật thôi. Thật sự chỉ Nhật mới đủ tầm để phang nhau tay bo với khựa trong thời điểm này!

Cà ri vốn yếu và kém trong các cuộc chiến tranh chấp với lân bang: khựa, Pakistan nên chả trông mong gì ở anh cà ri :))
 

tdh42

Xe tải
Biển số
OF-186590
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
362
Động cơ
335,610 Mã lực
thằng Kựa bá đạo thật một mình cân tấn hàng xóm, nó chỉ có anh Pakistan và an Ủn là bạn thôi.
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,500
Động cơ
472,768 Mã lực
Tiềm lực nó đủ nên nó chả sợ thằng nào. Mình tiềm lực yếu nên phải khôn khéo để sống được với nó thôi. Cà ri thì cũng vậy, tiềm lực quân sự mới đang trên đường hiện đại hóa và phát triển, chưa giám động thủ là đúng rồi.
 

yamaha-x8

Xe điện
Biển số
OF-8326
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
2,088
Động cơ
11,224 Mã lực
Chưa động thủ, nhưng cũng ko để nó o ép như vậy được. Để đến lúc ngang cơ với khựa thì hết *** nó đất rồi. E mong ông nào đứng lên lập Liên mình chống khựa đi (Anti-China Union: ACU), hehe
 

hola

Xe tải
Biển số
OF-66594
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
330
Động cơ
436,695 Mã lực
Em nghĩ chú Cà ri chửa chắc đã sợ thằng cẩu, cơ mờ có lẽ cũng đang ủ mưu làm cho chú cẩu định đi tha trộm xương 1 bài học.
Em dự là vở kịch mới chỉ bắt đầu thoai:D
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Nhìn vào phương trình quân sự Ấn - Trung


Trung Quốc có thể là một cường quốc trên đất liền, nhưng nếu xảy ra đối đầu liên quan tới sức mạnh trên không và trên biển thì mọi chuyện lại khác hẳn.
Bỏ qua các thông số tăng trưởng kinh tế và bước nhảy vọt đáng kinh ngạc về cơ sở hạ tầng vốn chỉ làm gia tăng khoảng cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc khi từng ngày trôi qua. Câu chuyện giờ đây tập trung vào sự chênh lệch ngày một lớn về khả năng quân sự giữa hai nước.Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện gấp ba lần Ấn Độ - dựa trên con số được công bố - và thực tế có thể lớn hơn nhiều.
Các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại vùng biên giới với Ấn Độ cũng được cải thiện đáng kể, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc động viên và triển khai nhanh chóng quân đội khi cần thiết. Lực lượng trên bộ của Trung Quốc ở khu vực biên giới cũng nhiều hơn so với Ấn Độ. Trong khi đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng vùng biên của phía Ấn Độ lại khá trì trệ, gây hạn chế trong việc điều động hay hoạt động quân sự.
Hiện đại hóa sức mạnh không quân và hải quân cũng là các yếu tố quan trọng trong mục tiêu của Trung Quốc để có thể tiến hành "các cuộc tác chiến công nghệ cao" và người ta nhận thấy Trung Quốc có những tiến bộ rõ ràng trong hai lực lượng này. Một con tàu sân bay cũ thời Liên Xô, ban đầu được Trung Quốc mua lại với ý định biến thành sòng bạc nổi, giờ đây đã được nâng cấp trở thành một tàu sân bay thực sự. Đó là thành tựu không hề nhỏ và các chuyên gia quân sự thậm chí còn cho rằng, trong những năm tiếp theo, quân đội Trung Quốc (PLA) có thể sở hữu nhiều tàu sân bay nội địa lớn hơn, hiện đại hơn thế. Trung Quốc cũng nhận thấy rằng, hoạt động tầm xa khó có thể thực thi hiệu quả nếu thiếu hệ thống phụ trợ hậu cần cần thiết. Chính vì thế, hàng loạt kiểu tàu chiến, tàu nổi, tàu ngầm mới cũng được xúc tiến chế tạo. Một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới cũng đã ra đời.
Ảnh: Telegraph

Ấn Độ lại khác hẳn. Không thể để xây dựng hay chế tạo, thậm chí là mua trang thiết bị hiện đại - như thỏa thuận mua trực thăng gần đây. Một số người nói do đủ tiền nhưng không được cung cấp, số khác cho rằng tiền cung cấp không đủ chi tiêu. Không đủ tập trung là một lý do khác đưa ra giải thích cho thực trạng này khi có nhiều người đơn giản là muốn chính sách thay đổi.
Những quốc gia có thể tự chế tạo được xe tăng, súng, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, sở hữu hệ thống vũ khí riêng biệt có thể đếm trên đầu ngón tay. Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Italy, Đức và Nhật Bản cũng đã chuyển hướng sang các tàu chiến lớn trong nhiều thập niên qua.
Khả năng lĩnh vực tư nhân có thể trở thành nhà cung cấp chính cho các thiết bị quốc phòng gần như là điều không tưởng. Có một thực tế bị phớt lờ tại Ấn Độ rằng, một số công nghệ dù là rất phổ biến - thậm chí là thiết bị điện tử tiêu dùng thông thường - cũng vẫn phải nhập khẩu. Chế tạo và sản xuất công nghệ quân sự không phải là thế mạnh của Ấn Độ. Thực tế hiện nay, trong các khả năng quân sự thì, Ấn Độ đang tụt hậu so với Trung Quốc.
Một điều khá rõ ràng là, trên mặt đất, người Trung Quốc đi trước Ấn Độ, không chỉ về số lượng, mà còn là khả nưng di chuyển lực lượng nhanh chóng. Dĩ nhiên, nó không hẳn là lợi thế nếu nhìn nhận một số cuộc chiến xảy ra trên thế giới trước đây.
Và trên không, tình hình lại khác hẳn. Trung Quốc có nhiều máy bay, nhưng phần lớn là thiết kế cũ và không còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Mặc dù họ đã củng cố và mở rộng các sân bay ở cao nguyên Tây Tạng, thì các máy bay của Trung Quốc vẫn có nhiều hạn chế trong các thông số hoạt động như sức bền và trọng tải vũ khí so với các hoạt động của Ấn Độ tại các sân bay địa phương. Vì thế, nếu xảy ra cuộc chiến trên không, thì chưa chắc lực lượng hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế. Hơn thế nữa, mặc dù khá chậm trễ trong việc chế tạo thêm nhiều máy bay chiến đấu, nhưng lực lượng không quân Ấn Độ với các máy bay Sukhoi, MIG-29 và Mirage... được coi là một thế mạnh. Trong ngắn hạn, về sức mạnh trên không, phương trình tương đối cân bằng.
Trên biển, rõ ràng cán cân nghiêng về Ấn Độ. Ở khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ có những lợi thế mà Trung Quốc rất khó theo kịp. Đó là một mạng lưới không lực mạnh mẽ sẵn có thông qua hàng chục hàng chục sân bay ở khắp bờ biển Ấn Độ và các đảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trong một vùng không gian rộng lớn trên biển, cũng như khả năng giám sát các lội trình vận chuyển năng lượng, hàng hóa trọng yếu. Hơn thế nữa, việc tiếp cận Ấn Độ Dương của người Trung Quốc cũng bị hạn chế bởi các kênh qua lại tương đối chật hẹp ở hệ thống quần đảo Đông Nam Á. Khả năng dễ tổn thương trên biển khiến Bắc Kinh phải cân nhắc nhiều.
Một sự cố xảy ra tại khu vực biên giới đất liền có thể sớm được kiểm soát. Nhưng một sự cố xảy ra trên không hay trên biển lại rất có thể dẫn tới chọn lựa quân sự rộng lớn hơn.
Trong ngắn hạn, nếu đánh giá về khả năng quân sự Ấn Độ và Trung Quốc thì: Trên đất liền, Ấn Độ bất lợi, trên không là ngang bằng và trên biển thì ưu thế hơn. Ấn Độ cần phải nhìn vào sự cân bằng quân sự trong tổng thể và phát triển các khả năng cho phù hợp. Các nhà hoạch định quân sự cần phải đảm bảo rằng, phương trình không được phép biến đổi theo hướng bất lợi với Ấn Độ.
* Tác giả Premvir Das, nguyên là chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ, ủy viên ban an ninh quốc gia Ấn Độ.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/tu-lieu-suy-ngam/2013-05-02-nhin-vao-phuong-trinh-quan-su-an-trung
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Ấn độ thì cũng chẳng trông mong gì được đâu. Đất nước gì mà phân biệt giai cấp tuyệt đối. Người dân nghèo không bao giờ được học hành đời này qua đời khác chỉ làm những công việc thấp kém. Một xã hội cổ hủ bậc nhất thế giới thì giữ được nhà là giỏi rồi.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em cũng thấy khó hiểu, không biết Ấn có đối sách gì không?
 

vitara29y

Xe tăng
Biển số
OF-14603
Ngày cấp bằng
7/4/08
Số km
1,068
Động cơ
523,508 Mã lực
Thằng nào gần có chung biên giới tranh chấp biển đảo với khựa đều nhược cả trừ Nhật , có khi Ấn nó còn bảo ít ra tao còn dám biểu tình .
Tranh chấp biên giới biển đảo với khựa ngoài Nhật em thấy Nga ngố cũng cứng lâm.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

DV2004

Xe tăng
Biển số
OF-32300
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,238
Động cơ
1,129,880 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cẩu mà dựng lều trong đất VN thế này thì, cứ qua mỗi đêm vài chú không dậy đánh răng được mà chả hiểu vì sao.
GIống thời chiến tranh chống Mẽo. Rồi sẽ tự về hết thôi.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Vì sao Trung Quốc khiêu khích Ấn Độ?



Trung Quốc và Ấn Độ một lần nữa lại đang đối đầu quyết liệt với nhau ở khu vực biên giới Himalayas. Tuy nhiên, kỳ lạ là lần này, không ai biết lý do tại sao lại có cuộc đụng độ giữa hai nước lớn hàng đầu thế giới này?


Biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang trở nên nóng bỏng vì cuộc xâm nhập của binh lính Trung Quốc.

Vào một ngày giữa tháng 4, khoảng 30 binh lính Trung Quốc tự nhiên vượt qua đường biên giới thực tế với Ấn Độ và dựng trại ở khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 19km. Bước đi bất ngờ này diễn ra đúng thời điểm khi quan hệ Trung-Ấn đang diễn ra theo chiều hướng rất tốt đẹp. Cho đến thời điểm này, chính phủ Ấn Độ đang giữ thái độ và lập trường tương đối kiềm chế. Họ đã bị các chính khách đối lập cáo buộc là “yếu đuối, hèn nhát và bất lực” vì đã không trục xuất các binh lính Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ của mình. Mặt khác, Bắc Kinh phủ nhận việc binh lính nước họ đang xâm nhập vào vùng đất của Ấn Độ.

Bắc Kinh và New Delhi vẫn chưa thể nhất trí với nhau về cách thức chia vùng Himalayas giữa hai nước kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Tuy nhiên, diễn biến mới nhất nói trên đã khiến nhiều chuyên gia thực sự lúng túng và bối rối. Mới đây, hồi tháng Ba, tại một hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Thủ tướng Ấn Độ còn kêu gọi thắt chặt quan hệ quân sự song phương và tìm kiếm một giải pháp cho cuộc tranh chấp ở khu vực biên giới “càng sớm càng tốt”.

Vậy tại sao Trung Quốc lại có hành động khiêu khích, tạo ra một cuộc đối đầu căng thẳng như hiện nay giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân? Lý do có thể là do chính quyền mới của Trung Quốc muốn phô trương sức mạnh.

Sau khi chính thức lên cầm quyền hồi đầu năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã không để lãng phí thời gian trong việc khẳng định quyền kiểm soát đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa dù cho ông là vị quan chức dân sự duy nhất trong 11 thành viên của Uỷ ban Quân sự Trung ương. Ông Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch tái tập trung vào lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị tư thế sẵn sàng “chiến đấu và giành chiến thắng” cũng như không né tránh bất kỳ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào như cuộc tranh chấp với Nhật Bản.

Tiến sĩ Li Mingjiang – một giáo sư ở trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, đã nhận định trên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam rằng, cuộc tranh chấp biên giới Trung-Ấn “có thể được châm ngòi từ lập trường hung hăng của giới lãnh đạo mới của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia... Những dấu hiệu chính trị nổi bật đó sẽ chỉ khuyến khích quân đội, đặc biệt là các lực lượng ở biên giới, thực hiện lập trường cứng rắn trong các cuộc tranh chấp địa phương”.

Ông Gideon Rachman ở tờ Thời báo Tài chính cũng cho biết, ít nhất một nhà ngoại giao Ấn Độ đã nhận định, toàn bộ chuyện xảy ra ở biên giới Trung-Ấn hiện nay là do “sự thái quá của một chỉ huy Trung Quốc".

Tuy nhiên, chắc chắn, vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc không thể kéo dài lâu mà không có sự đồng ý của Bắc Kinh. Tờ Thời báo Phố Wall cho rằng, Trung Quốc có thể đang hành động để phản ứng lại một chương trình của Ấn Độ nhằm đẩy mạnh việc xây dựng các con đường gần biên giới thực tế của hai nước còn được gọi là Đường Kiểm soát Thực tế. Ông Srikanth Kondapalli – một giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc ở thủ đô New Delhi, nhận định, Bắc Kinh có thể đang tìm cách buộc Ấn Độ phải ngừng các hoạt động ở khu vực biên giới.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được cho là sẽ đến thăm Ấn Độ vào tháng 5 này và vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước chắc chắn sẽ được nêu ra. Tuy nhiên, cả chính phủ ở Bắc Kinh và New Delhi đều không muốn rút lui sớm. Những chỉ trích gay gắt và đầy quyết liệt của phe đối lập Ấn Độ sẽ khiến Thủ tướng Manmohan Singh có ít sự lựa chọn trong khi Bắc Kinh không muốn tạo ra một tiền lệ cho các cuộc tranh chấp khác ở khu vực biên giới. Vì thế, cuộc khủng hoảng Trung-Ấn sẽ khó mà có thể giải quyết sớm.

Kiệt Linh - (theo Atlantic)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top