Thế thì đơn giản thôi, cụ xác định như này: việc khởi kiện để thu giữ tài sản là biện pháp cuối cùng, thủ tục khởi kiện cũng phức tạp và tốn rất nhiều thời gian kể từ khi khởi kiện đến khi có quyết định thu hồi (do tòa còn phải xác định về các thủ tục thế chấp, rồi thì TS có bị tranh chấp không....), nên Ngân hàng rất ngại khởi kiện ra tòa, mà giờ có ông Ngân hàng khác tài trợ cho trả nợ là sướng nhất. Nên giờ 2 cụ lên gặp Ngân hàng cũ (NH1) đặt thẳng thắn vấn đề là có bên khác (NH2) tài trợ trả nợ, với điều kiện phải sang tên tài sản cho cụ, quy trình làm sẽ như sau:
TH1 (trong mơ, nhưng ko có nghĩa là ko thể): Cụ, bạn cụ và NH1 sẽ ký thỏa thuận 3 bên về việc tạm xuất tài sản để làm thủ tục sang tên, sau đó tài sản vẫn thế chấp tại NH1 (NH1 sẽ có cách để giám sát được toàn bộ quá trình từ khi xuất sổ, làm thủ tục sang tên, ký lại Hợp đồng thế chấp). Sau đó, cụ sẽ dùng sổ đỏ đó để vay bên NH2, khi NH2 quyết định cho vay rồi thì các bên sẽ kết hợp để làm các thủ tục sau: NH1 giải chấp tài sản, cụ thể chấp tài sản sang NH2, NH2 giải ngân và bạn cụ trả nợ cho NH1.
TH2: như các cụ khác đã tư vấn, BẠN CỤ vay nóng đâu đấy 900tr (chứ cụ đừng đứng ra vay nhé, mất tiền mất bạn đấy
), trả nợ rồi sang tên rồi vay Ngân hàng mới, và trả nợ vay nặng lãi.
Tuy nhiên cả 2 trường hợp cụ đều cần lưu ý vấn đề rất quan trọng là: nếu cụ đứng tên hợp đồng vay mà trường hợp bạn cụ lại không trả được nợ thì theo quy định ngân hàng quá hạn 10 ngày là lên nợ nhóm 2, quá hạn 30 ngày lên nợ nhóm 3. Giờ em hỏi cụ nếu bạn cụ trong 10 ngày đến hạn mà không trả nợ kịp thì cụ có kịp bán tài sản trong 10 ngày để trả nợ ngân hàng không? Và cụ có nỡ bán không? (vì thường khi quá hạn thì bạn cụ sẽ ko muốn mất nhà ngay mà bảo từ từ để xoay, thế xong từ từ đến bao giờ? cụ sẽ bị lên thông tin nợ xấu trên CIC (trung tâm quản lý thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước), như vậy sau này khi cụ có việc cần vay sẽ rất khó khăn vì đã từng dính nợ xấu <= mà khả năng này em nghĩ nhiều khả năng sẽ xảy ra vì bạn cụ đã đốt 900 trđ rồi.
Vậy nên tóm lại cụ chỉ cần cân nhắc chuyện sau này nếu bạn cụ làm ăn thua lỗ tiếp mà cụ đứng ra vay hộ nên bị thông tin nợ xấu thì cụ có chấp nhận không (thông tin nợ xấu lưu trên CIC trong 5 năm), nếu cụ chấp nhận hi sinh để cứu bạn cụ thì đàm phán với Ngân hàng như Trường hợp 1 (cứ đàm phán nhiều vào vì Ngân hàng nó thấy có hướng thu tiền thì nó cũng ko muốn khởi kiện mất thời gian đâu), nếu Ngân hàng rắn quá ko theo thì chơi Trường hợp 2.