- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,284
- Động cơ
- 1,132,585 Mã lực
Sáng nay (13/3/2024) lúc 11 giờ 01 (tứ 9:01 giờ Hà Nội), Space One - một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vũ trụ của Nhật Bản - thực hiện phóng tên lửa KAIROS số 1, mang theo vệ tinh nhân tạo.
Nếu như vượt qua thử thách này, Space One sẽ trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Nhật phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo.
Trong quá trình chuẩn bị, các kỹ sư của dự án không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tên lửa 4 tầng, dài 18 mét, nặng 23 tấn, được khai hỏa, và cất cánh theo đúng dự kiến vào 11:01 (theo giờ địa phương).
Tuy nhiên, tên lửa đã phát nổ chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng, để lại làn khói dày đặc và những tia lửa bốc lên. Các mảnh vỡ tên lửa phần thì rơi xuống ngọn núi gần đó, phần rơi xuống biển.
Đây được xem là một thất bại lớn cho nỗ lực của Nhật Bản nhằm chen chân vào thị trường phóng vệ tinh có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao.
Vào tháng 7/2023, một động cơ tên lửa đẩy của Nhật Bản mang tên Epsilon S cũng đã phát nổ trong vụ thử nghiệm.
Đây là lần phóng đầu tiên của tên lửa này, truyền thông địa phương đã phát trực tiếp vụ phóng ở bán đảo Kii (phía tây Nhật Bản).
Space One cho biết việc phóng tên lửa được tự động hóa cao, và cần hơn 10 nhân viên tại trung tâm điều khiển mặt đất. Hiện họ đang điều tra nguyên nhân vụ nổ.
Tên lửa Kairos có 4 tầng và dài 18m, mang theo một vệ tinh thử nghiệm của Chính phủ Nhật Bản. Vệ tinh này có thể tạm thời thay thế các vệ tinh tình báo trên quỹ đạo nếu chúng không hoạt động.
Space One đã lên kế hoạch phóng tên lửa hôm 9-3, nhưng phải hoãn lại khi một con tàu đi vào vùng biển gần đó. Họ đang nỗ lực trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Theo Hãng tin Reuters, mặc dù Nhật Bản là một "tay chơi" không lớn trong cuộc đua vào vũ trụ, nhưng các bên phát triển tên lửa tại quốc gia này đang nỗ lực chế tạo các phương tiện rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu phóng vệ tinh đang bùng nổ từ Chính phủ Nhật và từ các khách hàng toàn cầu.
Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đang tìm cách khôi phục ngành công nghiệp hàng không vũ trụ trong nước nhằm đối phó với sự cạnh tranh về công nghệ và quân sự từ Trung Quốc và Nga.
Chính phủ Nhật Bản năm 2023 hứa sẽ hỗ trợ toàn diện cho các công ty khởi nghiệp liên quan đến công nghiệp vũ trụ có công nghệ quan trọng đối với an ninh quốc gia. Nhật Bản cũng đang nỗ lực xây dựng các chùm vệ tinh để tăng cường khả năng tình báo.
Theo dự kiến, tên lửa Kairos sẽ đưa vệ tinh vào quỹ đạo khoảng 51 phút sau khi phóng. Tuy nhiên, vài giây sau khi phóng, tên lửa đã phát nổ thành một quả cầu lửa, khói đen bao phủ khu vực bệ phóng. Các mảnh vỡ được nhìn thấy rơi xuống sườn núi xung quanh cảnh phóng tên lửa.
Tháng trước, cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa H3 sau nhiều năm trì hoãn và 2 lần phóng thất bại trước đây.
H3 được xem là đối thủ của tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX (Mỹ) và được kỳ vọng một ngày nào đó có thể đưa hàng hóa lên các cơ sở trên Mặt Trăng.