Bọn nghẹo này chắc ít đọc báo hoặc nhanh quên quá
Nhìn những bức ảnh Huy Hoàng đang nằm viện đúng là đau lòng. Tết đến nơi, đầu đã hơi ổn nhưng con mắt thì phải ra Hà Nội để khám và chữa trị . Hy vọng diễn biến chấn thương của Hoàng không xấu hơn.
Nếu không thì thực sự năm nay Tết chẳng có ý nghĩa gì với trung vệ này, với gia đình, bạn bè và cả SLNA. Huy Hoàng là một chốt chặn không thể thiếu trong hệ thống chiến thuật của SLNA. Về mặt tinh thần, trung vệ này chỉ đứng sau HLV Nguyễn Hữu Thắng. Cầu thủ SLNA trên sân cứ nhìn thái độ “anh Hoàng” là biết nên đá thế nào.
Xem đi xem lại pha va chạm giữa Huy Hoàng và Samson, thấy ớn lạnh. Hoàng phi cả 2 chân có chủ ý rõ ràng, lực cực mạnh. Nếu trong tình huống đó, Samson không nhảy lên thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Hay nói cách khác, khó tránh khỏi chấn thương thảm khốc.
Huy Hoàng dính chấn thương nặng sau pha tranh chấp với Samson
Vấn đề, Samson vẫn đủ thời gian để thấy cái bóng của Hoàng lao vào do khoảng cách không quá gần. Không cần tinh ý, chúng ta cũng thấy rất rõ cú nhảy lên rồi “đáp đất” vào mặt của Hoàng, Samson cũng có chủ ý rất rõ ràng. Tiếc rằng, không phải khán giả Nghệ nào cũng “đọc” được tình huống đó, để phân biệt giữa “lửa” và “khói”, để thấy ai cũng có lỗi cả.
Trong 12 năm lên chuyên của bóng đá VN, không ít trung vệ được liệt vào hàng rắn mặt, riêng Huy Hoàng xứng đáng là biểu tượng. Những pha vào bóng dũng mãnh, quyết liệt, không ngán va chạm đã được mài nhọn thành “nghệ thuật” trở thành một nỗi ám ảnh ghê gớm với các chân sút. Tiền đạo nội rất ít khi dám “cà chớn” với Huy Hoàng, nên chạm trán nhau biết giữ thể diện cho trung vệ đội trưởng xứ Nghệ. Chỉ có chân sút ngoại là có một số không hề ngán ngại Huy Hoàng. Trên thực tế, những cú vào bóng của Hoàng thoạt nhìn nguy hiểm, nhưng ít gây chấn thương nghiêm trọng cho đối phương vì chỉ mang tính “hù dọa” để đối thủ không dám qua mặt là chính. Thường đầu trận, Huy Hoàng hay bung người hay phi bóng 2 chân kiểu “cắt kéo”, như thế cũng đủ đối thủ yếu bóng vía hãi vỡ mật.
Ai ngờ có lúc trung vệ này lại bị phản đòn ngay trên thánh địa của mình. Một tình huống “xuất chiêu” quá độc của Samson.
Bạo lực sân cỏ đang là vấn đề nghiêm trọng của giải đấu quốc nội. Trong khi đó, trọng tài chưa thực sự mạnh tay với vấn nạn này, đã như ngọn lửa khiến cho sân cỏ mùa nào cũng như võ đài. Ban Kỷ luật cứ gọi là mệt nghỉ với phạt nguội. Chính vì thiếu chế tài đủ mạnh, đã hình thành 2 tính cách rõ nét với cầu thủ khi ra sân: đá rắn và tìm “võ” để triệt hạ đối thủ khi bị vào bóng bạo lực. Thậm chí, đá rắn cũng là phương thức để tiếp cận thành tích khả quan. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó ở môi trường ĐTQG, khi tuyển thủ ta bao lần làm mất mặt vì bị đuổi khỏi sân do đá bạo lực.
Nếu Huy Hoàng biết quý trọng đôi chân của đồng nghiệp, thì chắc chắn trong tình huống đó, anh sẽ không bị chấn thương nghiêm trọng, và Samson cũng chẳng nhẫn tâm đến thế. Đấy là tình huống không nguy hiểm lên khung thành SLNA, pha bóng cận biên rất xa với thủ môn xứ Nghệ.
Những đôi chân cầu thủ bây giờ được đánh giá là “ngà ngọc”, chỉ chút tài là có thể kiếm tiền tỷ khi lên sàn chuyển nhượng. Đào tạo nên một cầu thủ có chất rất khó, nhưng tiếc thay không hiếm trường hợp phải đứt đoạn sự nghiệp vì những pha vào bóng ác ý của đồng nghiệp.
Thế nên cầu thủ ta chấn thương rất dễ, rất nhiều, kể cả môi trường ĐTQG.