Môi trường kinh doanh của Việt Nam là môi trường bóp chết những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Nếu Hòa Phát muốn mở xưởng sản xuất thì sẽ mất 3 năm chạy mặt bằng, 2 năm chạy các thủ tục khác, sau khi đi vào hoạt động hàng năm sẽ phải tiếp dăm đoàn cán bộ thuế, công an địa phương (các cấp) đến "hỏi thăm" mỗi tháng một lần.... Khi làm việc với các đối tác thì hợp đồng là một chuyện, thực hiện lại là chuyện khác, vì nếu có kiện tụng thì kết quả sẽ phụ thuộc vào phong bì hoặc vào quan hệ với quan tòa.
Vì các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh khác cũng bị bóp chết hoặc gần chết cho nên một cty sản xuất như Hòa Phát sẽ gặp khó khăn khi tìm nguồn cung cấp trong nước. Vì thế tỷ lệ nội địa hóa sẽ vẫn ở mức thấp.
Thế cho nên ở VN chỉ thuận lợi làm thương mại và dịch vụ, buôn đi bán lại, nhập khẩu sản phẩm về bán trong nước, buôn bán bất động sản, du lịch, v.v... Chỉ với những ngành có lợi thế lớn (sử dụng nhiều lao động giá rẻ hoặc khai thác tài nguyên) và các DN ở một quy mô nhất định thì các lợi thế mới vượt được lên trên những trở ngại nói trên.
Nhưng cái gì cũng nhập khẩu thì tiết kiệm được xu nào lại phải xuất ra nước ngoài hết, để mua từ que tăm cho đến cái đinh ốc. Chả thế cho nên thâm hụt thương mại triền miên. Tiền VND đã phá giá đến 60% trong vài năm (vốn dĩ sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu vì làm cho các chi phí trong nước rẻ đi), thế nhưng vẫn cứ thâm hụt, vì công nghiệp trong nước có làm được cái quái gì đâu.
Đấy là mới nói về mặt kinh tế. Xét về khía cạnh an ninh, công nghiệp sản xuất chế tạo là xương sống của sức mạnh quốc gia. Khi cái này không tồn tại thì có nghĩa là quốc gia không có xương sống.