Thưa các cụ các mợ, cháu nghĩ thế này có phải không:
1. Sàn giao dịch hàng hóa được mở ra là để nhà sản xuất và người tiêu thụ phòng ngừa rủi ro. Ví dụ, người trồng cà phê bán cà phê trước khi thu hoạch (short futures), mua phân bón (long urea for example) để ổn định sản xuất, đảm bảo đầu vào - đầu ra để kinh doanh ít rủi ro hơn. Tuy nhiên,
2. Sàn giao dịch bây giờ thành nơi các traders kiếm tiền. Một trader có long position thì một trader khác có short position. Hàng hóa có biến động thế nào thì tiền cũng chuyển từ trader này sang trader khác. Như vậy, nếu không có thuế, phí thì nó đích thực là zero-sum game. Tuy nhiên, cả hai đều phải bỏ phí, thuế, vốn ra để "ăn của nhau", nên nó là negative-sum game. Người kiếm được tiền thì vừa là "giỏi", vừa là "may" nhưng nói chung là ít đem lại giá trị cho xã hội. Người xưa có câu: "Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội". Việc các cụ, các mợ, các cháu sinh viên ngày đêm nghiên cứu mẫu hình, nghiên cứu cơ bản, đọc tin tức rồi kiếm tiền của nhau là điều ....... không thực sự hiệu quả.
3. Khi sản MXV thông với các sàn giao dịch quốc tế, các trader Việt Nam sẽ trade với các trader quốc tế, mà phần lớn họ là các tổ chức đầu tư-đầu cơ chuyên nghiệp. Họ có: (i) hệ thống săn tin bài bản; (2) hệ thống phân tích dữ liệu; (3) mạng máy tính siêu tốc; (4) Hệ thống quản trị rủi ro tốt. Điều này dẫn đến, đại đa số trader Việt Nam và trader ở các nước kém phát triển gặp bất lợi. Kết quả là: (a) đại đa số là lỗ, dù có một vài người có thể kiếm hàng triệu đô trên sàn, nhưng phần nhiều là lỗ; (b) những người lỗ thì lặng lẽ bước ra khỏi thị trường trong tủi hận; (c) Những người lãi lớn thì được media tung hô, PR,...., làm mầu làm cho giới trẻ (nhiều người có kiến thức tốt, nhưng phần lớn là a ma tơ) đi vào con đường trader với tương lai sẽ thuộc nhóm (a). Do đó,
4. Em nghĩ, các cụ, các mợ bỏ nghiệp trader trên thị trường và tập trung điều cốt lõi của xã hội: sản xuất của cải vật chất -> là con đường đúng đắn hơn.