Về bản chất con người ta là "giàu đổi bạn, sang đổi vợ"
Nên không có chuyện giờ người kia (Doanh nghiệp) khó khăn mọi người xúm vào giúp đỡ vực dậy, khi họ cứng cáp rồi thì quay lại phục vụ tốt hơn đâu. Mà khi họ tốt lên, họ vươn lên tầm cao mới thì họ lại tìm đối tượng khác thôi.
Nhiều doanh nghiệp "phát lên" nhờ thị trường nội địa, có thể gọi là nhờ "bà con thương", nhưng khá lên phát là nó bán một cục cho "tây" luôn. Hoặc chỉ biết đến khách tây mà khinh thường khách ta.
Như nhiều ca sĩ, nghệ sĩ từ nhờ "khán giả thương, sinh viên nghèo mà thương" mà thành sao, nhưng khi có tý tiếng tăm thì quay mít vỗ mông luôn.
Nhiều người chơi với nhau lúc bần hàn thì chia cho nhau gói mỳ cứu đói. Hết cơn đói nó thành doanh nghiệp nhớn là nó sợ mất mặt vì có bạn nghèo.
Vợ chồng lúc cưới nhau nhường nhau từng đồng tiền lẻ mới phất lên được; lúc có tý xèng vào thầy vợ già vợ xấu muốn bỏ ngay
vân vân một vài ví dụ thế thôi
Chứ đâu được như Samsung giờ nó vẫn phục vụ người Hàn tốt hơn người khác.
Đúng như cụ nói đấy, vấn đề tư duy của người Việt, nghĩa là nó bao gồm cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp nó thế, nó không bằng được cái tư duy gắn bó với nhau, chung thủy bền vững của người Tàu, người Hàn, người Nhật đâu.
Thế nên, không phải bây giờ, với cơ chế này,mà từ ngàn đời nay, lúc thăng lúc trầm, lúc thịnh lúc suy nhưng người Việt có bao giờ ngóc đầu một cách lâu dài với thế giới xung quanh đâu. Có chăng vào lúc hoành tráng một tý trong ngắn hạn mà thôi
Chính xác.Bà bán bún đi mua buôn về lãi vài xu con,mở cả xưởng bún ra bán nó lại là câu chuyện khác hẳn.Các cụ chịu khó ăn bún nhé,thời gian đầu còn khó ăn,sau chắc dễ nuốt thôi.
Chỉ là vấn đề câu chữ và tiểu tiết thôi cụ ợ. Một khi đã tư duy là ko thì dn có quì xuống vẫn có lý do để bới thôi.