Sau hơn 20 năm gia nhập ngành điện tử, Samsung trở thành cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên không ai ngờ ông lớn Hàn Quốc suýt bị sa sút danh tiếng bởi "căn bệnh samsung"- cụm từ chỉ tư tưởng tự mãn, ngủ quên trên chiến thắng của nhân viên tập đoàn.
Tình trạng làm việc lãng phí, thiếu kế hoạch; quy trình sản xuất máy giặt kém chất lượng; các sản phẩm chủ yếu chỉ được tiêu thụ trong nước và bị “lép vế” khi xuất khẩu diễn ra. Chủ tịch Samsung lúc bấy giờ là Lee Kun-hee quyết tâm thay đổi. Ông bắt đầu cải tổ thái độ làm việc nhân viên bằng cách... không đến công ty. Ông làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, không nghe điện thoại và tiếp khách, buộc các quản lý cấp dưới phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó.
Tháng 11/1993 ngài chủ tịch gặp cú shock lớn. Nhân sự kiện Samsung ra mắt mẫu điện thoại SH-700, Lee Kun Hee tự hào đem một số máy đi làm quà tặng năm mới. Đáng tiếc, một số máy vừa tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi hộp. Ngay lập tức, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150.000 máy SH-700 trong kho thành một đống, triệu tập hơn 2.000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả sản phẩm lỗi. Ông nói “Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy”.
Tháng 5-2012, gần 3 tuần trước khi Galaxy S3 chuẩn bị lên kệ, có người dùng phàn nàn chất lượng lớp sơn ở sản phẩm sắp bán không đẹp như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra sản phẩm bị “phần vân xước không được mịn như hàng mẫu”, 100.000 vỏ máy Galaxy S3 đang ở trong kho và hàng chờ xuất ở sân bay đã bị lôi ra tiêu hủy.
Chiến lược "bỏ qua số lượng để tập trung cho chất lượng" mà vị chủ tịch đưa ra không phải nói suông, mà bằng hành động mạnh tay.
Một thương hiệu có thể trở thành đế chế lớn, nhưng nếu không liên tục phát triển, tạo ra sự khác biệt, thì quãng thời gian lên đỉnh không kéo dài được bao lâu.
Tình trạng làm việc lãng phí, thiếu kế hoạch; quy trình sản xuất máy giặt kém chất lượng; các sản phẩm chủ yếu chỉ được tiêu thụ trong nước và bị “lép vế” khi xuất khẩu diễn ra. Chủ tịch Samsung lúc bấy giờ là Lee Kun-hee quyết tâm thay đổi. Ông bắt đầu cải tổ thái độ làm việc nhân viên bằng cách... không đến công ty. Ông làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, không nghe điện thoại và tiếp khách, buộc các quản lý cấp dưới phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó.
Tháng 11/1993 ngài chủ tịch gặp cú shock lớn. Nhân sự kiện Samsung ra mắt mẫu điện thoại SH-700, Lee Kun Hee tự hào đem một số máy đi làm quà tặng năm mới. Đáng tiếc, một số máy vừa tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi hộp. Ngay lập tức, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150.000 máy SH-700 trong kho thành một đống, triệu tập hơn 2.000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả sản phẩm lỗi. Ông nói “Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy”.
Tháng 5-2012, gần 3 tuần trước khi Galaxy S3 chuẩn bị lên kệ, có người dùng phàn nàn chất lượng lớp sơn ở sản phẩm sắp bán không đẹp như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra sản phẩm bị “phần vân xước không được mịn như hàng mẫu”, 100.000 vỏ máy Galaxy S3 đang ở trong kho và hàng chờ xuất ở sân bay đã bị lôi ra tiêu hủy.
Chiến lược "bỏ qua số lượng để tập trung cho chất lượng" mà vị chủ tịch đưa ra không phải nói suông, mà bằng hành động mạnh tay.
Một thương hiệu có thể trở thành đế chế lớn, nhưng nếu không liên tục phát triển, tạo ra sự khác biệt, thì quãng thời gian lên đỉnh không kéo dài được bao lâu.
Hé lộ lý do Mercedes-Benz thẳng tay nghiền nát 125 chiếc X-Class mới nguyên
Hãng xe Đức từng gây chú ý khi đem 125 chiếc Mercedes-Benz X-Class “mới cứng” đi tiêu hủy vào tháng 10 năm ngoái. Mới đây, lý do của sự việc này vừa được hé lộ.
news.otofun.net