Côn trước hay phanh trước là cách mà các tài xế dùng để dừng xe số sàn. Tuy vậy, nhiều tài xế còn đang băn khoăn về việc côn trước để tránh chết máy hay phanh trước mới an toàn.
Theo các chuyên gia lái xe, khi muốn dừng xe, bao giờ lái xe cũng phải ưu tiên phanh trước chứ không dùng chân côn trước vì về nguyên tắc, chân côn chỉ hỗ trợ để chuyển về số thấp, tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi xe di chuyển ở tốc độ rất thấp.
Khi di chuyển trong phố đông với tốc độ khoảng từ 40 km/h, tài xế cũng không nên và không thể đi số cao nên việc chuyển số thấp để tận dụng phanh động cơ là không cần thiết. Trong trường hợp này, nếu muốn phanh để dừng xe hẳn, lái xe chỉ việc nhẹ nhàng rà phanh, điều khiển lực phanh theo cảm giác về tốc độ và khoảng cách cần dừng.
Chân phanh luôn được ưu tiên trước.
Chân phanh luôn được ưu tiên trước
Chân côn chỉ áp dụng cho tới khi xe sắp dừng hẳn nhằm tránh chết máy hoặc tránh cho máy giật cục khiến người ngồi trên xe khó chịu. Sau khi đạp côn, lái xe nên trả về số N, không nên ra vào côn nhiều để hạn chế việc mòn côn.
Đa phần các tài xế mới do tâm lý sợ chết máy nên thường đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới tiến hành phanh. Tuy vậy, đây là điều không cần thiết. Trong thời gian đầu chưa quen lái, tài xế hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe thì mới đạp côn. Sau một thời gian điều khiển xe, các tài xế sẽ quen xe và biết chính xác khi nào nên áp dụng côn để không quá sớm và không tạo độ rung gây khó chịu.
Khi di chuyển ở tốc độ cao trên cao tốc, lái xe cũng cần sử dụng chân côn nhưng không phải để ngắt cả đoạn dài mà để chuyển số. Ví dụ: Khi xe đang chạy ở tốc độ 80 km/h, nếu muốn phanh để dừng xe, trước hết, tài xế chỉ cần đạp phanh, không quan tâm tới chân côn. Khi tốc độ di chuyển đã giảm, lái xe hãy đạp côn về số thấp rồi tiếp tục các thao tác rà phanh, đạp côn về số thấp hơn nữa cho đến khi vận tốc của xe thấp ở mức an toàn.
Theo các chuyên gia lái xe, tài xế không được cắt côn trước khi tiến hành phanh vì khi cắt côn ở tốc độ cao, xe không còn được khống chế bởi động cơ mà chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, độ bám đường của lốp giảm, thời gian và quãng đường phanh đều tăng, gây nguy hiểm trong những trường hợp cần phanh gấp.
Trong trường hợp cần dừng xe gấp thì yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, các tài xế chỉ nên sử dụng phanh. Đa phần trong các trường hợp cần dừng xe gấp, các tài xế thường đạp đồng thời lút cán cả phanh và côn. Tuy vậy, như giải thích ở trên, việc làm này lại khiến tác dụng của phanh giảm đi. Chính vì vậy, lúc này, tài xế chỉ cần làm một việc duy nhất là đạp lút phanh mà không cần quan tâm xe có thể sẽ bị chết máy.
Theo các chuyên gia lái xe, khi muốn dừng xe, bao giờ lái xe cũng phải ưu tiên phanh trước chứ không dùng chân côn trước vì về nguyên tắc, chân côn chỉ hỗ trợ để chuyển về số thấp, tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi xe di chuyển ở tốc độ rất thấp.
Khi di chuyển trong phố đông với tốc độ khoảng từ 40 km/h, tài xế cũng không nên và không thể đi số cao nên việc chuyển số thấp để tận dụng phanh động cơ là không cần thiết. Trong trường hợp này, nếu muốn phanh để dừng xe hẳn, lái xe chỉ việc nhẹ nhàng rà phanh, điều khiển lực phanh theo cảm giác về tốc độ và khoảng cách cần dừng.
Chân phanh luôn được ưu tiên trước.
Chân phanh luôn được ưu tiên trước
Chân côn chỉ áp dụng cho tới khi xe sắp dừng hẳn nhằm tránh chết máy hoặc tránh cho máy giật cục khiến người ngồi trên xe khó chịu. Sau khi đạp côn, lái xe nên trả về số N, không nên ra vào côn nhiều để hạn chế việc mòn côn.
Đa phần các tài xế mới do tâm lý sợ chết máy nên thường đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới tiến hành phanh. Tuy vậy, đây là điều không cần thiết. Trong thời gian đầu chưa quen lái, tài xế hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe thì mới đạp côn. Sau một thời gian điều khiển xe, các tài xế sẽ quen xe và biết chính xác khi nào nên áp dụng côn để không quá sớm và không tạo độ rung gây khó chịu.
Khi di chuyển ở tốc độ cao trên cao tốc, lái xe cũng cần sử dụng chân côn nhưng không phải để ngắt cả đoạn dài mà để chuyển số. Ví dụ: Khi xe đang chạy ở tốc độ 80 km/h, nếu muốn phanh để dừng xe, trước hết, tài xế chỉ cần đạp phanh, không quan tâm tới chân côn. Khi tốc độ di chuyển đã giảm, lái xe hãy đạp côn về số thấp rồi tiếp tục các thao tác rà phanh, đạp côn về số thấp hơn nữa cho đến khi vận tốc của xe thấp ở mức an toàn.
Theo các chuyên gia lái xe, tài xế không được cắt côn trước khi tiến hành phanh vì khi cắt côn ở tốc độ cao, xe không còn được khống chế bởi động cơ mà chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, độ bám đường của lốp giảm, thời gian và quãng đường phanh đều tăng, gây nguy hiểm trong những trường hợp cần phanh gấp.
Trong trường hợp cần dừng xe gấp thì yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, các tài xế chỉ nên sử dụng phanh. Đa phần trong các trường hợp cần dừng xe gấp, các tài xế thường đạp đồng thời lút cán cả phanh và côn. Tuy vậy, như giải thích ở trên, việc làm này lại khiến tác dụng của phanh giảm đi. Chính vì vậy, lúc này, tài xế chỉ cần làm một việc duy nhất là đạp lút phanh mà không cần quan tâm xe có thể sẽ bị chết máy.