Con USS BLUE RIDGE LCC-19 này là Soái hạm của Hạm đội 7 đây, tuổi đời sử dụng của mấy em này dài thật, đến nay cũng hơn 40 năm phục vụ rồi.
Anh lính này chắc bị bùng tháng lương cuối. Cố vài ngày nữa có phải nhận trọn lương tháng Tư không !!!
Về thôi anh lính..... Bom đạn ngưng rồi
Ảnh có tính biểu cảm thôi, chứ trang bị như này là quá sơ sài đối với lính chiến
Lực lượng nhảy dù đây
Lính chiến thứ thiệt
Nhìn quân trang quân dụng nai nịt gọn gàng nguyên vẹn, lại ngồi ở khu dân cư thì nhiều khả năng là đang cùng đơn vị sẵn sàng làm nhiệm vụ tổng trừ bị chiến lược, đánh trận tử thủ SG thì có lệnh buông súng
Hụt hẫng và trống rỗng là tâm trạng của người lính nải cày
Về điểm 4 thì em like cho quân phục của VNCH.e nhìn mê ngày từ đầuĐọc thớt của Cụ Ngao5, rồi sau đó là các "tham luận" của các Cụ nhà OF nhân đến sắp đến ngày 30/4 càng thêm ý nghĩa quá. Mạn phép nêu thêm với các Cụ:
1. Tướng Minh được đưa lên lúc này vì khá nhiều lý do như không còn ông Tướng nào nữa có đủ uy, mặt khác ông này cũng nghỉ hưu lâu rồi ít dính dáng tới CQ hiện tại. Mặt khác trong cuốn"Đại thắng mùa xuân" hình như lúc này cũng có bàn tay của ĐSQ Pháp tại SG đang muốn ông Minh lên lập CP 3 phái gì đó nhằm đứng ra thương thuyết với phe mặt trận để lập lại hòa bình. Nếu Cụ Ngạo có tư liệu thêm về vai trò của Pháp thì cho mọi người biết thêm. Cảm ơn Cụ.
2. Trong ĐTMX của tướng Văn Tiến Dũng cũng thấy nói nhiều tới khó khăn trước 11g30 cũng không hề nhỏ, sau ngày 30/4 ở QK4/QĐ4 của ông Nguyễn Khoa Nam tại miền Tây còn có một số trận đánh cũng khá căng thẳng, chỉ sau 2/5 quân VNCH mới chịu thua hoàn toàn.
3.Quân phục của lính VNCH hơi bị chuẩn, vì nó khá giống với quân của khối ASEAN lúc bấy giờ (phần nhiều đều thân VNCH), các Cụ thấy quân phục lính Thái rất 'bodi" như bây giờ. Còn các chú bộ đội mình cho đến tận bây giờ quân phục cứ "lùng thùng" vì có cỡ nào chuẩn đâu (trừ khi may đo duyệt binh)
Đám thanh niên 30 -4 thường đi xe honda, vác tiểu liên Mỹ cùng lắm lủng lẳng vài quả na nhặt đượcBiẹt động thành cũng không dùng M16
Đây là đám Thanh niên 30-4 hay Cách mạng 30-4 thì đúng hơn
Hú hồn! Chứ nếu 11 quả được đem sử dụng hết thì thiệt hại còn lớn hơn nhiều cụ nhỉ!Nó đó cụ, ở ta hay gọi là bom hơi. Quả bom thông thường mạnh nhất TG bây giờ cũng là loại bom này, "cha của Bom" của Ngố SX - đối lại với "mẹ các loại Bom" của Mẽo bé hơn chút
Mời cụ nguyên ...con heo quay đấy!!!các cụ đợi em đi chợ mua đồ ăn cho gấu
Gấu ốm, em phải lo tất
Mai còn phải đưa đi khám bệnh nữa
Lát nữa em về
Em cứ làm vài lạng thịt quay cho ngon
Cái này nhà cháu nghĩ đó chỉ là lời đồn thôi. Chứ năm 72 ta cũng tẩn mạnh ra trò đấy thôi! Cái tổn thất năm Mậu Thân là các lực lượng chìm nội đô nổi hết cả lên. Mà lực lượng đó thì không dễ một vài năm gây dựng lại được.Theo tính toán của Mỹ sau tổn thất Mậu Thân 1968 thì sớm nhất đến 1976 Hà Nội mới tổ chức chiến dịch lớn được!
cụ Ngao5 thật là đảm đang.cụ thuộc thế hệ mấy x đấy ạcác cụ đợi em đi chợ mua đồ ăn cho gấu
Gấu ốm, em phải lo tất
Mai còn phải đưa đi khám bệnh nữa
Lát nữa em về
Em cứ làm vài lạng thịt quay cho ngon
Lực lượng nhảy dù đây
Lính chiến thứ thiệt
Nhìn quân trang quân dụng nai nịt gọn gàng nguyên vẹn, lại ngồi ở khu dân cư thì nhiều khả năng là đang cùng đơn vị sẵn sàng làm nhiệm vụ tổng trừ bị chiến lược, đánh trận tử thủ SG thì có lệnh buông súng
Hụt hẫng và trống rỗng là tâm trạng của người lính này
Đúng logic mà cụ. Vì tiêu diệt 100 ngàn lính trong hỗn loạn dễ chịu hơn nhiều so với 10 ngàn quân có tổ chức. Bác Giáp đề phòng địch kịp rút lại và phòng ngự. Thế nên không những phải tiêu diệt quân có thể kẻo về phòng thủ mà còn phải tốc chiến để cho địch không có thời gian tổ chức phòng thủ.những kẻ thua cuộc hay tuyên truyền là ta đánh cho Liên Xô hay cho Trung Quốc rồi là thử nghiệm học thuyết chiến tranh giữa ý thức hệ rồi nồi da nấu thịt... nhưng thực ra cuộc chiến này là để thống nhất. Cụ Hồ đã lựa chọn và trao cả niềm tin cho ông Lê Duẩn với mục đích này. Ông Lê Duẩn đã làm mọi cách để đạt được mục đích đó. Chiến dịch cuối cùng mang tên Hồ Chí Minh là cái đích đến khi mà cụ Hồ đã triệu tập Le Duẩn từ miên nam tức tốc ra bắc năm 1957 để nhận chức Bí Thư.
khi đánh Đà nẳng tướng Trưởng lúc đó thủ mà có tới 100.000 quân trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại. Tướng Tấn chỉ có chừng đó quân nhưng khi đánh Đà nẳng tướng Giáp yêu cầu tướng Tấn chỉ được đánh trong 3 ngày là phải thắng. không chỉ thắng mà còn phải bao vây bắt hoặc tiêu diệt 100.000 quân này không cho chạy về các tỉnh miền trung hay sài Gòn. Đúng là chuyện không tưởng mà tướng Tấn vẫn làm được. Tướng Giáp chỉ nói 1 câu: ' là người khác thì tôi ra lệnh buộc anh phải thi hành nhưng vì anh là tư lệnh nên tôi mới cho anh lựa chọn. anh phải đánh nhanh gọn nhưng không được cho chúng chạy về Sài Gòn. càng ít quân chạy về Sài Gòn thì giải phóng Sài Gòn càng ít đổ máu
Đoạn này nhà cháu xin không đồng ý với cụ. Quyết tâm thống nhất đất nước của VNDCCH thì lúc nào cũng có, tuy nhiên VNDCCH không hề đặt mục tiêu thống nhất vào năm 1975. Em đọc cuốn Đại thắng mùa xuân của đại tướng VTD thì việc VNCH bị sụp đổ vào năm 1975 là quá nhanh và nằm ngoài dự kiến. Miền Bắc không ngờ chiến thắng Buôn Ma Thuột lại mở đầu cho một chiến dịch tổng tấn công.Em cũng thấy tướng Minh dù sao cũng là người có tư cách chính trị. Dù biết thất bại đã cận kề, chưa biết Quân Giải phóng đối xử thế nào nhưng vẫn ở lại nhận trách nhiệm.
Dù sao, nói đi cũng phải nói lại. Phía Quân Giải phóng cũng đã tạo điều kiện cho những người di tản thoát đi ở mức cao nhất có thể và tránh tấn công vào các điểm di tản bằng trực thăng. Đó cũng là tránh đổ máu cho người Việt
Từ sau khi Hiệp định Paris được ký năm 1973, BCT của VNDCCH đã xác định ngay là đã đến thời điểm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vì đối thủ khó xơi là Mỹ đã rút quân. Thiệu cũng hiểu điều đó, vì thiếu Mỹ quân đội VNCH dù số lượng và trang bị áp đảo cũng không đánh lại quân Giải phóng và quân Bắc Việt. Nhưng nhiều tướng lĩnh của VNCH không nhận ra rằng quân đội Bắc Việt đã chuẩn bị đầy đủ cho trận chiến cuối cùng, quân Giải phóng được tiếp viện người và vũ khí cộng với kinh nghiệm trận mạc bao năm nên khiến họ trở nên đáng sợ hơn nhiều. Chính quyền VNCH cũng vẫn hy vọng Mỹ có thể giúp để duy trì cuộc chiến nên sau thất bại ở Phước Long, rồi mất Tây Nguyên mà không thấy Mỹ can thiệp, họ đã nao núng rất nhiều. Thêm nữa, tướng tá hô tử thủ, nhưng binh lính đào ngũ hết đến 1/3 quân số thì cũng không thể đánh được.
Qua các bài của cụ Ngao5, em thấy Thiệu là một kẻ bất tài, nên cái thất bại này của VNCH đã được báo trước
Đoạn cụ Nhỡ hy sinh vì quan sát để chỉ huy đánh thì cụ nên xem lại ạ.Hồi 83-86 em ở QĐ bộ QĐ 2 được tiếp xúc làm việc mấy năm với thế hệ các cụ tham gia từ ngày đầu thành lập qđ mà có thấy ai nói về cụ Thận như cụ nói đâu.( Cụ Thận hồi đó mới đại uý nên chỗ em suốt).Vụ 843 cụ nhầm ợ. Vụ 843 nếu là cụ có dám bỏ xe chạy trước cả cái 390 vào trước bao nhiêu họng súng không? Cụ chịu khó xem lại video của nhà báo nước ngoài, chịu khó xem ảnh của con mẹ Pháp ấy xem bác Thận ở đâu nhé trong khoảnh khắc lịch sử ấy nhé. May có cái video ấy không đám 390 còn lên mây. Sơ sẩy tý là thành cua nướng như ở ngã tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả, Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn, ngã tư Hàng Xanh ngay. Thế mà gần như tức thì bác Thận nhào xuống, cụ cứ vào dinh leo lên xe xem bao nhiêu s thì với sức của cụ nhẩy kịp từ ghế trưởng xe nhé.
Bác Nhỡ tiểu đoàn trưởng hy sinh cũng ở ghế trưởng xe đấy, dính đạn nhọn vào đầu vì quan sát để chỉ huy đánh. Ở thời điểm ấy nhiều người ngã xuống để dành chiến thắng cuối - chỉ vì người viết sử kiểu ta thắng chết 1, địch chột chết trăm mà ai cũng nghĩ Sài Gòn sáng 30/4 như bỏ không.
Nhiệm vụ cắm cờ ở dinh lại không giao cho cánh của 203 đâu ợ. Cánh ý có tăng yểm trợ tiến nhanh nhất, không có chờ như vụ Huế lấy thành tích đâu.
Ông già em chửi và không thèm tiếp đám 390 khi đến thăm đơn vị đấy.
Nghĩ cũng hài, tư tưởng thành tích ăn sâu đến cả những vụ mười mươi như 3 cái xe cháy ở trên mà nhiều cụ còn bảo éo phải xe Bắc Việt
Còn người là còn tất cả, hy sinh 10 triệu $ để cứu 1 gia đìnhsao tôi thấy báo viết ông ta tên là Lý Bửng chứ không phải Lý Bùng. Cú đáp máy bay của ổng là huyền thoại.
https://tan218ntl.wordpress.com/2015/05/02/thieu-ta-phi-cong-vnch-ly-bung-lai-l19-dap-xuong-hkmh-uss-midway/
Các cụ dùng từ không chính xác rồi. Hình ảnh 1 bác mang M16 và đội nón tai bèo ờ trên, theo cháu là biệt động Sài Gòn - Gia Định phối hợp, dẫn đường cho quân giải phòng tiến vào SG trong những ngày 29.30/4.Bọn cháu gọi là "Thanh niên 30-4"
Chứ phía sau có mấy xe cam nhông đầy quân Giải phóng đó thôi, anh lính VNCH nào còn đủ bản lĩnh đứng chụp hình lúc đó nữa??
Cấp úy là bông mai vang còn búp (chưa nở).Thật sự em cũng rất hoang mang về những bức hình này
Theo chú thích nguyên bản thì họ nói là uý
Khi gõ, em đã nghi ngờ, vì trông bóng mượt thế này thì phải là tá trở lên
Theo em hiểu:
Cấp tá là bông mai bạc
Tướng thì sao bạc
Vậy tại sao người Mỹ lại nhầm tới 1, 2 hạng nhỉ
Em cũng đau đáu mấy tấm này lâu rồi, chưa tìm được lời giải
Danh sách tướng VNCH không thấy ông Toàn, ông Mạnh, ông Tính là tướng thiết giáp
Cụ nào biết những ông này, xin cho biết thêm
Kính
Hình như về sau bà phóng viên này và ông Trần Mai Hưởng có tranh chấp gì đó về ai là người đầu tiên chụp bức ảnh xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập?Xe tăng vào Dinh Độc lập