Gu mỗi người mỗi khác cụ ạ.Nhà cháu ko hẳn là thích sách/film của hệ thống XHCN hơn phương Tây,nguyên do là nhà cháu bắt đầu mê sách từ thuở bé,do ông già lưu trữ cả tủ,đủ các thể loại.Đến 1976,cánh Thanh niên đoàn xục vào từng nhà,hốt toàn bộ các"văn hóa phẩm đồi trụy",thế là chẳng còn sách để xem.Nhà cháu tiếc nhất là series sách Nho Y Lý Số,bô Z28 và toàn tập truyện tranh Xì trum,Lữ Hân-Phi lục,Tí hon thần lực,Phân Tân Sĩ Phú...bị bỏ vào bao tải 1 cách phũ phàng!Sau đó,hệ thống thư viện cấp quận mở ra,cung cấp cho bạn đọc tuyền sách báo VN&các nước XHCN.Các rạp chiếu film cũng thế.
Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự hiểu biết qua trải nghiệm đc chất văn học trong từng tác phẩm thời này.Văn học VN cũng thế,đọc các TG MB nhà cháu cứ phải cố hình dung,ví dụ như cuốn"Bận rộn",dù chỉ là tiểu thuyết,nhưng nhà cháu hiểu thêm ít nhiều về tính cách PN Hà Nội;hay như đọc cuốn"Mưa mùa hạ"của TG Ma Văn Kháng,phải...tưởng tượng ra con mối nó phá hoại hệ thống đê điều ra sao...
Nếu muốn tiếp thu trọn vẹn tinh thần của 1 tác phẩm sách/film chỉ có 2 con đường: 1/ Đọc trên ~ nguồn như vnthuquan may ra ko bị cắt xén. 2/Giỏi ngoại ngữ để đọc tác phẩm nguyên bản.
Nhà cháu nguyên là GV phụ trách môn Sử-CT nên cái thú đọc sách nó đã giúp ích rất nhiều cho bài giảng sinh động hơn,đến nỗi xảy ra lấn cấn giữa các đồng nghiệp vs nhà cháu,vì trường học ở vùng sâu lúc ấy tuyền phòng lá,mỗi khi dạy đến các chiến dịch QS,các trận đánh...là HS mấy lớp kế bên dỏng tai nghe ké,đến nỗi đồng nghiệp dọa bốc cát quăng qua!
Nếu có dịp gặp cụ,nhà cháu sẽ kể cụ nghe nhiều mẩu chuyện rất vui...