Cụ còm phơm với dì viu giúp em cuốn nào mà cụ thấy hay với. Tết em thẩm ạ. Suối nguồn và cả cuốn nay cụ cũng chê thậm tệ, làm em nhụt luôn ý định đọc roài
Nếu cụ có thời gian và có ý định đọc ngàn trang mà vẫn nhẹ đầu, có thể cười phá lên hoặc cười ý nhị, có lúc lại rỏ tý nươc mắt thì cụ thứ tìm đọc cuốn
Đê Vít Cóp pơ Phiu ( David Copperfield) hoặc
Hội chợ phù hoa xem dư lào. Tác giả Hội chợ phù hoa chỉ bằng vài dòng là có thể tả ra mẫu người mà hàng ngày cụ vẫn hay gặp. Nếu đọc ngắn hơn mà vẫn vẫn đủ ái ố hỉ nộ thì cụ có thể đọc
huynh đệ, cuốn này thì thật sự iem chỉ thít tập 1, tập 2 ngóng đợi quá đâm da...thất vọng.
Về trinh thám thì có một số cuốn của
Jeffery Deaver dứt hay, có cuốn đã dựng thành phin gì gì mà có anh
Da Đen Oa Sinh Tơn đóng vai vị thám tử liệt giường và cô nàng môi mọng
Jolie đóng vai cô nàng cảnh sát ( iem thích mấy cuốn dư
Trăng lạnh, cái ghế trống, lưới điện tử thần...do
Đinh Minh Hương dịch vì cô này dịch tốt nhất) . Một tác giả nữa mà iem thít nhưng không biết h họ cóa tái bản không, ấy là
Erlstenly Gardner. Các cuốn mà iem vẫn còn giữ là
Tiếng chó tru trong đêm, cô gái bụi đời, cô gái có vết bầm trên mắt. Một cuốn nữa cũng gây ấn tượng mà gần đây iem mua lại được ở quày bán sách vỉa hè, ấy là cuốn
6 ngày của condor.
Sách Mẽo thì quả thực rất nhiều sách hay và vô vàn chủng loại dư
Người giàu người nghèo,
Gatsby vĩ đại, chú nhóc đen, túp lều bác Tôm...
Mây cuốn dư
sự im ặng của bầy kìu hay
Pho Rét Găm thì thật sự không hay bằng phin.
Sách Tàu thì có 1 cuốn làm iem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ấy là cuốn
Tô Tem Sói, hay kinh khủng.
gần đây iem hay đọc sách phổ biến khoa học dư
định lý cuối cùng của Phéc Ma, lịch sử mật mã...cuốn định lý cuối cùng của Phéc ma được trao giải cùng lúc cùng nơi với khi GS Ngô Bảo Châu nhận giải Phiu Đồ. Giải Phiu Đồ là huy chươngg kèm 15 khìn đô la thì cuốn sách được thưởng 25 khìn đô la.
Đọc Định lý cuối cùng chính là ta đã đọc biên niên sử về toán học.
Lịch sử sinh học vô cùng hay và dễ hiểu ở cuốn
7 nàng con gái của Ê Va, và ta có thể hình dung ra vũ trụ với cuốn
Giai điệu bí ẩn của
GS Trịnh Xuân Thuận.
Mấy cuốn khoa học đều do Cụ
Phạm Văn Thiều dịch, cụ Thiều là dịch giả số 1 trong dòng sách khoa học. Iem nói thế bới với kinh nghiệm đau thương nhin ăn mua sách, iem đã mua phải rất nhiều cuốn sách dịch rất ấm ớ. Vậy thì iem hay để ý dich giả, ví như
Cuốn theo chiều gió phải là bản dịch của cụ
Dương Tường ( Cụ Tường gần đây già dồi nên iem hết sức thông cảm khi cụ đứng tên mà để bản dịch
Mật Mã Đờ Vanh Xi quá lỗi), bản
Bố Già là phải do cụ ..
gì gì Lang...dịch,
Tam quốc thì ngưởi ta phải mua bản dịch của cụ
Phan Kế Bính! Cũng cóa khi cùng một tác giả nhưng lại gây cho ta cảm giác trái ngược, nên thôi thì iem đành đổ lỗi cho ...dịch giả.
3 người lịnh ngự lâm là một thí rụ. Ngày xưa sách ra nhỏ giọt chứ không dư bi hờ. Đọc
3 người lịnh ngự lâm quá hay, nên khi thấy có
bá tước Môn Tơ Cờ Rít xờ Tô iem mua ngay. Thế nhưng văn chương 2 cuốn lại khác nhau một trời một vực.
Sách kiểu A ma nách thì nhiều lắm, đẹp lắm. Các cuốn
bách khoa tri thức lịch sử, khoa học, tổng hợp, vũ khí, khủng long...đều được mua bản quyền từ Anh, Mẽo và được in cực đẹp trên giấy cút sê, khổ to và giá bán lại cực hợp ví.
Đại loại một số sách dễ đọc và hay ( theo iem) là dư thế!
Chua thêm: Sách cụ cứ lên Đinh Lễ mua cho ló hạt rẻ!