- Biển số
- OF-146822
- Ngày cấp bằng
- 23/6/12
- Số km
- 23,927
- Động cơ
- 628,100 Mã lực
- Nơi ở
- Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Vụ chuyển đi này không biết VN được gì không các cụ nhẩy?
Máy bay quân sự Nga đưa 16 kg uranium khỏi Việt Nam
(ĐVO) – Mỹ và Nga đã vận chuyển gần 16 kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi VN trong chiến dịch toàn cầu hạn chế nguyên liệu làm bom hạt nhân.
- Iran bất ngờ tuyên bố sẵn sàng ngừng làm giàu uranium
- Triều Tiên dừng làm giàu Uranium lấy lương thực
- Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân
- Phát hiện mỏ Uranium lớn nhất thế giới
- Trung Quốc sẽ tiêu thụ uranium nhiều hơn Mỹ
Với việc đưa 16 kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi lãnh thổ, Việt Nam trở thành nước thứ 11 có chất được làm giàu ở cấp độ cao được gỡ bỏ. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz cho biết: “Với thành tựu này (ở Việt Nam), chúng ta đã gỡ bỏ gần như tất cả uranium được làm giàu ở cấp độ cao khỏi Đông Nam Á.” Ông cũng chia sẻ, lượng nguyên liệu này sẽ được biến thành uranium làm giàu ở cấp độ thấp để dùng cho các nhà máy điện.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt Số uranium có độ giàu cao ở Việt Nam này có nguồn gốc từ Nga vốn được giữ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Số uranium có độ giàu cao mà Việt Nam có vốn nhiều hơn một nửa số nguyên liệu cần thiết để chế tạo một quả bom hạt nhân thô sơ. IAEA và Canada cũng tham gia hỗ trợ việc chuyển uranium ra khỏi Việt Nam.
Vào tháng 9/2007, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn một của Chương trình bằng việc chuyển trả về Nga 35 thanh nhiên liệu có độ giàu cao chưa qua sử dụng của lò Đà Lạt và nhận lại 36 thanh nhiên liệu có độ giàu thấp chưa qua sử dụng do Nga chế tạo.
Tháng 12/2010, Việt Nam đã thực hiện giai đoạn hai của chương trình với việc tiếp nhận và vận chuyển 66 thanh nhiên liệu có độ giàu thấp về lò Đà Lạt nhằm thay thế toàn bộ số nhiên liệu có độ giàu cao đang sử dụng trong lò.
7 giờ sáng ngày 3/7, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết đã hoàn thành việc trao trả 16 kg uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam. Một chiếc máy bay quân sự của Nga đã tiếp nhận số uranium đợt 2 và cất cánh rời sân bay. Như vậy việc trao trả uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam đã hoàn thành đúng cam kết.
Nguồn tin từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết đã hoàn thành xong việc vận chuyển 16 kg uranium ra khỏi VN lúc sáng 3/7 Hiện tại, trong lãnh thổ Việt Nam đã không còn nguyên liệu hạt nhân có độ giàu cao, mọi hoạt động nguyên tử sẽ chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Theo ước tính, hiện có khoảng 1.440 tấn uranium có độ giàu cao và 500 tấn plutonium được cất giữ và sử dụng trong các vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Phần lớn số đó được bảo vệ nghiêm ngặt trong tay quân đội song một số nguyên liệu dùng cho mục đích dân sự được bảo vệ ít chặt chẽ hơn.
Các chuyên gia nhận xét những nhóm cực đoan về lý thuyết có thể chế tạo một vũ khí hạt nhân thô sơ song có sức hủy diệt chết người nếu có trong tay tiền bạc, kiến thức kỹ thuật và nguyên liệu cần thiết.
Vào năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng các kiến trúc sư phụ tá Nguyễn Mỹ Lộc, Phạm Quỳnh Lân và Vũ Tòng chịu trách nhiệm thiết kế công trình.
Lò phản ứng ở Đà Lạt thuộc loại TRIGA Mark II do hãng General Atomic của Hoa Kỳ chế tạo bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 1963. Mục tiêu chính của lò khi đó là nghiên cứu, huấn luyện và sản xuất đồng vị.
Năm 1975, Mỹ đã mang nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt về nước.
Sau năm 1975, Viện Nghiên cứu hạt nhân được thành lập trên cơ sở đó. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), lò phản ứng IVV-9 của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Việt Nam bắt đầu vận hành trở lại vào 20 tháng 3 năm 1984, tái khởi động bằng các thanh nhiên liệu mới của Liên Xô khi đó.
Lò hạt nhân ở Đà Lạt được cho là có thể chế tạo đồng vị Plutonium 239 và Uranium 235, có thể dùng để làm bom hạt nhân.
Chính phủ Việt Nam tuyên bố Việt Nam không có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Đỗ Minh (Tổng hợp TNO, BBC, CAND)
http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/201307/may-bay-quan-su-nga-dua-16-kg-uranium-khoi-viet-nam-2349834/