Cái tượng đài này mới đọc thông tin là do đại sứ quán tặng nên ng ta đặt ở đó chứ chẳng phải tự dưng người ta tạc tượng, không biết thông tin này là chính xác hay ko?
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường mang tên Người tại Matxcơva là một công trình điêu khắc đẹp, giàu ý tưởng, ý nghĩa. Cuối năm 1969, sau khi Bác từ trần, khu Công viên Akademichexki rộng hơn 1 ha được đổi tên thành Quảng trường Hồ Chí Minh và một hòn đá đầu tiên được đặt tại vị trí để chuẩn bị cho việc dựng tượng. Quảng trường Hồ Chí Minh ở thủ đô nước Nga có vị trí đắc địa, giao điểm của đại lộ Đmitria Ulianôpva và đại lộ 60 năm Tháng Mười, xung quanh là những ngôi nhà cổ và nhà bằng gạch cao từ 8 đến 10 tầng, không che khuất tầm nhìn.
Nghệ sĩ điêu khắc Nhân dân Liên Xô (Liên bang Nga) Vladimir Efimovich Tsigal, người được vinh dự nhận giải thưởng Lênin và nhiều giải thưởng quốc gia, viện sĩ Viện Hàn lâm mỹ thuật Liên Xô (sinh năm 1917) được chọn là tác giả thể hiện tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau một thời gian, ông đã tạo ra bản phác thảo đầu tiên: Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế đứng, tay đặt trên quyển sách, tượng trưng cho những tác phẩm của Mác và Lênin. Nhưng ông vẫn còn băn khoăn nhiều vì cảm thấy pho tượng hao hao giống như nhiều pho tượng danh nhân khác. Năm 1985, ông quyết định sang Việt Nam để tìm hiểu. Sau hành trình xuyên Việt, Vladimir Efimovich Tsigal đã tìm ra "đáp án”.
Năm 1990, đúng vào năm UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa kiệt xuất thì tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường mang tên Người ở thủ đô Matxcơva - Liên bang Nga khánh thành. Tượng - nhưng thực ra là một bức phù điêu đồng lớn hình khối, cao 5m, nổi bật hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phù điêu được đặt trên bệ cũng bằng đồng khối có chiều dài 6m, dày nửa mét; diện tích khuôn viên là 676m2, có 3 chiếu nghỉ và 8 bậc thang rộng được khánh thành. Hàng chữ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do” bằng tiếng Nga, khắc sâu vào mặt trước của tượng đài, cách vài ba trăm mét vẫn có thể đọc được. Trước nhà số 1/24 và số 2/22 của hai phố Đmitria Ulianôpva và phố Công đoàn đều có hai tấm bảng bằng đá khổ 1m x 1m20 ghi rõ "Quảng trường Hồ Chí Minh” và tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Người.
Nhà điêu khắc tài danh Vladimir Efimovich Tsigal nói: "Tôi muốn bức phù điêu Hồ Chí Minh sẽ thu hút được sự chú ý và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai từng một lần đứng trước tác phẩm này”. Quả vậy, bức phù điêu hình tròn biểu thị cho mặt trời - biểu thị một ngày mai tươi sáng. Giữa phù điêu, hình tượng Bác Hồ đang tươi cười, mắt trìu mến nhìn vào người xem. Bên dưới, hình tượng chàng trai Việt Nam ở thế chuẩn bị bật dậy, tượng trưng cho sức sống của một dân tộc. Phía sau là hình tượng cây tre Việt Nam - loài cây đã mang trong mình sức sống dẻo dai chống chọi với kẻ thù, với bão tố và giúp người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày.
Và không chỉ bức phù điêu bằng đồng khổng lồ mang ý nghĩa sâu xa, mà cả bệ đá hoa cương mà bức phù điêu trụ trên đó cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Bệ đá gồm 8 bậc. Theo cách giải thích của nhà điêu khắc Vladimir Efimovich Tsigal: Con số 8 mang ý nghĩa tượng trưng, bởi tôi nhận thấy bông sen - loài hoa được người Việt Nam coi là biểu tượng của sự thanh tao, thường có 8 cánh.
- Vũ Đình Thành