Ok sạch thì vẫn hơn, rưa khi máy nguội - đúng 100%, nhưng thời gian thì không nhất thiết là vào buổi sáng mà chỉ cần đủ sáng, rửa truyền thống, rửa nước nóng ... chỉ là phương pháp làm sạch, phương pháp nào tối ưu hơn, an toàn hơn thì lại phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên và tình trạng máy móc của xe. Đầu tiên các cụ nên hiểu về bản chất công việc, đặc tính của từng phương pháp, cách áp dụng thi công của từng phương pháp, cấu tạo động cơ, vật liệu động cơ, sơ đẳng nhất là các vi trí nhạy cảm trên động cơ.
1. Rửa truyền thống: nước sạch, hóa chất làm sạch, hóa chất dưỡng và tool để thi công.... thi công vẫn phải đợi máy nguội. Ưu điểm: vì là truyên nên dễ thi công, dễ chấp nhận vì quen mắt, ... Nhược điểm: tốn thời gian hơn, nhìn có vẻ hợi thủ công nhưng đó là cái nhìn một chiều thôi nhé, ở các nước phát triển thủ công đắt hơn công nghiệp ...
2. Rửa hơi nước nóng: Vẫn phải có nước sạch, hóa chất vs, hóa chất dưỡng và tool thi công. Khác một chút là không cần đợi máy nguội hẳn, dễ dàng bóc bỏ các cặn dầu, giúp cho việc thi công nhanh hơn. PA1 và PA2 đều ok khi công tác chuẩn bị trước thi công tốt.
3. Rửa CO2 là phương pháp sử dụng hiện tượng co ngót đột ngột trên bề mặt vật liệu làm bong tróc các cặn bẩn, phương pháp này đòi hỏi động cơ nguội 100% ( mất khoảng 2h chờ đợi động cơ nguội ). Phương pháp này có ở nước ngoài khá lâu, dùng cho việc vệ sinh các chi tiết máy công nghiệp như bom đựng bê tông, khoang trộn nhựa đường ... Ưu điểm làm sạch nhanh sau 2h đợi không cần hóa chất vs. Nhược điểm: nếu cụ nào có một chút kiến thức cơ bản về bộ môn vật lý, vật liệu và cấu tạo động cơ xe hơi thì tự trả lời được, nhất là các cụ đã rửa CO2 rồi ...
Có cụ nào thắc mắc gì thêm mời comment ( em xin phép chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất theo chủ đề ) . Cảm ơn các cụ đã dành thời gian đọc !