Tềnh hềnh là mềnh vừa đưa em vô xưởng, sẵn sàng cho cuộc dạo chơi 2000 km đầu xuân mới.
Thời gian đang đếm ngược, nhà mình chuẩn bị ntn rồi???? LÀM TÝ CHO NÓ HIỂU LÀO NÀO
Quốc gia Lào lạn - xạng độc lập thống nhất ra đời năm 1353 nhưng trước đó hàng ngàn năm, trên lãnh thổ Lào đã có ngươì cổ sơ sinh sống. Ngay từ đầu công nguyên, nhiều nhóm người thuộc hệ Môn-Khơ me và Thay-lao đã sống xen kẽ bên nhau. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đã hình thành một xã hội hỗn hợp giữa các dân tộc thuộc hệ Môn-Khơ me – Thay-lao với trung tâm là những mường cổ đại như Tạ boong, Xai-phoong, mường Xẻn, mường Phuôn. Mỗi mường cổ đại là một tiểu vương, có tổ chức hành chính chặt chẽ, do một lãnh chúa đứng đầu gọi là “chạu mường” (chủ mường). Cơ sở kinh tế chủ yếu của các mường cổ đại là nông nghiệp lúa nước và nương rẫy.
Theo truyền thuyết Lào, do có trình độ sản xuất cao hơn nên mường Xoa - một mường nằm trên cửa sông Nặm-khàn của người Thay-lao đã giữ vai trò trung tâm trong việc tập họp các mường Lào cổ đại thành một quốc gia thống nhất và sau đó, mường Xoa trở thành thủ đô của nước Lào lạn-xạng. Mãi đến năm 1536, mới dời đô về mường Viêng-chăn.
Người Lào có các nhóm Lào lùm, Lào Thơng và Lào xủng.
Nhóm Lào lùm bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Lào - Thay như Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu - thay, Duôn (dân tộc Lào đông nhất). Họ sinh sống ở các vùng thấp. Các tộc thuộc Lào lùm có nền văn hoá chung phong phú, đa dạng và phát triển. Người Lào lùm đều dùng chữ phổ thông, cùng nói chung một thứ tiếng nhưng chỉ khác ít nhiều về thổ âm. Hầu hết họ đều theo đạo Phật phái tiểu thừa (gọi là Hỉn-nạ-nhan). Cùng với đạo Phật, người Lào lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình là thờ thần linh, thờ phỉ (ma).
Nhóm Lào thơng bao gồm hơn 20 dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơme như Khơ-mú, Khơ- bít, Phoọng, Puộc, Kạ-tang, Pa-kô, Tà-ôi, Lạ-vên, Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắc...(dân tộc Khơ-mú đông nhất). Họ sinh sống rải rác ở các địa bàn từ Bắc vào Nam, tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên, dọc theo các con sông, con suối nhỏ. Người Lào thơng không có chữ viết riêng. Sau năm 1945, họ mới được học chữ Lào. Một số tộc sống gần người Lào lùm thì theo đạo Phật còn phần lớn đều thờ đa thần.
Nhóm Lào xủng bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Mẹo - Dạo và Tạng- Miến như Hơ- mông, Dao, Lô-lô, Hà-nhì...(dân tộc Hơ-mông đông nhất). Họ sinh sống trên những rẻo cao, đỉnh núi cao từ 1000m trở lên, ở Bắc Lào, thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luông-pha-băng, Sầm-nưa và Bắc Viêng-chăn. Trước kia, người Lào xủng không có chữ viết riêng. Sau năm 1960, họ mới được học chữ Lào. Người Lào xủng phần lớn đều thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ phật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kị, không ăn và không giết mổ.
Nhìn chung, Lào là quốc gia có nhiều nhóm dân tộc, mỗi nhóm có sắc thái văn hoá riêng, trình độ sản xuất còn chênh lệch nhưng trong quá trình lịch sử, họ đã cùng kề vai sát cánh bên nhau, bền bỉ đấu tranh cho một quốc gia Lào độc lập, thống nhất. Sau ngày đất nước giải phóng, chính phủ nước CHDCND Lào đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm cải thiện đời sống nhân dân các nhóm dân tộc về cả tinh thần và vật chất, đặc biệt đối với nhân dân vùng xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy, khoảng cách trên nhiều lĩnh vực giữa các nhóm dân tộc ngày càng được rút ngắn.
YÊU LÀO