- Ngày 5: 27/08 Bắt đầu... Thanh Hóa -TT Mộc Châu (qua QL 12B, chú ý TT Mai Châu Hòa Bình, QL6) 232 km:
Tây Tiến với "Mai Châu thơm nếp nương"
Nằm ở phía Tây của Hòa Bình, giáp với huyện Mộc Châu của Sơn La và Quan Hóa của Thanh Hóa, thung lũng Mai Châu là điểm đến của hàng trăm ngàn du khách trong và ngoài nước mỗi năm để hòa mình vào thiên nhiên và khám phá cuộc sống của dân tộc Thái.
Ở Mai Châu có 2 bản du lịch nổi tiếng là bản Lác và bản Pom Coọng thì đều có rất nhiều hộ dân kinh doanh dịch vụ phòng nghỉ dưới dạng nhà sàn du lịch, khi nghỉ tại các nhà sàn này thường thì sẽ giống một hình thức ngủ tập thể, mỗi người một khoang (có đầy đủ chăn màn gối đệm riêng cho từng người). Nếu cảm thấy không phù hợp với kiểu nghỉ này có thể vào bản tham quan du lịch, đặt ăn uống, tham gia các hoạt động văn nghệ rồi quay ngược về Thị trấn Mai Châu để nghỉ ngơi. Xem
danh sách các khách sạn, nhà nghỉ, nhà sàn tại Mai Châu để chọn cho mình phương án phù hợp.
4. Các địa điểm tham quan khi phượt Mai Châu
Đèo Thung Khe
Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào...
Từ Phú Cường, Tân Lạc, con đèo bắt đầu đi mãi dần lên . Đèo dốc chỉ khoảng 7, 8 và cao nhất tầm 10 độ chạy xuyên qua những dãy núi thấp. Quanh cảnh núi đồi chập chùng với thung lũng xanh mát lạnh. Từ xa, đã thấy đỉnh đèo bên dốc đá trắng, nơi luôn có sẵn vài lán bán ngô, bán cơm lam cho khách dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Dốc xuống xuôi về phía Mai Châu và con đèo kết thúc tại ngã ba Tòng Đậu. Trước đó, có thể ngắm cảnh Mai Châu tuyệt đẹp dưới chân đèo.
Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn
Thung Khe một ngày là bốn mùa tươi đẹp. Buổi sớm khi mây trời còn bảng lảng là vô vàn giọt nắng xiên qua biển mây bồng bềnh với màu xanh mát mắt. Buổi trưa là nắng vàng rót mật trên mọi ngả đường cùng mây trắng, trời xanh. Buổi chiều là không khí mát mẻ dễ chịu với ánh nắng chiều và mặt trời nhảy nhót sau mỗi khúc cua. Buổi tối là mây luồn xà thấp trên mọi ngả đường, người đi đường nhìn không rõ vật cách mình trong tầm một mét, lạnh cóng đôi bàn tay.
Bản Lác
Ngày nay là một điểm du lịch cộng đồng dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện. Bản Lác – Mai Châu: nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm, sau này vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm về du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu.
Bản Poom Coọng
Pom Coọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ đồng ruộng – Pom Coọng đã được biết đến là một làng văn hóa, làng du lịch, điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương với gần 70 hộ và hơn 300 nhân khẩu. Các sản phẩm lưu niệm là những tấm thổ cẩm, túi, áo được bày bán ngay tại dưới chân nhà sàn người dân nơi đây hiếu khách, nhưng không hề chèo kéo, nài ép khách mua đồ lưu niệm. không gian “thuần Thái” rất sạch sẽ.
Hang Mỏ Luông
Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phí bản Lác, Pom Coọng là hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.
Dãy núi Pù Khà là sườn phía Đông của thung lũng mai Châu. Hang Mỏ Luông có 2 cửa đều trông ra cánh đồng và các bản làng trong thung lũng. Nằm ở độ cao chách mặt ruộng xung quanh khoảng 5 đến 7m, hang Mỏ Luông cách đường 15 chừng 10m, ngay gần khu dân cư thị trấn Mai Châu. Hang ăn sâu vào lòng núi hơn 500m kể cả ngách. Chiều rộng từ 1m đến 30m. Vòm trần có chiều cao trung bình 10m, chỗ cao nhất 30m. Hang có 2 cửa chính: Cửa hướng Tây bắc trông ra nhà nghỉ Mai Châu vào bằng đường bộ. Cửa hướng Tây trông ra hồ Mỏ Luông vào bằng đường thuỷ.
Hang Chiều
Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá, bên cạnh cửa hang có cây Xà Pùng cổ thụ, đứng sừng sững uy nghi nơi cửa hang, nhưng lại khiêm nhường, đứng sang 1 bên để che chắn cho cửa hang và thuận tiện cho đường đi xuống lòng hang. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu. Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.
5. Các món ăn ngon ở Mai Châu
Nhiều người thường tự hỏi sẽ ăn gì ở Mai Châu ?
Món ăn người Thái chia làm 5 phần lớn khác nhau như: căm chẳm (đồ chấm, đặt đầu tiên); căm nặm (đồ uống, đặt thứ hai); căm cắp (đồ ghém, đặt thứ ba); căm kin (phần về thức ăn, đặt thứ tư); căm khẩu (phần về cơm, đặt cuối cùng). Trong sự phân loại, tự nó đã bao quát cả âm dương, ngũ hành một cách tổng thể.
Xôi nếp Mai Châu
Nếp xôi là món thay thế cơm phổ biến ở vùng cao Tây Bắc, Tiếng Thái gọi là “kháu càng nòi” – nghĩa là gạo dẻo thơm.
Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mai Châu. Người phụ nữ Thái không đồ xôi bằng nồi, xửng hấp như người Kinh mà cho nếp vào chõ gỗ. Nếp tự chín bằng hơi chứ không nấu. Nếp xôi thường được dùng với các món nướng được chế biến từ thịt gà đồi, cá suối hay heo bản. Nhưng theo người Thái, nếp xôi ăn với muối vừng mới ngon.
Cơm lam Mai Châu
Tre làm cơm lam gọi là cây “Pá Ngá” loại cây nhỏ vừa, thẳng đều, bên trong ống lớp giấy trắng mỏng (ống có đường kính từ 3-5cm). Ăn cơm lam ngoài muối vừng còn không thể thiếu một loại gia vị truyền thống của người Thái là “chẩm chéo”.
Nhộng ong rừng rang măng chua
Đây là một món ăn dân dã mà độc đáo được đồng bào Mường ở Mai Châu rất ưa chuộng.
Khi thưởng thức món này, để hương vị thêm đậm đà và đúng vị thì ăn kèm với củ kiệu muối.
Rượu Mai Hạ
Người Hoà Bình không ai lạ gì rượu Mai Hạ vốn nức tiếng thơm ngon khắp tỉnh và các vùng lân cận. Đâu đâu ở Hoà Bình người ta cũng gọi rượu Mai Hạ là đặc sản. Rượu Mai Hạ – rượu cũng được chưng cất từ men lá, không bị pha trộn gì thêm nguyên liệu từ bên ngoài ngoài việc pha nước rượu đầu và rượu cuối, rượu đặc, rót ra đĩa sứ đốt cháy xanh lè như cồn, ai quen độ và men của rượu ngoại mới chịu được không thì nóng ran cả cổ họng, rượu này chủ yếu dùng để ngâm thuốc, rất tốt.
Rượu Mai Hạ trong đến độ không thể trong hơn, chỉ cần lắc nhẹ, tăm rượu như bám chắc lấy cổ chai, hồi lâu mới chịu tan.
Rượu Mai Hạ nói chung có thể có thể đạt tới trên năm mươi độ rượu. Rượu nặng nhưng không “xóc”. Mới nhấp vào đầu lưỡi đã lan nhanh xuống họng. Chỉ một chút rượu mà đã thấy lòng dạ xốn xang. Uống rượu Mai Hạ không thể không nhẩn nha, càng không thể uống theo kiểu “nốc ao”.
Thịt ướp chua
Thịt ướp chua “nhứa xổm” chủ yếu làm bằng thịt trâu, bò. Thịt sau khi rửa sạch thì thái lát mỏng, da trâu bò thui cháy cho vào ngâm nước, cạo sạch thấy miếng da vàng óng thì thái thành từng miếng nhỏ bỏ lẫn vào thịt. Giềng giã nhỏ, gạo rang giã thành bột cho vào trộn đều, bỏ vào lọ sành đậy kín khoảng vài ba ngày thịt chua là dùng được. Muốn ăn thịt chua lấy lá gói, vùi vào tro bếp nóng hoặc nấu lên cho sền sệt nước, riêng da trâu bò không cần nấu mà ăn ngay được
Cá suối nướng
Trong các lễ hội truyền thống của người Thái không thể thiếu món này, để đảm bảo món cá nướng đạt tiêu chuẩn cần chọn những con cá suối nặng từ 4-6 lạng. Gia vị để ướp cá gồm mắc khén, rau thơm rừng, hạt sen, lá húng, củ sả, ớt, bột canh, mì chính ... Món cá suối ăn với xôi nếp 3 màu và chấm với chẩm chéo thì ngon tuyệt vời.
Món rau xôi nộm tổng hợp.
Người Thái ở Tây Bắc gọi là “Phắc Nừng Chụp”. Đây là một món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon bổ dưỡng và rất lạ miệng, chính vì vậy đây là món được dùng để đãi khách quý hoặc dành cho những ngày vui lớn
Người Thái có tập quán “xôi”, có thể nói hầu hết các món ăn được chế biến bằng cách “xôi” và cũng có rất nhiều cách để xôi một món ăn : “Nửng xá chíp”, “xôi chín tới”, “nửng pưới”, “xôi nhừ” ….
Với món rau “xôi” tổng hợp, hàng chục loại rau cỏ quanh ruộng, vườn nhà được lựa chọn như : Cỏ mần trầu, rau bướm, bồ công anh, rau má, rau cải xoong, rau ngót, rau dớn rừng, rau bợ, rau cải, rau dền, rau tòm bóp, cỏ thài lài trắng, lá đu đủ, rau thì là, quả cà dại …. theo một tỉ lệ thích hợp để món xôi có hương vị hài hòa, có đủ các vị đắng, chát, cay, ngọt, bùi hòa quyện với nhau làm cho món rau xôi bình dị đạt được độ thơm ngon nhất. Đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén nướng chín giã nhỏ, gừng giã nguyễn, hành và vỏ dồi để tăng vị thơm cay...Dụng cụ để “xôi” gọi là “hay phắc” được làm bằng ống bương “mạy phiêu”. Khi “xôi” chín rau vẫn xanh ngắt, mềm và tỏa hương thơm dịu. Món này khi ăn chấm với mắm cá hoặc chẩm chéo.
Món cá suối ướp chua
Đây là một món ăn có từ xa xưa và là món không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của người Thái. Ngay từ tháng 8-10 âm lịch, người Thái đã phải ra suối bắt những con cá “Pa Vá” (mình trông giống cá trắm nhưng thân nhỏ hơn) đem về rửa sạch, mổ và cắt thành nhiều khúc rồi trộn với các loại gia vị muối, ớt bột khô, tỏi, gừng, lá xả, thính gạo và một chút rượu. Cá đã ướp được cho vào một đoạn ống măng mai bịt kín, đợi nửa tháng là có thể dùng được. Nhưng nếu để thêm một vài tháng nữa đến độ cá “ngấu” thì ăn sẽ mềm thịt và thơm, ngon hơn nhiều. Đặc biệt khi uống rượu với món cá suối ướp chua bao giờ cũng ăn kèm với một ít lá sung và một chút cơm nếp thì mới tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà khó quên.
Ve sầu chiên
Xứ xở của người Thái còn nổi tiếng bởi được mệnh danh là “xứ sở côn trùng” bởi đây là một trong những món ăn được người Thái khá ưa chuộng, đứng đầu trong danh sách là ve sầu
Cách chế biến món ve sầu chiên của người Thái cũng rất độc đáo, người ta đem những chú ve sầu bắt được cắt bỏ hết cánh, rút ruột, đặc biệt là nhồi một hạt lạc rang giòn vào bụng sau đó đem tẩm gia vị rồi mới đem đi chiên. Việc dùng mắc khén để tẩm ve khiến món ve chiên có hương vị rất đặc biệt, vô cùng khó quên
Chiên ve sầu cho đến khi nào mùi thơm tỏa ra, những con ve có màu vàng mỡ bóng láng thì lấy ra thưởng thức. Phải nhai chậm rãi, từ từ cảm nhận đầu lưỡi tê tê, một vị ngọt tan dần trong miệng.
Nước lá phao
Là loại nước uống đặc biệt ở Mai Châu, được nấu từ một loại lá cây rừng có sẵn. Lá cây sau khi được bẻ về, phơi khô rồi cặt nhỏ, sau khi nấu lên nước lá phao có vị chát, vừa có mùi của thuốc bắc, thuốc nam lại vừa có mùi ngai ngái của lá cây rừng. Nước lá phao uống rất tốt, vừa kích thích tiêu hóa, vừa có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể.
6. Một số chú ý trên đường đi Mai Châu
- Từ Hà Nội lên Mai Châu thường có khoảng 4 chốt CSGT, chốt 1 khi qua Thị trấn Xuân Mai, chốt 2 ở trong Tp Hòa Bình (nếu bạn đi vào trong thành phố mà không đi đường tránh), chốt 3 ở chân dốc khi vào Thị trấn Cao Phong và chốt 4 ở Tân Lạc. Trong 4 chốt này thì chốt ở Tp Hòa Bình và Cao Phong thường xuyên bắn tốc độ, các bạn đi xe máy nhớ đảm bảo không vượt quá 40km/h khi đi vào khu vực có biển báo khu dân cư.
- Quốc lộ 6 là tuyến đường khá đông xe khách và xe container, nếu không có kinh nghiệm đi xe máy đường trường buổi tối không nên chạy sau 19h,
- Ngày 6: 28/08 thăm Mộc Châu:
Nhà nghỉ tại Mộc Châu
+ Nhà nghỉ Hoa Anh Đào
Địa chỉ: 43 Nguyễn Lương Bằng – Thị trấn Mộc Châu
ĐT liên hệ: 022.3.668.188 – 0915. 800. 408– 0977. 212.878
+ Nhà nghỉ Mộc Châu Xanh
Địa chỉ: 88 đường Hoàng Quốc Việt – Thị trấn Nông trường Mộc Châu
ĐT liên hệ: 0978999055
+ Nhà nghỉ Sao Mai
Địa chỉ: số 131 đường Nguyễn Lương Bằng – TK 14 thị trấn Mộc Châu
Điện thoại: 0223 766 213 – 0912 332 443
Email: vantuanmocchau@gmail.com
+ Khách sạn Công Đoàn ( giá hơi đắt từ 350k -> 450k)
Địa chỉ: Tiểu khu nhà nghỉ, thị trấn Nông Trường huyện Mộc Châu
ĐT liên hệ: 0223 869 047
địa điểm "quen thuộc" ở Mộc Châu như đồi chè, thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng, Hang Rơi, Ngũ Động bản Ôn.
-
Ngày 7: 29/08 Mộc Châu - Sơn La: 131km qua QL6 (AH13)
Chưa biết gì về Sơn La (Có thể thăm di tích LS nhà tù Sơn la). Suối nước nóng bản Mòong thuộc bản Mòong, xã Hua La nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Suối khoáng với nhiệt độ từ 36oC đến 38oC...Đến với bản Mòong, ngồi trong những nếp nhà sàn truyền thống, quây quần quanh mâm cơm của dân tộc Thái, thưởng thức các món ăn đặc trưng: Cá nướng, gà nướng, thịt hun khói, cơm lam, các món nộm rau rừng, chấm cùng “chẳm chéo”
- Ngày 8: 30/08 Sơn la - Điện Biên : qua QL279 và QL6: 162km
- Ngày 9,10, 11 từ 31/08 - 01/09-2/09 Thăm Điện Biên:
"Tới Điện Biên thì vào Mường Nhé rồi trèo Apachai..."
A Pa Chải
ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung thuộc địa phận A Pa Chải, xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên).
A Pa Chải là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”. Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.
A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0 (không số) có tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E, nằm trên đỉnh núi Khoang La San thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cột mốc là ngã ba biên giới của 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc, cột mốc được 3 quốc gia thống nhất cắm mốc vào ngày 27/6/2005, được làm bằng đá granit, cắm giữa một hình lục giác, bên ngoài cùng là khối vuông diện tích 5x5m, cột cao 2 mét có 3 mặt quay về 3 hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy của mỗi quốc gia.
2. Nên đi A Pa Chải vào thời gian nào?
Thời tiết ở Tây Bắc luôn khó dự báo trước nên cũng không thể đưa ra cho các bạn chính xác khoảng thời gian nào nên đi A Pa Chải, tuy nhiên có một vài lưu ý như dưới đây :
- Cố gắng tránh đi vào ngày mưa bão bởi với quãng đường gần chục km đi bộ, trời mưa sẽ khiến bạn khá là vất vả khi di chuyển.
- Tránh đi vào các dịp lễ như 30/4, 2/9 bởi những dịp này có quá nhiều người lên đây. Riêng việc cung cấp chỗ ăn nghỉ và người dẫn đoàn đã khá là mệt mỏi cho các cán bộ chiến sỹ đồn 317.
- Đi kết hợp với một số mùa đặc trưng của Tây Bắc để có thể đi được nhiều nơi trong cùng một chuyến đi như : mùa lúa 9 (tháng 9), mùa hoa ban nở (tháng 3), mùa dã quỳ (tháng 12) mùa hoa mận (tháng 11)
3. Thủ tục xin phép khi tới A Pa Chải
Đồn biên phòng A Pa Chải (Đồn 317)
Để vào được đến A Pa Chải, bất cứ đoàn nào cũng phải có các chiến sĩ bộ đội đồn biên phòng đóng trên địa bàn (đồn 317) dẫn đường và phải luôn theo sát nhau vì nếu lãng đi một chút thôi là có thể lạc nhau và lạc sang nước bạn. Trước đó, để được sự tiếp đón của bộ đội biên phòng, các đoàn đi phải có giấy giới thiệu của địa phương đến BCH Biên Phòng Điện Biên. Sau đó chỉ huy sẽ giới thiệu xuống đồn biên phòng và chính quyền địa phương nơi các đoàn đến (vì đây là khu vực biên giới nên các thủ tục này là bắt buộc, các bạn hết sức lưu ý nếu không muốn bị trục xuất khỏi địa bàn).
- Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
- Cánh đồng Mường Thanh
- Thành Bản Phủ
- Hồ Pá Khoang
- Đèo Pha Đin, một trong tứ đại đỉnh đèo Miền Bắc
- Ngày 12: 03/09 Điện Biên - Lai Châu qua QL 12, 206 km:
- Tới Thị xã Lai Châu có thể đi thăm một số bản du lịch cộng đồng, thăm quần thể hang Pu Sam Cáp
- Qua Thị trấn Tam Đường vào tham quan thác Tác Tình
- Đi dọc quốc lộ 4D đến Thị trấn Phong Thổ thì chuyển sang Quốc lộ 12 lên cửa khẩu Ma Lù Thàng
- Xin phép Biên phòng để tham quan cụm mốc từ 64 – 66 ở khu vực xã Ma Ly Pho
- Tối quay về ngủ tại Thị trấn Phong Thổ
Phong Thổ – Sìn Hồ
- Từ Thị trấn Phong Thổ đi theo quốc lộ 12 về Sìn Hồ
- Qua khu vực xã Nậm Ban và Pa Tần của Sìn Hồ có thể liên hệ với đồn biên phòng gần nhất để hỏi đường tham quan các cột mốc từ 51-54 (nếu có thời gian)
- Tắm thuốc người Dao và nghỉ ngơi 1 đêm tại Sìn Hồ
- Ngày 13: 04/9 Lai Châu - TT Sa Pa: 72,3km qua QL 4D, đèo Ô Quý Hồ!
Tây Bắc: Một trong những cung đường đèo hiểm trở bậc nhất của núi rừng Tây Bắc không thể không kể đến đèo Ô Quý Hồ.
Đèo Ô Quý Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có đỉnh Fansipan huyền thoại. Nằm ở độ cao hơn 2000m . Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, nhưng ít ai biết rõ xuất sứ cái tên “Ô Quý Hồ”.
- Chạy xe máy từ Lai Châu đi Sa Pa theo quốc lộ 4D, trên đường đi có thể tham quan một số địa điểm như Thác Bạc, Đèo Ô Quý Hồ
- Ngày 14,15,16: từ 05 - 07/09 : Sa Pa!
1. Chinh phục đỉnh Fansipan huyền thoại :đường ở Trạm Tôn tour sau 2 ngày 1 đêm với tour từ 1.100.000 VND/người (tour tiêu chuẩn) - 1.500.000 VND
2. Du lịch đi bộ, tham quan Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van, Lao Chải, bản Hồ…
3. Núi Hàm Rồng, đưa tầm mắt ôm trọn cả Sapa,nằm ngay tại trung tâm thị trấn, phải mua vé 70.000 VND/người.
4. Nhà thờ đá cổ Sapa Nằm ngay trung tâm thị trấn, được xây dựng từ những năm 1895.
5. Thác Bạc: Cách trung tâm thị trấn gần 10km, nằm trên đường đến Trạm Tôn . Dưới chân Thác Bạc có trại nuôi cá hồi có thể ghé thăm trên đường đi.
6. Trạm Tôn, thác Tình Yêu:vé vào cửa 30.000 VND, đây là nơi bắt đầu của chặng đường chinh phục đỉnh Fansipan. Ngay bên dưới, đi bộ 200m sẽ đến thác Tình yêu, con thác cao khoảng 40 – 50m và trải dài theo đường đi hơn 100m.
7. Cổng trời, đỉnh Ô Quy Hồ: cách Trạm Tôn khoảng 100m, là điểm cao nhất của con đèo “dài nhất Việt Nam” Ô Quy Hồ Cứ nơi nào nằm giữa hai quả núi và cao hơn đỉnh quả núi ấy thì người đồng bào vùng cao gọi nó là cổng trời.Đứng ở đây nhìn xuống là con đèo huyền thoại Ô Quy Hồ hướng về Lai Châu và một bên là hướng Tây của đỉnh Fansipan hùng vỹ. Có hai địa điểm gần nhau được gọi là Cổng Trời:
Điểm ngay Trạm Tôn (có một dải đất với nhiều hàng quán lưu niệm): khu này khung cảnh nhìn xấu hơn điểm sau.
Điểm cách Trạm Tôn khoảng 100m (chỉ có 2 quán nước nhỏ): quang cảnh ở đây đẹp hơn.
8. Bãi đá cổ của người ngoài hành tinh:“Người ngoài hành tinh” là một cách nói vui của mình thôi, bãi đá cổ với hơn 150 tảng đá lớn được khắc những hoa văn, hình thù khó hiểu từ cả ngàn năm trước nằm trên thung lũng Mường Hoa.
9. Lầu Vọng Cảnh – Best view in Sapa: cách thị trấn 2km và nằm trên đường xuống bản Cát Cát là Lầu Vọng Cảnh. Nằm trên một quả đồi tách biệt giữa thị trấn Sapa và bản Cát Cát, nhìn phía sau là thị trấn Sapa, dưới chân là bản làng Cát Cát và trước mặt là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Fansipan) hùng vỹ… đây là nơi có khung cảnh đẹp nhất Sapa. Có thể lên lầu vọng cảnh uống một tách cafe, dùng bữa trưa hoặc chỉ đơn giản là chụp ảnh đều được. Đó thực sự là một điểm đến thú vị.
Y TÝ
Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000m, lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San mà đỉnh của nó cao tới 2.660m, gần như quanh năm mây phủ. Mặt trời chốn ấy có lẽ ít có ngày được tỏa sáng cả 12 tiếng.
Đường lên Y Tý là những con đường mòn vạch ngoằn ngoèo rồi chỉm nghỉm trong đám lá rừng, những ngôi nhà thấp thoáng trong mây. Có phải vì thế mà khi tới Y Tý, nhiều người cảm thấy như mình đang bước vào một thế giới khác, tách biệt với trần gian.
1. Thời gian thích hợp để đi Y Tý
Y Tý có 3 khoảng thời gian khá được yêu thích đó là mùa lúa chín từ khoảng tuần thứ 3 của tháng 8 cho đến giữa tháng 9 ,mùa săn mây vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm và mùa nước đổ vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. Từ Lào Cai (Sa Pa) để di chuyển vào Y Tý phải sử dụng phương tiện xe máy. Đường vào Y Tý hiện nay cơ bản đã khá đẹp và thuận tiện đi khi trời khô, nếu trời mưa thì đoạn Ngải Thầu - Y Tý hơi khó đi.
Cung đường đi từ Lao Cai sẽ là: Lào Cai – Bát Xát -> Trình Tường -> Lũng Pô (cột mốc 92) nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt -> A Mú Sung -> A Lù – Y Tý
Cung đường về sẽ là: Y Tý -> Mường Hum -> Sa Pa -> Lào Cai.
Nếu xuất phát từ Sa Pa thì nên chạy: Sa Pa -> Ô Quy Hồ -> Tả Giàng Phình -> Mường Hum -> Dền Thàng -> Y Tý – cánh đồng A Lù – Dền Sáng và quay về Sa Pa.
3. Nhà nghỉ và quán ăn
a. Nhà nghỉ tại Y Tý
- Nhà chị Mỷ 020 3501320
020 3501320
- Nhà cô Si 0127 456667
0127 456667 (có nấu ăn luôn)
- Nhà nghỉ Minh Thương (đối diện chợ Y Tý) 0916 729534 - 0948 840483
b.Quán ăn tại Y Tý
- Quán ăn chị Lệ 01244413718
- Quán Vọng Hằng (nhà thứ 2 từ cổng chợ) 020 3501299
020 3501299
Chú ý là trước khi đến Y Tý nên gọi điện cho quán ăn từ hôm trước để sáng hôm sau họ còn đi chợ và chuẩn bị đồ ăn.
Lịch Trình dự kiến cho Lào Cai (Sapa) - Y Tí
Lào Cai - Bát Xát (11km) - Trịnh Tường (26km) - Lũng Pô (19km) - A Mú Sung (7km) - A Lù (7km) - Ngải Thầu (5km) - Y Tý (7km)
Ngày thứ 2 này sẽ mất khoảng gần 1 ngày cho quãng đường 80km, các địa điểm có thể dừng chân bao gồm mốc 92 - nơi sông Hồng bắt đầu chảy vào Việt Nam, đoạn đường từ A Lù đi Y Tý vào mùa lúa sẽ đẹp mê hồn, cầu Thiên Sinh (mốc 87) nối với Trung Quốc, chiều nếu còn sớm có thể đi theo vào một số thôn như Sín Chải, Lao Chải hoặc xa hơn là Hồng Ngài (cách xã Y Tý 9km)
Ngày 3 : Có 2 lựa chọn là về Sa Pa hoặc đi đường Bản Xèo về Bát Xát rồi về lại Tp Lào Cai
Option 1 : Y Tý - Dền Sáng (29km) (hoặc Dền Thàng, đường nào cũng về Mường Hum) - Mường Hum (10km) - Sa Pa (42km)
Option 2 : Y Tý - Dền Sáng (29km) (hoặc Dền Thàng, đường nào cũng về Mường Hum) - Mường Hum (10km) - Bản Vược - Bát Xát - Lào Cai
Ngày thứ 3 này sẽ đi dọc theo rừng nguyên sinh ở Y Tý, chính là con đường từ Y Tý về Mường Hum, nếu đi vào ngày chủ nhật sẽ đúng phiên chợ Mường Hum
Chợ phiên Bắc Hà Thưởng thức thắng cố . Rượu đặc sản của người Mông Bản Phố.
Dinh thự Hoàng A Tưởng
* Các món ăn ngon tại Bắc Hà
Rượu Bắc Hà
Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai.
Thịt gừng của người Nùng Dín
Thịt gừng 'tiếng Nùng Dín gọi là Nứt sinh'.
Người Nùng Dín thường ăn món thịt gừng theo hai cách là hấp hoặc nấu.
Thịt lợn muối
Xôi 7 màu của người Nùng Dín
(Hôm nay tạm lên cung tới đây.)
... Đánh từ từ, chậm mà chắc, vừa đánh vừa nghiên vừa thưởng ngoạn
Cung 1
Từ Lạng Sơn mình ra Móng Cái, về Hạ Long, về Hải Phòng ...Hà Nội Nghỉ HN vài ngày rồi đánh tiếp cung 2.Call
Send SMS
Add to Skype
You'll need Skype CreditFree via Skype