Nhưn tiện đây iem cũng mạnh dạn rì viu mấy bản biên niên sử về trinh thám đặc sắc.
Đầu tiên thôi thì cứ vi mô cái đã. Vậy thì đó là bộ
"100 năm khoa học hình sự thế giới”
Bộ sách của Tooc Van gồm 3 cuốn:
“ Dấu vết khó xóa”, “ Tìm biết qua xác chết” và
“ Thuốc độc”.
( Sách ra đời từ niên 87, cũ quá, nên dù iem đã photoshop dưng vẫn không sao eo ót được, đã thế tập 3 lại còn mất bìa nữa chứ lị).
Sách viết về từng bước nhích trong quá trình cam go vạch mặt tội phạm qua các dấu vết còn lại dù nhiều hay ít, với sự góp công thầm lặng của các nhà khoa học chuyên hoặc không chuyên. Khi khoa học lên tiếng, tội phạm phải cúi đầu.
Các nhân vật (có thực) lắm lúc làm cho độc giả không khỏi xót xa.
Dư có ông kia, tự nhiên bị cả chục các bà các cô kết tội, da tòa mấy phen đều bị kết án, đến mức buông trôi cho số phận, bị kết án khổ sai đến nơi dồi thì bỗng được minh oan bởi 1 cảnh sát mẫn cán. Viên cảnh sát đã tóm được tên tội phạm thực sự mà kỳ lạ làm thao, lại giống ông kia gần dư đúc mặc dù chả có họ hàng giề ( Sau vụ này thì tòa phúc thẩm da đời).
Dồi thì Béc Ti Ông, một nhà tội phạm học say mê, sáng chế ra 1 kiểu nhận dạng tội phạm qua các phép đo. Ông được cả châu Âu tung hô cho đến khi phương pháp của ông bắt nhầm không ít người. Ông chìm vào quên lãng, lủi thủi một mình trên phố đông.
Các vụ án nổi tiếng gắn với các mốc đáng nhớ trong 100 năm khoa học hình sự được thuật lại rất dễ hiểu và cuốn hút.
1 vụ án đã tình cờ làm phép đọ vân tay trở nên hữu dụng.
Vài vụ án đã làm người ta phải nghiên cứu đạn đạo, về góc bắn, về khoảng cách, về dấu vết trên các tút…
Vài vụ án đã làm người ta phải tìm dấu vết thuốc độc trong thi thể.
Vài vụ án đã làm các nhà khoa học phát hiện da đáp số của các dấu vết đặc biệt trên da người hoặc trong lục phủ ngũ tạng.
vv
Trải qua bao tìm tòi khám phá, các nhà khoa học hình sự mới có thể dùng khoa học bắt những thứ tưởng dư mãi mãi lặng im phải " giả nhời”, bắt những kẻ phạm tội phải voi phục hổ phục.
Đây có thể nói là bộ biên niên sử thu gọn của ngành khoa học hình sự thế giới, hay đáo để!