[Funland] Review sách hay 02

Conthichlaechco

Xe tải
Biển số
OF-345802
Ngày cấp bằng
7/12/14
Số km
279
Động cơ
272,639 Mã lực
Vũ Bằng, "Miếng ngon Hà Nội":

Những dòng cuối cùng trong quyển sách dày hơn hai trăm trang từ năm 1952 ở Sài Gòn ông viết: "Duy chỉ có miếng ngon Hà Nội không lừa ai cả. Miếng ngon Hà Nội bao giờ cũng trung thành, êm ái." Với ông, phở bò, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, thịt cầy, ... đến tiết canh cháo lòng đều trở nên thi vị, cái ăn đã gắn với phong vị rất riêng của đất Bắc, thích thú, nhàn nhã và quyến rũ.

Cốm Vòng Hà Nội trong cảm nhận của ông, "cứ nghĩ đến cốm thôi, người ta đã thấy ngát lên mùi thơm dịu hiền của lúa non xanh", rồi khi có cốm mới, "những nhà lễ giáo không bao giờ dám ăn ngay, phải để cúng thần thánh và gia tiên đã", vậy nên cốm đã trở thành món quà trang trọng trước ngưỡng cửa của hôn nhân, "để anh mua cốm, mua hồng sang sêu".

Những lúc chạy xe về nhà trong tiết thu mà nghe Bằng Kiều hát "chợt nghe mùa thu bay trên trời không..." lại nhớ đến những gói cốm bọc trong lá sen xanh muôn muốt được buộc khẽ bằng cọng rơm nếp chưa khô. "Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?"

Cụ nào chưa từng đọc cuốn này thì hãy thử một lần xem.

 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
View attachment 4607571

Không biết có cụ mợ nào review về cuốn này chưa, nếu mà có trùng thì cũng coi như một cách nhìn khác về tác phẩm.

Khát vọng sống - Irving Stone

Về thể loại tiểu thuyết tiểu sử thường người ta chỉ đọc về những nhân vật có liên quan đến nghề nghiệp của mình, đặc biệt là mấy cụ mợ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng ngành của cháu lại chẳng liên quan tí gì đến mỹ thuật hết thế mà nó lại là cuốn tiểu thuyết "mở mắt" cho cháu nhiều điều.
Trước hết là nó chứa trong đó nhiều kiến thức về hội họa và những hoạt động cụ thể trong hội họa, một người mù tịt như cháu thì khi đọc xong vẫn biết thế nào là màu nước, tranh sơn dầu, tranh đắp nổi... và một số kiến thức khác về hội họa mà có thể các cụ các mợ không ai quan tâm. Nhưng đó không phải là điều chính yếu khiến cháu yêu cuốn sách này đến vậy. Điều khiến cháu yêu cuốn tiểu thuyết này vì chỉ khi đọc xong nó cháu mới hiểu hết từ "Khát vọng". Đó là khát vọng sống, khát vọng sáng tác, khát vọng được vẽ bất chấp cả cuộc đời sống trong cô đơn, thiếu thốn, cực nhọc. Thậm chí Van Gogh vẽ cả trong nhà thương điên, ông được cho là bị điên khi tự cắt tai mình. Cả cuộc đời mình Van Gogh không hề bán được một bức tranh nào, ông bị coi là lập dị, bị xua đuổi và sống nhà vào trợ cấp của em trai cho đến tận cuối đời. Chỉ trong 10 năm sáng tác ngắn ngủi trước khi tự kết liễu đời mình bằng một khẩu súng lục ông đã để lại khoảng 2000 tác phẩm. Và chúng trở nên vô cùng nổi tiếng với giá trị mỗi tác phẩm lên đến hàng triệu đô la còn Van Gogh được coi như thiên tài bị hiểu nhầm. Sự nổi tiếng về sau này chẳng giúp ích gì được cho cuội đời sáng tác của ông nhưng cái cuộc đời sáng tác trong cơ cực khốn cùng ấy lại tạo nên giá trị vĩnh hằng cho hội họa thế giới.
Chúng ta hẳn có ít nhất một vài lần tự hỏi chúng ta đang theo đuổi điều gì hoặc trên con đường theo đuổi ước mơ của mình thỉnh thoảng có những phút chán nản, chính những lúc như vậy, đọc lại vài trang yêu thích trong cuốn này làm cháu phần nào lấy lại tinh thân.
Em không thích lắm cuốn “khát vọng sống”, vì thật sự em không thấy có gì gọi là “khát vọng sống” trong đó. Van Gogh có thật sự là 1 thiên tài hay không, iem cũng không biết , chắc là vì hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung không hề có những công thức đóng khung để oánh giá. Cuốn sách của Xtôun dựng lại 1 phần đời của danh họa Van Gogh, người chỉ được vài họa sĩ tán thưởng khi đã ở tuổi băm lăm và chả hiểu khát vọng sống thế nèo mà ông này lại bắn vào ngực mình rồi đi về nhà nằm chết trên giường khi mới băm 7.

IMG_20200513_105531.jpg


Những diễn tiến của con người Van Gogh dưới ngòi bút của Xtôun cũng rất kỳ lạ. Van Gogh rụt rè mang tranh tới chỗ 1 họa sĩ xoàng là Pitecxen để nhờ ông này “ chỉ giáo”, để rồi ông này mang ê ke thước kẻ ra dựng giàn giáo hòng vẽ lại chính xác hình dạng một người phụ nữa. Một họa sĩ chuyên nghiệp thì đã kịp vẽ vài khuôn hình trong thời gian ông Pitecxen đi lầy đồ nghề dồi. Cơ mà thế quái nào, chỉ một thời gian ngắn sau, Van Gogh lại có thể nhận da những bức tranh “vô hồn” của 1 số họa sĩ thành danh ( Dư Đơ Bốc chả hạn) và phê phán chúng quyết liệt trước mẹt chính tác giả, trong khi tay nghề của Van Gogh cũng chưa tiến được là bao ( Van Gogh đã từng buôn tranh, thích vẽ và đã từng theo học nhiều thày, thậm chí vào học trường Mỹ thuật, chứ không phải là tự học)…

Đọc cuốn này, em lại thấy khoái…Tê ô, cậu em trai của Van Gogh hơn. Tê ô đã luôn ở bên người anh trai “ thất bại” với 1 tình cảm mến thương vô bờ bến. Ai cũng mong có 1 cậu em như Tê ô, dứt khoát thế.

Tai tồ iem nghĩ đổi là “Khát vọng vẽ” thì đúng hơn, vì Van Gogh đã hy sinh cả ...mạng sống để vẽ. Van Gogh đã lấy tiền mua thịt để mua họa cụ, đã tự cắt tai để lấy cảm xúc, đã đặt tác phẩm lên trên cả mạng sống của mình.

Van Gogh là một nhân vật có 1 không hai.

“ Khát vọng sống” là cuốn đầu tiên trong loạt sách danh nhân của NXB tác phẩm mới. Cuốn tiếp sau là “Bức họa Maja khỏa thân” và với iem thì nhân vật trong cuốn thứ 2 mới có vô cùng nhiều “ khát vọng sống”.

Untitled-1adghk.jpg

Untitled-11.jpg


Fran xít cô Gôy a ( Francisco Goya) bộc lộ tài năng hội họa từ rất sớm, đi du học ở Ý và sau khi đoạt vài giải thưởng, quyến rũ vài cô gái đẹp thì anh bèn trở lại Tây Bán Nhà. Khoảng 40 tuổi, Goya được mời làm họa sĩ hoàng gia với mức lương cao nhất ngưởng. Đẹp trai ( dù bị…ngãng tai do 1 căn bệnh bị hiểm), vẽ đẹp, oánh kiếm giỏi, đấu bò ( tót) tài, tiền rủng rỉnh, gái vây quanh…còn gì nữa nhỉ? Cơ mà có 2 thứ khiến những thứ kia trở thành vô nghĩa. 1 là sự chân chính trước lẽ phải và 2 là cảm xúc thực sự của bản thân, 2 thứ này làm thành “ khát vọng sống” đúng nghĩa ( tất nhiên là khát vọng của Goya).

20190812_135137adg.jpg


Samuel Edwards, văn chường dư nước chảy mây trôi, đã vẽ lên 1 con người phi thường, đầy tài năng, đầy khát vọng và đầy kiêu hãnh. Là họa sĩ của triều đình nhưng những bức tranh của Goya là thường đứng về phía đối lập, anh muốn dùng tác phẩm của mình để thức tỉnh một số giá trị tốt đẹp đã biến mất trong giới qúy tộc. Không chỉ thế, Goya còn…tham gia vào đoàn người diễu hành phản đối các chính sách của nhà vua.

Sự kháo khát về chính nghĩa dẫn tới một loạt những tình huống nghẹt thở mà người họa sĩ phải đối mẹt. Goya bị những người bạn hiểu lầm, bị phe triều đình dò xét. Và mọi thứ lên đến đỉnh điểm khi nữ công tước An Bơ đến với Goya. Một cuộc tình đắm say dẫn đến việc Goya phải ra trước tòa. Bức tranh rõ ràng là vẽ nữ công tước An Bơ hỏa thân được mang ra làm chứng, phơi bày trước bàn dân thiên hạ và Goya, tự bào chữa cho chính mình, đã tuyên ngôn thật đanh thép: Sự dâm ô đồi trụy và những điều xấu xa chỉ có trong nhận thức của người xem. Thân thể trần truồng của người liền bà là tác phẩm của tạo hóa. Còn cái ý thức hổ thẹn về sự trần truồng ấy là sản phẩm của tính gian manh.
( Đây đang nói về bức họa maja ( tiếng TBN nghĩa là cô gái đẹp, sau mới bị biến tấu, dư kiểu…từ ô sin ở VN) khỏa thân, chứ nói về tranh gái hỏa thân của các họa sĩ VN thì iem không dám chắc Goya nói có đúng không nữa).

Maja hỏa thân
1920px-Goya_Maja_naga2.jpg


Maja mặc quần áo.
1920px-Goya_Maja_ubrana2.jpg


Tình iu đắm say, tình báo bí hiểm, đấu kiếm kịch liệt, truy bắt gay cấn…. các sự kiện cứ diễn da liên tùng tục trong "Bức họa Maja khỏa thân", một trong những cuốn tiểu thuyết tiểu sử hay nhất mà iem đã đọc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Cụ cho thêm thông tin về "Aryan Rand, Jerry Muller, von Mises, Heilbroner, và Marx..." đi
Đây là các tác giả có các tác phẩm chuyên về tư tưởng kinh tế. Như von Mises với "Chủ nghĩa tư do truyền thống' đã được dịch sáng tiếng Việt. Aryan Rand với "capitalism" bênh vực chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ và cực thuyết phục. Muller với "The mind and the market" một tác phẩm lịch sử kinh tế được viết trong hai mươi năm. Heilbroner với "The wordly philosophers' về các tư tưởng kinh tế vĩ đại nhất. Marx thì em k0 cần giới thiệu nhưng đề xuất cuốn "Selected Writings".
 

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
619
Động cơ
447,743 Mã lực
Đây là các tác giả có các tác phẩm chuyên về tư tưởng kinh tế. Như von Mises với "Chủ nghĩa tư do truyền thống' đã được dịch sáng tiếng Việt. Aryan Rand với "capitalism" bênh vực chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ và cực thuyết phục. Muller với "The mind and the market" một tác phẩm lịch sử kinh tế được viết trong hai mươi năm. Heilbroner với "The wordly philosophers' về các tư tưởng kinh tế vĩ đại nhất. Marx thì em k0 cần giới thiệu nhưng đề xuất cuốn "Selected Writings".
Cảm ơn cụ!
 

bepcuongthinh

Xe buýt
Biển số
OF-724680
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
944
Động cơ
95,072 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Đông
Website
bepcuongthinh.vn
Có shop nào bán online sách này ko cụ ?
 

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
619
Động cơ
447,743 Mã lực
Đây là các tác giả có các tác phẩm chuyên về tư tưởng kinh tế. Như von Mises với "Chủ nghĩa tư do truyền thống' đã được dịch sáng tiếng Việt. Aryan Rand với "capitalism" bênh vực chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ và cực thuyết phục. Muller với "The mind and the market" một tác phẩm lịch sử kinh tế được viết trong hai mươi năm. Heilbroner với "The wordly philosophers' về các tư tưởng kinh tế vĩ đại nhất. Marx thì em k0 cần giới thiệu nhưng đề xuất cuốn "Selected Writings".
Quyển "The wordly Philosophers" cụ viết sai, em tìm mai ko ra. Nó là "The Worldly Philosophers" :) . Có mỗi 1 quyển dịch tiếng Việt nhỉ? em đọc reviews thấy hứng thú rồi.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Quyển "The wordly Philosophers" cụ viết sai, em tìm mai ko ra. Nó là "The Worldly Philosophers" :) . Có mỗi 1 quyển dịch tiếng Việt nhỉ? em đọc reviews thấy hứng thú rồi.
Sorry cụ. 'Worldly' là một từ khá độc, bản thân tác giả cũng không nghĩ ra mà phải thông qua một bữa ăn trưa có phí với một tay biên tập sách. Bảo sao em gõ sai :D Chúc cụ vui vẻ.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Người phụ nữ yêu nhất loại đàn ông nào?

Lẽ thường, các nàng sẽ say mê và gục ngã trong một nốt nhạc trước gã đàn ông biết cách ăn mặc chải chuốt, gọn gàng, có lối ứng xử chân thành, hơi chút gia trưởng và …ga-lăng-tê. Cái lẽ thường ấy không chỉ trong thời bình mà có cả trong thời chiến tranh ác liệt, nơi mà giữa cái sống và sự chết một chút thanh bình trong toa tầu lính lạnh cóng đang rầu rĩ xuyên qua giá tuyết mùa đông cũng là khoảng thời gian quí báu đã hóa thành xa xăm với một đời người.
Trong tiểu thuyết “Tuyết bỏng” của Iuri Bônđarép, nữ quân y Dôi-a Ê-la-ghi-na đã dành cho trung úy đại đội trưởng pháo binh Đrô-dơ-đốp-xki thứ tình yêu theo lẽ thông thường đến nhàm chán đó. Nhưng rất nhanh thôi, Dôia sẽ nhận ra rằng, một người đàn ông dũng cảm, gan dạ trước hiểm nguy, khôn ngoan trong chiến đấu mới là người xứng đáng để cô dâng hiến tình yêu chân thật và xứng đáng là người để cô thổ lộ suy nghĩ thâm sâu nhất đời mình. Trung úy Cu-dơ-nhét-xốp là một người như vậy. Nhưng có điều này Dôi-a không thể biết, rằng trong tất cả các tiểu thuyết tự cổ chí kim, mọi tình yêu chân thật đều có kết cục … không tốt đẹp.

‘Tuyết bỏng’ không kể về tình yêu, nó kể về trận chiến ngăn chặn tập đoàn quân xe tăng Đức đang hành tiến nhằm giải vây cho quân Đức ở Stalingrat. Một trận chiến cam go, phức tạp. Cái cam go và phức tạp khởi đầu trước cả khi Manstein dẫn quân giải cứu Paulus. Nó diễn ra trong tâm tư của tướng Bét-xô-nốp, trong cuộc nói chuyện ở Tổng Hành Dinh, trong cái e dè của vị tướng đồng liêu, trong sự cảnh giác có đôi chút ngờ vực giữa ông và Chính ủy tập đoàn quân Vexnin, trong sự cứng nhắc và khô khan đến lạnh lùng của vị tướng. Cuộc chiến cam go và phức tạp diễn ra cả trong suy nghĩ giằng co của người sư đoàn trưởng muốn được ôm súng lao ra chiến hào, của người cận vệ điên cuồng gào thét, trong những loạt đạn pháo, trong bánh xích xe tăng cày tung đất đen hóa thành tuyết bỏng. Cái cam go và phức tạp hiện ra trong cái chết vô nghĩa của những người lính tuân theo lời chỉ huy ngu ngốc, sự hy sinh của khẩu đội pháo trước sự điên cuồng của chiếc xe tăng lao lên trong thù hận. Cuối trận chiến, phải chăng Cu-dơ-nhép-xốp đã nhận ra chiến trận luôn luôn hoang tàn, man dại, là nơi phẩm tính con người bộc lộ rõ nhất, đau đớn nhất? Người đọc không thể trả lời thay nhân vật chính, chỉ biết sau trận chiến, người lính này “đã trả giá bằng cả cuộc đời mình để bước qua một cái gì đó và cái điều mà anh ta hiểu được đã sững lại, khô cứng trong ánh mắt anh, không tràn ra ngoài” khiến cho vị tướng dày dặn trận mạc cũng phải nhói lòng mà nghẹn ngào không thể thốt ra lời úy lạo.

Review thế thôi, chứ giữa bom đạn ầm oành hỗn loạn, khi thần chết vừa lướt ngang qua, khi những mảng đất đen rơi như mưa rào lộp độp lên thân xác, ta vẫn cảm nhận được một bộ ngực mềm mại thanh tân, cái rắn chắc của cặp đùi con gái, làn hơi ấm của lời thủ thỉ, và tiếng cười dịu dàng khe khẽ của nàng vang vọng bên tai giữa yên lặng của chiến trường… thì chiến tranh luôn mang gương mặt đàn bà. Ôi .. sao mà em thích :P

Tiểu thuyết này đã được được dựng thành phim nhưng phim không hay bằng tiểu thuyết. Tuyết bỏng – NXB Cầu Vồng – Mátxcơva 1988. Chúc các cụ vui vẻ

.
 
Chỉnh sửa cuối:

rgbhis

Xe điện
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
2,024
Động cơ
508,243 Mã lực
Có cụ nào hay nghe sách nói, chia sẻ kinh nghiệm cho e với ạ? Hồi xưa e hay nghe đọc truyện đêm khuya VOV. E đang tìm bản audio "Ba chàng lính ngự lâm" (bản dịch Anh Vũ, Trần Việt - giọng đọc NS Kim Tiến hoặc Hà Phương e ko nhớ rõ). Cái giọng đọc của các nghệ sỹ VOV, e ấn tượng mãi đến tận bây giờ.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,229
Động cơ
691,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người phụ nữ yêu nhất loại đàn ông nào?

Lẽ thường, các nàng sẽ say mê và gục ngã trong một nốt nhạc trước gã đàn ông biết cách ăn mặc chải chuốt, gọn gàng, có lối ứng xử chân thành, hơi chút gia trưởng và …ga-lăng-tê. Cái lẽ thường ấy không chỉ trong thời bình mà có cả trong thời chiến tranh ác liệt, nơi mà giữa cái sống và sự chết một chút thanh bình trong toa tầu lính lạnh cóng đang rầu rĩ xuyên qua giá tuyết mùa đông cũng là khoảng thời gian quí báu đã hóa thành xa xăm với một đời người.
Trong tiểu thuyết “Tuyết bỏng” của Iuri Bônđarép, nữ quân y Dôi-a Ê-la-ghi-na đã dành cho trung úy đại đội trưởng pháo binh Đrô-dơ-đốp-xki thứ tình yêu theo lẽ thông thường đến nhàm chán đó. Nhưng rất nhanh thôi, Dôia sẽ nhận ra rằng, một người đàn ông dũng cảm, gan dạ trước hiểm nguy, khôn ngoan trong chiến đấu mới là người xứng đáng để cô dâng hiến tình yêu chân thật và xứng đáng là người để cô thổ lộ suy nghĩ thâm sâu nhất đời mình. Trung úy Cu-dơ-nhét-xốp là một người như vậy. Nhưng có điều này Dôi-a không thể biết, rằng trong tất cả các tiểu thuyết tự cổ chí kim, mọi tình yêu chân thật đều có kết cục … không tốt đẹp.

‘Tuyết bỏng’ không kể về tình yêu, nó kể về trận chiến ngăn chặn tập đoàn quân xe tăng Đức đang hành tiến nhằm giải vây cho quân Đức ở Stalingrat. Một trận chiến cam go, phức tạp. Cái cam go và phức tạp khởi đầu trước cả khi Manstein dẫn quân giải cứu Paulus. Nó diễn ra trong tâm tư của tướng Bét-xô-nốp, trong cuộc nói chuyện ở Tổng Hành Dinh, trong cái e dè của vị tướng đồng liêu, trong sự cảnh giác có đôi chút ngờ vực giữa ông và Chính ủy tập đoàn quân Vexnin, trong sự cứng nhắc và khô khan đến lạnh lùng của vị tướng. Cuộc chiến cam go và phức tạp diễn ra cả trong suy nghĩ giằng co của người sư đoàn trưởng muốn được ôm súng lao ra chiến hào, của người cận vệ điên cuồng gào thét, trong những loạt đạn pháo, trong bánh xích xe tăng cày tung đất đen hóa thành tuyết bỏng. Cái cam go và phức tạp hiện ra trong cái chết vô nghĩa của những người lính tuân theo lời chỉ huy ngu ngốc, sự hy sinh của khẩu đội pháo trước sự điên cuồng của chiếc xe tăng lao lên trong thù hận. Cuối trận chiến, phải chăng Cu-dơ-nhép-xốp đã nhận ra chiến trận luôn luôn hoang tàn, man dại, là nơi phẩm tính con người bộc lộ rõ nhất, đau đớn nhất? Người đọc không thể trả lời thay nhân vật chính, chỉ biết sau trận chiến, người lính này “đã trả giá bằng cả cuộc đời mình để bước qua một cái gì đó và cái điều mà anh ta hiểu được đã sững lại, khô cứng trong ánh mắt anh, không tràn ra ngoài” khiến cho vị tướng dày dặn trận mạc cũng phải nhói lòng mà nghẹn ngào không thể thốt ra lời úy lạo.

Review thế thôi, chứ giữa bom đạn ầm oành hỗn loạn, khi thần chết vừa lướt ngang qua, khi những mảng đất đen rơi như mưa rào lộp độp lên thân xác, ta vẫn cảm nhận được một bộ ngực mềm mại thanh tân, cái rắn chắc của cặp đùi con gái, làn hơi ấm của lời thủ thỉ, và tiếng cười dịu dàng khe khẽ của nàng vang vọng bên tai giữa yên lặng của chiến trường… thì chiến tranh luôn mang gương mặt đàn bà. Ôi .. sao mà em thích :P

Tiểu thuyết này đã được được dựng thành phim nhưng phim không hay bằng tiểu thuyết. Tuyết bỏng – NXB Cầu Vồng – Mátxcơva 1988. Chúc các cụ vui vẻ

.
Ôi đoạn cuối ~X(~X(~X(
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Cho đến h thì kinh tế thị trường đã bao trùm mọi nơi trên thế giới cho dù ở một vài nơi người ta diễn giải theo 1 cách gọi khác hay theo một cái tên khác (tất nhiên là trừ 1 vài khu vực vẫn còn đương rất lạc hậu hoạc có 1 lãnh tụ thiên tài tài 3 tuổi đã biết lái xe tải băng băng giữa rừng).

Cơ mà kinh tế thị trường thì không phải là lúc nào cũng đưa mọi thứ đi lên, vì nếu mọi thứ chỉ tiến về phía trước thì đâu cần có quyển sách nầy và cũng đâu cần có nhiều thứ khác. Kinh tế thị trường là một liên kết khổng lồ gồm các mắt xích lớn nhỏ đủ loại và bao giờ cũng có vô vàn trục trặc. Trục trặc nhỏ thì có thể yên ả qua đi, trục trặc vừa thì khéo lại kéo mọi thứ đi xuống, không cẩn thận thì sự hỏng hóc sẽ lây lan và kéo theo sự sụp đổ dây truyền. Thế có nghĩa là rất nhiều thứ tốt đẹp tích lũy được sẽ trở về cát bụi.

Làm thế nèo để thị trường được vận hành trơn tru và kiểm soát được càng nhiều rủi ro càng tốt, ấy là vai trò của nhà nước. Nhà nước phải dựa vào các công cụ và quyền hạn của mình để can thiệp vào thị trường sao cho thật khéo léo, không những thế, còn phải phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn khi thấy những tín hiệu bất thường lờ mờ xuất hiện. Vậy thì nhà nước phải dựa vào những nhà kinh tế kiệt xuất, những nhà khoa học kiệt xuất và tất nhiên là càng huy động được nhiều bộ óc kiệt xuất càng tốt.

66632916_2343924815698641_250978114748809216_n.jpg


“ Những đỉnh cao chỉ huy” nói về cuộc chiến thầm lặng của “ thị trường tự do” với phía bên kia, mà ta có thể gọi là người bảo vệ, ông chủ, người điều khiển( tất nhiên là của kin tế thị trường)… tức là những nhà hoạch định chính sách. Các chánh phủ phải chìa bàn tay hữu hình của mình đề dò tìm mong hòng túm được bàn tay vô hình của " thị trường tự do".

Các tác giải điểm qua một số sự kiện lớn của kinh tết thế giới hồi đầu thế kỷ 20, rồi bắt đầu phân tích kỹ càng mọi thứ kể từ khi thế chiến 2 kết thúc. Chánh phủ các nước XHCN tính toán thế nèo với nền kinh tế tập trung và với các kế hoạch 5 năm? thị trường ở Anh có điều gì đặc biệt mà các ông bà nghị cãi nhau dư mổ bò? “thị trường tự điều chỉnh” kiểu Mẽo có gì ghê gớm? Kinh tế Pháp ôn hòa thế seo mà dân chúng lại biểu tình rầm rộ? Nhật Bổn không có " đại nhảy vọt" dưng có seo lại ...đại nhảy vọt? Tung Của chuyển hướng vì lẽ gì ? Tại sao kinh tế ĐNA lại bị khủng hoảng... Các hình thái thị trường được mang ra mổ xẻ và hiển nhiên cùng với mỗi hình thái phát triển sẽ là sự hiện diện vài trò của các chánh phủ, của những người phải chịu trách nhiệm làm cho thị trường tự do được…tự do nhất có thể.

Suốt 800 trang sách là những câu chuyện về sự phát triển, về các cuộc khủng hoảng, về các sự kiện lớn nhỏ của kinh tế khắp nơi trên thế giới. Thị trường tự do, ngày càng sẽ đòi hỏi nhiều tự do hơn và vì thế, các chánh phủ sẽ càng nhọc công hơn, chánh phủ sẽ vừa phải can thiệp vào thị trường, vừa phải tính toán đến sự… can thiệp của chính mình. Gần đây thôi, đã có khơ khớ chánh phủ can thiệp thô bạo vào thị trường, uốn nắn thị trường khiến nó không bao h được tự do và kết quả dư lào thì ai nấy đều đã rõ.

Trong cuốn sách nầy, ta sẽ gặp các nhà kinh tế ( có nhẽ là chánh trị nữa) lỗi lạc. Họ chính là “Những đỉnh cao chỉ huy”, phải đóng một lúc rất nhiều vai. “Những đỉnh cao chỉ huy” vừa làm bà đỡ, vừa làm cảnh sát, vừa làm quan tòa, vừa làm luật sư… cho “ thị trường tự do”, một thứ không hề hữu hình và biến hóa khôn lường.

Sách có quá nhiều câu chuyện, quá nhiều bài học, quá nhiều nhân vật, quá nhiều …thứ và với iem thì là quá hay. Hay đến nỗi thôi thì sau cuốn nầy iem chả thiết đọc cuốn nào về kinh tế nữa!
Kinh tế mà thấy hay là gay rồi, nghe review của cụ cũng thấy lại bắt đầu kêu gọi tìm ra những thiên tài có thể thò bàn tay hwuux hình chính sách tóm lấy bàn tay vô hình của thị trường tự do.
Về bàn tay vô hình: Thực ra chả có bàn tay vô hình nào mà vẫn là những bàn tay hữu hình nhưng ném đá giấu tay qua các tổ chức, quỹ tài chính để thúc đẩy hay lái nguồn vốn rơi vào túi mình.
Về thị trường tự do: Thực ra chưa bao giờ có thị trường tự do mà ông nào đến tham gia thị trường chả phải nộp thuế chỗ, nghĩa là sẽ chỉ được buôn những mặt hàng mà chủ đất thích, giống như đến Ả rập xê út buôn sách cụ Marx nó chả đuổi ráo.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Em dự đây là những dòng review của một trái tim đang fall in love? :D
Em luôn 'in love' mợ à :D Đây là một cuốn tiểu thuyết chiến tranh nhưng cách diễn tả tình yêu cũng, theo em, là khá hay. Một tình yêu chớm nở giữa khói bom và thuốc súng. Ở người con gái, tình yêu ấy không phô trương mà lớn dần trong từng ánh mắt. ở người con zai là sự ghen tuông thầm kín, có một nhục dục bị đè nén, một chút ước ao bị ngăn trở... Tình yêu vỡ òa trong câu hỏi rất đỗi ngây thơ "anh không em gái à?"và lời thổ lộ thẳm sâu của người con gái "nếu tôi bị thương ở đây (bụng) thì không cần phải băng bó".
Em còn có một cuốn tiểu thuyết của Trung Hoa dân quốc, đề tài chiến tranh Trung Nhật nhưng cũng nói về tình yêu rất hay. Ngày còn xưa, em đọc lướt qua, tưởng không ra gì nhưng sau này nhẩn nha đọc lại thì càng đọc càng hay. Có lẽ em phải đọc nó đến chục lần. Cuốn tiểu thuyết này em còn giữ nguyên nội dung nhưng mất xừ mất trang đầu và trang cuối nên giờ cũng không nhớ tên của tiếu thuyết ấy là gì nữa :D Rất ngớ ngẩn
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,229
Động cơ
691,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em luôn 'in love' mợ à :D Đây là một cuốn tiểu thuyết chiến tranh nhưng cách diễn tả tình yêu cũng, theo em, là khá hay. Một tình yêu chớm nở giữa khói bom và thuốc súng. Ở người con gái, tình yêu ấy không phô trương mà lớn dần trong từng ánh mắt. ở người con zai là sự ghen tuông thầm kín, có một nhục dục bị đè nén, một chút ước ao bị ngăn trở... Tình yêu vỡ òa trong câu hỏi rất đỗi ngây thơ "anh không em gái à?"và lời thổ lộ thẳm sâu của người con gái "nếu tôi bị thương ở đây (bụng) thì không cần phải băng bó".
Em còn có một cuốn tiểu thuyết của Trung Hoa dân quốc, đề tài chiến tranh Trung Nhật nhưng cũng nói về tình yêu rất hay. Ngày còn xưa, em đọc lướt qua, tưởng không ra gì nhưng sau này nhẩn nha đọc lại thì càng đọc càng hay. Có lẽ em phải đọc nó đến chục lần. Cuốn tiểu thuyết này em còn giữ nguyên nội dung nhưng mất xừ mất trang đầu và trang cuối nên giờ cũng không nhớ tên của tiếu thuyết ấy là gì nữa :D Rất ngớ ngẩn
Sao đọc chục lần mà cụ có thể quên tên sách chứ? :)) :))
 

Phuongtara

Xe hơi
Biển số
OF-120084
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
181
Động cơ
384,466 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Em không thích lắm cuốn “khát vọng sống”, vì thật sự em không thấy có gì gọi là “khát vọng sống” trong đó. Van Gogh có thật sự là 1 thiên tài hay không, iem cũng không biết , chắc là vì hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung không hề có những công thức đóng khung để oánh giá. Cuốn sách của Xtôun dựng lại 1 phần đời của danh họa Van Gogh, người chỉ được vài họa sĩ tán thưởng khi đã ở tuổi băm lăm và chả hiểu khát vọng sống thế nèo mà ông này lại bắn vào ngực mình rồi đi về nhà nằm chết trên giường khi mới băm 7.

IMG_20200513_105531.jpg


Những diễn tiến của con người Van Gogh dưới ngòi bút của Xtôun cũng rất kỳ lạ. Van Gogh rụt rè mang tranh tới chỗ 1 họa sĩ xoàng là Pitecxen để nhờ ông này “ chỉ giáo”, để rồi ông này mang ê ke thước kẻ ra dựng giàn giáo hòng vẽ lại chính xác hình dạng một người phụ nữa. Một họa sĩ chuyên nghiệp thì đã kịp vẽ vài khuôn hình trong thời gian ông Pitecxen đi lầy đồ nghề dồi. Cơ mà thế quái nào, chỉ một thời gian ngắn sau, Van Gogh lại có thể nhận da những bức tranh “vô hồn” của 1 số họa sĩ thành danh ( Dư Đơ Bốc chả hạn) và phê phán chúng quyết liệt trước mẹt chính tác giả, trong khi tay nghề của Van Gogh cũng chưa tiến được là bao ( Van Gogh đã từng buôn tranh, thích vẽ và đã từng theo học nhiều thày, thậm chí vào học trường Mỹ thuật, chứ không phải là tự học)…

Đọc cuốn này, em lại thấy khoái…Tê ô, cậu em trai của Van Gogh hơn. Tê ô đã luôn ở bên người anh trai “ thất bại” với 1 tình cảm mến thương vô bờ bến. Ai cũng mong có 1 cậu em như Tê ô, dứt khoát thế.

Tai tồ iem nghĩ đổi là “Khát vọng vẽ” thì đúng hơn, vì Van Gogh đã hy sinh cả ...mạng sống để vẽ. Van Gogh đã lấy tiền mua thịt để mua họa cụ, đã tự cắt tai để lấy cảm xúc, đã đặt tác phẩm lên trên cả mạng sống của mình.

Van Gogh là một nhân vật có 1 không hai.

“ Khát vọng sống” là cuốn đầu tiên trong loạt sách danh nhân của NXB tác phẩm mới. Cuốn tiếp sau là “Bức họa Maja khỏa thân” và với iem thì nhân vật trong cuốn thứ 2 mới có vô cùng nhiều “ khát vọng sống”.

Untitled-1adghk.jpg

Untitled-11.jpg


Fran xít cô Gôy a ( Francisco Goya) bộc lộ tài năng hội họa từ rất sớm, đi du học ở Ý và sau khi đoạt vài giải thưởng, quyến rũ vài cô gái đẹp thì anh bèn trở lại Tây Bán Nhà. Khoảng 40 tuổi, Goya được mời làm họa sĩ hoàng gia với mức lương cao nhất ngưởng. Đẹp trai ( dù bị…ngãng tai do 1 căn bệnh bị hiểm), vẽ đẹp, oánh kiếm giỏi, đấu bò ( tót) tài, tiền rủng rỉnh, gái vây quanh…còn gì nữa nhỉ? Cơ mà có 2 thứ khiến những thứ kia trở thành vô nghĩa. 1 là sự chân chính trước lẽ phải và 2 là cảm xúc thực sự của bản thân, 2 thứ này làm thành “ khát vọng sống” đúng nghĩa ( tất nhiên là khát vọng của Goya).

20190812_135137adg.jpg


Samuel Edwards, văn chường dư nước chảy mây trôi, đã vẽ lên 1 con người phi thường, đầy tài năng, đầy khát vọng và đầy kiêu hãnh. Là họa sĩ của triều đình nhưng những bức tranh của Goya là thường đứng về phía đối lập, anh muốn dùng tác phẩm của mình để thức tỉnh một số giá trị tốt đẹp đã biến mất trong giới qúy tộc. Không chỉ thế, Goya còn…tham gia vào đoàn người diễu hành phản đối các chính sách của nhà vua.

Sự kháo khát về chính nghĩa dẫn tới một loạt những tình huống nghẹt thở mà người họa sĩ phải đối mẹt. Goya bị những người bạn hiểu lầm, bị phe triều đình dò xét. Và mọi thứ lên đến đỉnh điểm khi nữ công tước An Bơ đến với Goya. Một cuộc tình đắm say dẫn đến việc Goya phải ra trước tòa. Bức tranh rõ ràng là vẽ nữ công tước An Bơ hỏa thân được mang ra làm chứng, phơi bày trước bàn dân thiên hạ và Goya, tự bào chữa cho chính mình, đã tuyên ngôn thật đanh thép: Sự dâm ô đồi trụy và những điều xấu xa chỉ có trong nhận thức của người xem. Thân thể trần truồng của người liền bà là tác phẩm của tạo hóa. Còn cái ý thức hổ thẹn về sự trần truồng ấy là sản phẩm của tính gian manh.
( Đây đang nói về bức họa maja ( tiếng TBN nghĩa là cô gái đẹp, sau mới bị biến tấu, dư kiểu…từ ô sin ở VN) khỏa thân, chứ nói về tranh gái hỏa thân của các họa sĩ VN thì iem không dám chắc Goya nói có đúng không nữa).

Maja hỏa thân
1920px-Goya_Maja_naga2.jpg


Maja mặc quần áo.
1920px-Goya_Maja_ubrana2.jpg


Tình iu đắm say, tình báo bí hiểm, đấu kiếm kịch liệt, truy bắt gay cấn…. các sự kiện cứ diễn da liên tùng tục trong "Bức họa Maja khỏa thân", một trong những cuốn tiểu thuyết tiểu sử hay nhất mà iem đã đọc.
Em rất thích cách review funny của bác, đọc qua lần đầu thì hơi khó cảm nên em phải đi làm ly trà nguội xong quay lại đọc lại lần nữa (trà thì hoặc trà nóng hoặc trà đá chứ trà đã nguội thì vô vùng khó nuốt mà e còn uống được cơ mà :D)

Còn về Van Gogh và Francisco Goya thì có hai cách bước vào hội họa cực kỳ cách biệt, nếu mà văn học thường phải lấy các hình ảnh đối lập để tăng tính hiệu quả thì đây là một ví dụ. Và bác có vẻ thích hàn lâm và drama hơn :)
Em không đủ "may mắn" được nếm trải những khó khăn của Van Gogh nhưng mà em cũng không phải "vào đời bằng đại lộ" (Lối Nhỏ - Đen) nên em yêu thích con đường của Van Gogh hơn. Như kiểu mẹ nghèo thì hay lấy tấm gương vượt khó cho con học ấy bác, thành ra em quen mất rồi. Hoặc là em bị cái bệnh gì kỳ cục là thích cái gì đơn giản và trần trụi hơn. Như có lần em đọc "Suối Nguồn", đến 2/3 sau trở đi của cuốn này làm em khá thất vọng vì nó có những tình tiết hơi kịch tính như một cuốn tiểu thuyết. mặc dù nó là một cuốn tiểu thuyết thực sự nhưng em lại khá thất vọng vì nó giống một cuốn tiểu thuyết :D.
Về Van Gogh em cũng đọc được những ý kiến trái chiều. Ví dụ bạn em, một đứa học mỹ thuật nhưng mà chỉ trở thành thợ vẽ chứ không thành được họa sỹ đã nói với em rằng "Van Gogh bị điên đấy, chị không thấy màu sắc trong tranh ông thường u tối, đến hoa ông ấy vẽ thì bức nào cũng úa tàn". Em thì nghĩ là thiên tài cũng gần với tự kỷ, sự khác biệt với người thường cũng đến theo nhiều cách, một trong những cách thường thấy là "điên".

Tóm lại là em rất thích cách review của bác, một ngày nào đó có thể em sẽ tìm đọc "Bức họa Maja khỏa thân" mặc dù theo em cảm nhận nó đã không còn phù hợp với thể loại mà em yêu thích trong giai đoạn này của cuộc đời mình.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Kinh tế mà thấy hay là gay rồi, nghe review của cụ cũng thấy lại bắt đầu kêu gọi tìm ra những thiên tài có thể thò bàn tay hwuux hình chính sách tóm lấy bàn tay vô hình của thị trường tự do.
Về bàn tay vô hình: Thực ra chả có bàn tay vô hình nào mà vẫn là những bàn tay hữu hình nhưng ném đá giấu tay qua các tổ chức, quỹ tài chính để thúc đẩy hay lái nguồn vốn rơi vào túi mình.
Về thị trường tự do: Thực ra chưa bao giờ có thị trường tự do mà ông nào đến tham gia thị trường chả phải nộp thuế chỗ, nghĩa là sẽ chỉ được buôn những mặt hàng mà chủ đất thích, giống như đến Ả rập xê út buôn sách cụ Marx nó chả đuổi ráo.
Cụ hơi cực đoan :P bàn tay vô hình là có nhưng không như thời Adam Smith, bàn tay vô hình bây giờ là sức sáng tạo và sức cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, từ đó tác động đến điều tiết vốn quốc tế. Còn thị trường tự do là một khái niệm phóng đại từ khái niệm 'nền kinh tế tư nhân' nhằm hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Nguyên nhân là do, vai trò của nhà nước luôn bị lẫn lộn; vừa là một chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế vừa là tác nhân lớn nhất điều tiết nền kinh tế. 'Điều tiết hay phi điều tiết' cũng giống như "To be or not to be' vậy :P

Sao đọc chục lần mà cụ có thể quên tên sách chứ? :)) :))
Thế mới nói là ngó ngẩn :P.. Chục lần là cũng chừng hơn 20 năm rồi mợ.... để hôm nào em review cuốn đó nhờ các cụ tìm hộ cái tên :P
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top