Quá lâu cho một lời hẹn. Thật là thất lễ với các cụ. Thôi thì các cụ
DaDieuchienxu Lead vịt và mợ chủ chiếu cố… cuối năm, em bận… quá nhiều yêu thương để nhận ra cuộc đời cũng chẳng quá dài như ngày xưa lúc tuổi 20 ta đã hằng lơ đãng.
Lần trước em nói về một cách tiếp cận mới với tác phẩm ‘Godfather’. ‘Bố già’ như chúng ta quen gọi và tiếp cận nó dưới hình thức một tác phẩm văn học không thể phân loại rõ ràng: hình sự, trinh thám, tội phạm, văn hóa, gia đình, chủng tộc hay tình yêu. Có lẽ bởi không thể phân loại như vậy nên người ta thường gọi nó là tiểu thuyết về thế giới mafia và tiếp cận nó như cách nhiều người háo hức nghe các trải nghiệm trong chốn lao tù, hay hứng thú theo dõi các sự kiện anarchical diễn ra ở đâu đó…
Thực ra, cách tiếp cận của em là cách tiếp cận tổng hợp, có thể nói (miễn cưỡng) là cách tiếp cận theo chiều hướng anthropology (hơi có tính học thuật một chút
). Cách tiếp cận này biến người đọc thành một Micheal già nua, cũ rích, ngồi bên lò sưới đọc lại thiên niên sử của gia đình mình và của chính mình. Thế nên nó không nhìn nhận gia đình Corleone là một gia đình tội phạm, mà xem nó như là một sự tiến hóa của một tổ chức xã hội. Để hình dung, hãy xem cách tiếp cận này như một chữ V lộn ngược, với đáy là cuốn Bố Già mở rộng. Từng trang sách lật giở, các con chữ bay lên tụ lại ở đỉnh tam giác, nơi đó lơ lửng các câu hỏi cuộn xoáy vào nhau, không câu hỏi nào là đầu tiên và không câu hỏi cuối cùng: gia đình là gì? Ta là ai và ta sống để làm gì? thế nào là yêu thương? cái ác xuất hiện từ đâu? để tiêu diệt, loại bỏ cái ác, chúng ta có cần phải ác độc hơn cái ác độc? trong khi loại bỏ cái ác chúng ta có nên giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp khi chúng chỉ là những nét điểm tô giả tạo cho những xác chết mà chúng ta phải trả cho những lầm lỡ của mình? Cái ác chết đi, ta sẽ nguyên lành như cũ hay ta tiến hóa thành một thứ gì đó tồi tệ hơn hay tốt đẹp hơn? Đạo đức có phải là một sự tưởng tượng hay không? Ai là người bạn thật sự của ta? Ai là người mà ta yêu thương nhất? bản tính tự nhiên và trách nhiệm xã hội, cái nào mới khiến ta thực sự là ta... etc.. rất nhiều câu hỏi, rất nhiều đáp án. Những câu hỏi vần xoay, sắc bén và nhọn hoắt như mũi giáo đâm lao thẳng vào trái tim của một Micheal già nua hoài niệm.
Với cách tiếp cận này, em đã không thể review ngắn gọn, súc tích. Bởi đó không còn là review, nó là phân tích tác phẩm mất rồi. Nói chung là thú vị. Ví dụ, chỉ vài trang đầu tiên chúng ta va ngay vào những khái niệm triết học rất sâu sắc: tình bạn, pháp luật, niềm tin, paterfamilias…rồi các khái niệm về conservatism, liberalism, racism, discrimination, khoan dung, độ lượng, thứ tha, trật tự và phụ thuộc, độc lập và hỗn loạn….mà để hiểu được chúng, có lẽ ta lại phải đọc thêm vài nghìn trang sách nữa. Có nên lãng phí thời gian không nhỉ … bởi rốt cuộc, Godfather chỉ là một tiểu thuyết về mafia Ý trên đất Mỹ thôi mà?