Em có dạy đời thì em cũng ngồi ngay ngắn để dạy. Ko biết cụ có làm được như em ko?
Nhân tiện để em khai trí cho cụ vì sao Giết con chim nhại lại là tác phẩm kinh điển.
Ngay cả câu mở đầu "Giết con chim nhại là một tội ác" cụ cũng chỉ hiểu vì giết một con chim là tội ác thì cụ lấy gì để review tác phẩm? Người ta giết chim, gà, sóc đầy ra, vì sao nó lại ko là tội ác?
Bởi vì con mocking bird trong tác phẩm này là đại diện cho những người màu da khác người da trắng. Thời điểm những năm 60 và trước đó, nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ dữ dội đến mức ngay cả sự có mặt của người da đen trong cộng đồng người da trắng đã là một tội lỗi. Ngay trong truyện, người da trắng cũng sẵn sàng kết tội một người da đen dù chẳng có bằng chứng gì. Quyền sống của người khác màu da được người da trắng định đoạt bằng bạo lực và sự khinh miệt kéo dài từ đời này sang đời khác. Người da màu chỉ là nô lệ, và người ta có giết bớt người da đen, người Mỹ Anh điêng (Native American) đi thì cũng chỉ là một việc rất bình thường.
Trong hoàn cảnh xã hội phân biệt cực đoan đến thế, người luật sư da trắng trong truyện đã bào chữa cho một người da đen, chống lại cộng đồng da trắng mà gia đình ông ta thuộc về. Ông ta ko chỉ là hình mẫu luật sư cho công lý, ông ta còn là một người Cha dạy con mình điều gì là đúng, điều gì là sai. Màu da có quan trọng ko? Con chim nhại có tội gì để phải chết nếu "nó chẳng làm điều gì khác ngoài việc hót cho chúng ta nghe từ tận đáy tim của nó". Một người vì sao phải chết nếu anh ta ko cùng màu da với những người còn lại? Hoặc đơn giản là ko giống như một số đông khác?
Ta dạy con cái mình điều gì khi ta mang trong lòng hận thù và định kiến, liệu ta có thể dạy cho con mình về lòng dũng cảm giữa sự lựa chọn điều gì đúng, điều gì là sai?
Cô bé trong truyện cũng chính là tác giả. Và người luật sư cũng được xây dựng trên hình mẫu Cha của bà. Đặt quyển sách đầy tính biểu tượng và nhân văn thế này trong bối cảnh xã hội Mỹ lúc đó, và cả bây giờ khi mà sự phân biệt chủng tộc khắp nơi trên thế giới, mới thấy được vì sao nó lại là kinh điển.
Ngay ở Mỹ lúc này, ngay cạnh khu nhà giàu ở Pablo Alto vẫn còn một bên là khu của người da đen mà trước đây người da trắng sẽ ko bao giờ bước qua, dù chỉ là một cái hàng rào. Cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc này có thể chẳng bao giờ kết thúc, nhưng ngay cả thế thì khi có thể người ta vẫn cần phải có tiếng nói của mình, dù nhỏ, giống như quyển sách này khi nó ra đời.
Em tạm chia sẻ vài ý về quyển sách nổi tiếng này. Chất lượng bao giờ cũng hơn số lượng. Hi vọng cụ đọc có chất lượng và bớt giả ngọng đi cụ nhe.
Mợ đao to búa nhớn quá, nên thôi thì mềnh bẩu dư này…
1. Chim nhại là loài chim vô hại có tiếng hót véo von, được nhiều người coi là biểu tượng của sự hiền lành chất phác dung dị chăng? Có lẽ thế nên khi tặng khẩu súng hơi cho 2 con, một ông bố gương mẫu điển hình đã dặn dò, đại loại “Bắn gì thì bắn, nhưng không được bắn con chim nhại”
.
Đây là thuật lại thời điểm được chọn để bắt đầu rì viu, là 1 đoạn trong sách. Mắc mớ gì đến người rì viu mà bẩu hiểu với không hở mợ?
Chính là đoạn nầy ( mợ đã đọc chưa?)...
"Khi cho chúng tôi những khẩu súng hơi bố Atticus không dạy chúng tôi bắn. Chú Jack dạy chúng tôi những nguyên lý cơ bản của việc đó; chú nói bố Atticus không quan tâm đến súng ống. Ngày nọ bố Atticus nói với Jem, "Bố thích con bắn vào mấy cái thùng thiếc ở sân sau, nhưng bố biết con sẽ đi săn chim. Cứ bắn mọi con giẻ xanh mà con muốn, nếu con có thể bắn trúng, nhưng hãy nhớ giết một con chim nhại là tội lỗi."
Đó là lần duy nhất tôi từng nghe bố Atticus nói làm một điều gì đó là tội lỗi, và tôi hỏi cô Maudie về điều đó.
"Ba cháu đúng," cô nói. "Những con chim nhại chẳng làm gì ngoài việc đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức. Chúng không phá hoại vườn tược của con người, không làm tổ trên những bẹ ngô, chúng không làm việc gì ngoài việc hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Điều đó lý giải tại sao giết một con chim nhại là tội lỗi."
Khi xuất hiện, con chim nhại chưa có ẩn ý gì cả. Chính vì không hiểu mà cô bé Scout phải sang nhà hàng xóm hỏi han. Tất nhiên bạn đọc cũng chỉ biết dư bé Scout thôi chứ, biết “con chim nhại là vô hại và hót cho ta nghe” và "giết một con chim nhại là tội lỗi".
Đến đoạn nầy mà biết con chim nhại là abc thì là do nghe người khác kể lại, tự đọc thì còn lâu lắm.
2. Từ đây, tác giả mất bao công sức để ẩn dụ rất tinh tế và kiên trì, ngõ hầu giúp người đọc liên tưởng hình ảnh con chim nhại với người da đen. Độc giả có hiểu dụng ý của tác giả không? Thì có gì mà không hiểu. Scout cũng hiểu, nên cuối truyện có nói
“nó giống như việc bắn một con chim nhại vậy, đúng không bố?"
Mềnh có hiểu không? Không hiểu sao mềnh cũng cố gắng kết thúc phần túm tắt nội dung bằng 1 phép ẩn dụ ( phân tích chính cái rì viu của mềnh cảm giác khá là lố bịch) khi gõ phiên
tòa xử anh da đen và
con chim nhại phải chết.
3. “Bởi vì con mocking bird trong tác phẩm này là đại diện cho những người màu da khác người da trắng!”--> Có vấn đề đọc hiểu nên hô khẩu hiệu hả?
Trong cuốn sách này, tác giả dựng chim nhại thành
biểu tượng của sự ngây thơ vô hại, không liên quan gì đến người da, đen, vàng, đỏ. Rõ chửa?
Thế nên bà Lee mới dày công sắp đặt hình ảnh chim nhại trong các đoạn cần thiết ĐỂ người đọc liên tưởng, móc nối. Nếu có liên tưởng ( liên tưởng khác liên quan à nghen) giữa người da đen với chim nhại, thì hình ảnh người da đen sẽ thế nèo thì ai cũng hiểu. Sự tài tình của bà Lee chính là chỗ bà bà đã kết nối thành công. Cuối cùng thì trong mắt bạn đọc, những người da đen đã trở thành những người ( hầu như) vô tội, vô hại và giết ( bữa bãi) họ là một tội ác.
Sự liên tưởng có nhiều cách, thí rụ…
a. Nhìn bánh chưng dễ liên tưởng đến ngày tết (tượng trưng)
b. Nhìn con gà trống goloa là dễ liên tưởng đến người Pháp (Biểu tượng)
c. Nhìn quả khế liên tưởng đến...ê răng. Ở đây thì quả khế chả tượng trưng, biểu tượng hay đại diện cho cái răng và ngược lại. Con chim nhại và người da đen nằm trong trường hợp này.
Chính vì đây là sự liên tưởng nên nó cũng rất ý nhị, không dùng để hô khẩu hiệu dư mợ ( cơ mà hô cũng không sao, có người còn hô to hơn mợ khi bẩu chim nhại vừa đại diện cho da đen, vừa đại diện cho lòng dũng cảm abc nữa kia, rõ khổ cho con chim). Có người còn liên tưởng chim nhại với Boo, và với nhiều thứ khác.
Trong khuôn khổ cuốn sách này, chim nhại chưa bao giờ là đại diện, biểu tượng hay cái gì gì của người da đen, da vàng, da đỏa.
4. Phép ẩn dụ được tác giả sử dụng rất lao tâm khổ tứ. Rì viu ngay từ đầu nói toẹt da tỏ rõ ta hiểu thì kể cũng không sao, nhưng nó phí cái công thi triển phép ẩn dụ của tác giả ( Hay đó chính là cách mợ iu tác giả nhỉ?).
5. Rì viu mỗi người mỗi cách, tự nghĩ mình là nhất cũng không sao. Muốn dạy dỗ hay đao to búa nhớn trên mạng ờ thì cũng được ( Đoạn nầy nói nhỏ, đến bà Lee còn chả thuyết phục được mềnh công nhựn sách của bà là kiệt tác thì mợ tuổi gì, có phỏng?), nhưng đầu tiên phải tự đọc tự hiểu cái hẵng.
Thế mợ nhá!