Rèn luyện Phật tính
Thớt cũ sắp hết, thớt mới cũng chuẩn bị mở. Đó là quy luật của vô thường.
Vạn pháp vô thường, tâm chúng ta vô thường, tất cả đều sinh diệt không ngừng nghỉ.
Vì tất cả đều sinh diệt nhanh chóng nên các pháp chẳng bao giờ theo ý mình, tự thân nó vận hành nên chẳng ai làm chủ được nó. Và vì thế mà chùng ta luôn bất toại nguyện.
Chúng ta bất toại nguyện vì chúng ta ko đc giàu sang như mong muốn, mà nếu có giàu thì phải vật vã mà giữ nó. Chúng ta bất toại nguyện vì không có được hạnh phúc như người khác. Bất toại nguyện vì hạnh phúc đã đến rồi nhưng không giữ được nó. Chúng ta bất toại nguyện vì ta không thành đạt đc như người khác. Hoặc ta đau khổ khi đã thành đạt mà lại mất mát nó… Tất tần tật, danh dự, kỳ vọng, lý tưởng… đều không thể làm ta toại nguyện lâu dài.
Cả cuộc đời là một chuỗi những sự toại nguyện ngắn ngủi và bất toại nguyện đằng đẵng cứ nối tiếp, nối tiếp nhau. Ta đang sống giữa sân khấu bi hài kịch của những sự giành giật, sự tranh đấu, sự dẫm đạp để đạt đc những điều toại nguyện trên kia.
Mỗi 1 suy nghĩ, mỗi 1 hành động trong cuộc sống hàng ngày, ta đều hành động 1 cách vô thức hoặc hữu ý hướng về những mục tiêu kia. Trong đời sống hàng ngày, khi mắt ta nhìn thấy 1 vật, tai ta nghe 1 âm thanh, 1 câu chuyện, lập tức thông tin đc đưa lên não. Tại đó, thông tin được đối chiếu với kinh nghiệm mà não đã thu thập từ bé, nó sẽ đánh giá điều này tốt, điều kia xấu, điều này đáng được yêu, điều kia đáng ghét. Và từ đó, nó sẽ đưa ra hành động thích hợp để quyết định ôm lấy sự vật sự việc hay đẩy ra và hủy diệt nó. Thường thì xu hướng hành động của nó là hướng về các mục tiêu cao đẹp mà nó đã được dạy dỗ và tiếp nhận từ bé cho đến hiện tại. Đáng yêu thì ôm vào, đạt cho bằng được. đáng ghét thì đẩy ra, hủy diệt nó, mong nó sẽ mãi mãi biến mất.
Tội lỗi chính ở 2 khâu cuối này, đối chiếu với kinh nghiệm, khuôn mẫu trong đầu; và hành động để đạt được hay hủy diệt đối tượng. Mọi đau khổ, bất toại nguyện cũng từ đây mà kéo nhau đến rồi đi trong cuộc đời mỗi con người.
Ở 1 nơi nào đó ngoài vũ trụ, nếu họ chẳng biết đến những mục đích cao đẹp của chúng ta, nên họ cũng chẳng có ham muốn về những mục đích đó. Chẳng cần ai tung hô tôi là kẻ giỏi giang, tôi là kẻ thành đạt, tôi đáng được kính trọng, tôi là người hạnh phúc… Vậy họ có bất toại nguyện như chúng ta không? Không có bất toại nguyện!
Vì họ đâu có được dạy về những khuôn mẫu đẹp đẽ đó, đâu có cần phải được dạy dỗ để đấu tranh sinh tồn một cách khốc liệt như chúng ta, và những tham vọng càng ngày càng lớn theo cái tôi của mỗi cá nhân. Tất cả chỉ là sự tịch tịnh, yên lặng và mát dịu. Vậy họ khác ta ở chỗ nào? Họ khác ở chỗ họ không có bất toại nguyện. Khác ở chỗ chẳng có khuôn mẫu nào để mà phi đến. Không có cái tốt, cái đẹp để mà phi đến đâu, vì không đến được thì lại thất vọng và rơi ngay về trạng thái ngược lại là cái xấu xa, cái sai trái.
Ta chẳng cần biết phải đạt được Phật tính thế nào, ta chỉ cần không còn nhiều bất toại nguyện, chỉ cần sự an lạc trong tâm chứ ko phải bên ngoài. Chỉ cần mỗi ngày ta đập đi được 1 khuôn mẫu, mỗi ngày ta nhận ra sự thật phũ phàng, có cái tốt mới có cái xấu, có phải mới có trái, có hạnh phúc mới có khổ đau…Mỗi ngày hãy nhận ra, buông cái tốt ra, tự nhiên cái xấu biến mất, buông cái sự phải ra, tự nhiên cái trái biến mất…buông cái tôi bản ngã ra, ta sẽ có được tất cả, tất cả là ta, ta là tất cả…