Cảm ơn cụ đã đưa ra ví dụ minh họa.
1. Với ví dụ như trên, cụ vi phạm chính cái tác dụng của vạch mắt võng ( cụ với em cứ thống nhất kẻ mắt võng ở HN là đúng đã), đó là cấm dừng đỗ, phải ko ạ.
2. Ngược lại, nếu coi vạch kẻ sai, không có tác dụng về luật, nhưng lại có tác dụng thực tế sử dụng như đang diễn ra tại HN thì e lại đánh giá hành động trong ví dụ là văn hóa đi đường ạ. Tới hiện tại E chưa thấy có văn bản có hiệu lực nào quy định về việc dân đen ta nhìn thấy vạch ý đi như thế nào cả. Toàn tự suy khi nhìn thấy đèn, biển báo đc phép rẽ thôi ạ.
3. Quay lại vấn đề chính. Đi từ đằng GV mà ra cái anh Cát Linh xưa nay là rẽ phải, mới đây có anh Hào Nam chuyển nhượng về, chọc ngay giữa 2 anh. Sự lúng túng của nơi có trách nhiệm đã thể hiện rõ ràng ở nơi ngã 5 này (và nhiều nơi nhiều ngã khác) dẫn đến dân đi cũng lúng túng theo. Như các cụ đã thấy, theo kinh nghiệm thì Thủ Đô cần 'thử nghiệm' nhiều lần mới gỡ đc những bài toán 'hóc búa' này. Vậy nên ra đường các cụ thấy nay thay biển, mai kẻ đường là chuyện rất đời thường. Khi tham gia GT các cụ hãy trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để đương đầu với những 'thử nghiệm' mới này nhé!