Cụ chia sẻ kinh nghiệm trồng rau sạch của nhà cụ đi, nhà em mới gieo 1 lứa mà thấy còi cọc quá
Cái này không biết nhà cụ làm thế nào? hộp xốp, chậu nhựa hay xây bể như nhà mình?
Ở đây em hướng dẫn chung các cụ mợ nhé. Nếu các cụ mợ theo dõi hết thớt thì cũng thấy sơ rồi, giờ em trình bày chi tiết theo cách nhà em "canh tác" và kinh nghiệm cá nhân tích lũy mấy chục niên để các cụ mợ trâm cứu nhé:
1. Xây bể (làm luống theo cách của nhà em): em chỉ tham gia fụ trách và chỉ đạo đúng nội dung này, thực hiện như sau:
+ xây các ụ đỡ lên cao hơn nền gạch khoảng 20cm (cái này không bắt buộc đâu, nhưng nên làm theo cách này để bảo quản sàn mái- tránh bị nứt thấm)
+ làm tấm đan, gác tấm đan lên ụ đỡ (hoặc đổ trực tiếp trên ụ đỡ-cách này thì khó thi công), láng đáy (mặt tấm đan) thật kín tránh không để nước thoát khỏi đáy bể (cái này rất quan trọng nhé vì nước thoát đáy sẽ làm khô mất đất-không giữ được độ ẩm cho cây),
+ xây thành bể cao tầm 50-60cm, trên tường bể tầm khoảng 20-30cm đặt các ống nhựa thoát nước chống tràn và chống úng thối rễ cây (ống fi 15 thôi) và còn để giữ nước (giữ độ ẩm cho đất). bể trát hay không trát tùy vào cách làm của các cụ mợ, nhưng theo em thì nên trát ngoài. Thế là xong phần bể
2. Về đất: Cái này chỉ trình bày theo cách nhà em làm thôi nhé, cái này thì tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà thực hiện. Nhà ông bà em đây ở HàNội2 nên cũng rất thuận tiện cho khâu xử lý đất này. Riêng nội dung này mẹ em fụ trách và thực hiện như sau:
+ đất ruộng lấy về đổ vào bể trộn với mùn ở ruộng (rơm, dạ lâu ngày đã rữa) hoặc tro đốt ruộng về trộn cùng (thời điểm nhà em bắt đầu thực hiện việc này vào đúng mùa gặt nên ra ruộng xin không về được), và bây giờ cứ đến mùa gặt là đi lấy về để đấy sử dụng dần cải tạo đất.
Các cụ mợ lưu ý: khi trộn đất nên trộn thêm vôi bột vào đất nhé (cái này rất quan trọng để tránh sâu bệnh) trộn theo cảm tính thôi miễn là các cụ mợ đừng đem vôi bột ra trồng cây là được (1/2 xô nhựa trên 1 luống)
+ đất chỉ đổ vào bể cách mặt bể khoảng 15-20cm không nên đổ đầy, đổ đầy khi tưới hoặc khi mưa bắn đất ra rất bẩn.
Thực hiện hết 2 nội dung trên cũng tương đối việc đấy các cụ mợ à. Những công việc này nhà em gần như là thuê hết, chỉ có cụ bà nhà em ngứa tay ngứa mắt thì động chân động tay thôi, mình thì "cờ hịu". Cách làm đất này là của riêng nhà em, nhưng hôm trước trên này có 1 cụ cũng chia xẻ tương tự, là mợ nhà cụ ý mua đất về còn cụ cùng các F1 đảm nhiệm vận chuyển đất lên tầng 4 đổ vào bồn
3. Còn về trồng và chăm bón cây (nội dung này thì thực hiện cho cả hộp xốp, chậu nhựa, xây bể hoặc làm vườn nói chung): Tùy từng mùa mà các cụ mợ trâm cứu trồng cây cho phù hợp và chăm bón thôi - kinh nghiệm thì cứ năng chăm tưới tắm thì ắt sẽ có ngày tốt tươi ạ, ngoài ra còn phải đảm bảo các nội dung sau:
- cây gì cũng vậy nói chung 1 ngày tối thiểu phải ra “nhìn thấy” ánh sáng mặt trời 4 tiếng đồng hồ (nắng hay không nắng iem không chịụ trách nhịm ợ), có sương, có nắng là ổn nhất. tốt nhất là trồng cây ngoài trời, không che đậy gì hết.
- Một ngày tưới tối thiểu 1 lần hoặc sáng sớm tưới 1 lần, chiều tối tưới 1 lần, không được tưới trong lúc trời đang nắng gắt (cây sẽ bị cảm). Như nhà ông bà em đây và nhà em ở ngoài phố thì dùng ô doa (mua trên Hoàng Hoa Thám) tưới một lượt đảm báo nước thấm đều bề mặt đất là ổn.
- còn về phân: cái này kiểu gì cũng phải có các cụ mợ nhé, k có thì nói chung là khó có thể tốt tươi được "người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" kinh nghiệm dân gian ròi. các các cụ mợ đừng ngại nhé mình bón dưới gốc nó sẽ chuyển hóa dinh dưỡng lên cây thôi, không đổ lên cây thì vẫn sạch sẽ. phân tự nhiên thì chỉ có phân chuồng chứ không phải loại của mấy bác Cổ Nhuế nhé (phân do gia súc thải ra, cái này nếu có được trộn cùng với khi làm đất thì là rất tốt ạ-hình như cái này có bán trên Hoàng Hoa Thám dạng khô ạ) và phân tự ủ từ nước rác, rau củ quả, thức ăn thừa bỏ đi (cả 2 đều là gốc hữu cơ-lành ạ).
Ngoài ra còn có NPK là (Kali-K, Đạm-N, Lân-P) để có thể chăm bón và điều chỉnh liều lượng phù hợp cho từng loại cây, tường giai đoạn phát triển của cây. Tác dụng của từng ký hiệu như sau:
+(K- có màu đỏ) Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá...
+(N- đạm có màu trắng tinh) Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...
+(P- lân có màu đen) Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...
Có thể mua riêng lẻ từng loại theo cách phân biệt mầu sắc ở trên.
- Tiêu diệt sâu, bệnh: nhà em gấu trồng chơi ít nên có lẽ là ít sâu hoặc chim nó bắt hết nên không để ý (với lại gấu sợ sâu). Còn như vườn của mẹ em đây thì thấy bà thường làm như sau: một là đêm hay soi đèn bắt sâu; hai là nếu cây bị bệnh thì bà ngâm sẵn nguyên cả vại ớt, tỏi linh tinh gì đấy để xịt hoặc sua đuổi côn trùng cũng như kháng bệnh
4. Về giống: theo em biết thì có 2 loại: gieo hạt và trồng cây, ươm cành
- Gieo hạt giống: Hạt giống cũng rất quan trọng, quyết định về chất lượng của rau trái. Kinh nghiệm và nắm bắt thấy thực hiện như sau:
Khi mua hạt giống về đang trong túi đóng kín là reo ngay. Trường hợp reo không hết (không đủ đất để reo), phần còn lại bảo quản kỹ, trước khi gieo hạt nên phơi hạt ra nắng để tiêu diệt mầm bệnh.
Về giao hạt giống em thấy có nhiều người làm cẩn thận lắm ngâm ủ hạt nứt nẩy mầm rồi mới reo (làm thế này thành công rất cao). Mẹ và gấu nhà em làm thường cứ reo thẳng hoặc ra chợ mua cây giống về trồng. Gấu nhà reo ở chính nhà em ở ngoài phố trong hộp nhựa và hộp xốp là reo thẳng lên mặt đất luôn - kiểu này toàn bị chim nó sơi hết (gấu hay than nhưng em thì lại thấy hay ạ - đất lành chim đậu). tốt nhất khi reo hạt xong có lưới che hoặc rải lớp mùn, đất xốp lên trên để đỡ thất thoát ợ (chim nhặt mất), không đậy kín nhé. giữ độ ẩm cần thiết, tưới nhẹ không sẽ bị xô, dồn hạt (chỗ nhiều chỗ ít khi mọc không đều). sau 5-7 ngày hạt bắt đầu nẩy mầm, lúc này thân cây mảnh yếu dễ bị đổ rạp vì vậy cũng cần tưới nhẹ (có khi nên dùng bình xịt phụ kiểu phun sương ổn đấy các cụ mợ ạ). cây lên rồi, tùy theo từng loại cây, từng thời điểm mà phân tro như ở trên các các cụ mợ chăm và lại đúc rút kinh nghịm thui
- Trồng bằng cây và trồng bằng loại ươm cành:
+ Loại cây trồng: su hào, bắp cải, lơ xanh ... mua giống ngoài chợ
+ Loại ươm cành: Gấc, rau mùi, rau ngót (ngót ta, ngót nhật), rau muống, lá nốt, hành lá, trầu không, hoa hồng... hoặc cây chiết: chanh, bưởi, ổi...
chuẩn bị đất như trên trồng và ươm, cắm vào đất. giữ độ ẩm cần thiết, không tưới nhiều quá, úng thối gốc là sẽ hỏng, sau một thời gian cây mọc dễ và sẽ phát triển như bình thường
5. Về thu hoạch: thì cứ nhìn thấy ăn được là ăn thôi, không nên để già vì già sẽ khó sơi với lại mất hết đinh dưỡng, các loại cây dây leo cho hoa trái như bí mướp, su su, dỗ, dưa chụt ... không nên để già, vặt ngay vì để cây còn có dinh dưỡng nuôi các củ quả khác
CẢM ƠN CÁC CỤ MỢ QUAN TÂM. CHÚC CÁC CỤ MỢ TRIỂN KHAI CANH TÁC THÀNH CÔNG TRÊN THỬA RUỘNG NHÀ MÌNH Ạ!