Trong giai đoạn này, tại Việt Nam cũng diễn ra một cuộc cải đạo quy mô lớn ở khắp các tỉnh thành, và gây ra nhiều xáo trộn trong dân chúng. Vụ việc sau đây do viên
công sứ ở Vinh (Nghệ An) kể lại, trong thư đề ngày 22 tháng 4 năm 1891 gửi cho giám mục Pineau, Đại diện Tòa thánh tại vùng Nam Bắc kỳ:
[36]
“ | “Chúng tôi từ Lương đến Yên Trạch ngày thứ ba 31 tháng 3. Rời Lương khoảng nửa giờ, chúng tôi gặp dân làng Kim Liên đợi chúng tôi trên đường, vừa khóc lóc vừa trình cho chúng tôi các lời khiếu nại chống linh mục Klingler.
“Một ngôi chùa thật đẹp, được dựng lên từ hơn một thế kỷ, nằm ở ven đường, năm ngoái đã bị rào kín và từ khi đó bị biến thành đồn bót của Gia Tô giáo. Hình như một vài tín đồ Gia Tô có yêu cầu linh mục Klingler đến lập một đồn bót tại làng. Họ ép buộc những người khác trong làng phải cải đạo như họ, phải nhường ngôi chùa để làm đồn bót; đồn bót này có thể được dựng lên nơi khác nếu linh mục Klingler có một tí tôn trọng lòng sùng kính tôn giáo của những Phật tử. Hiện nay chỉ còn có bốn người trong làng theo Gia Tô giáo. Tất cả những người khác đều nói với tôi rằng họ không muốn theo, họ đã theo chỉ vì họ bị ngược đãi và bị đe dọa đuổi ra khỏi làng bởi những người đã cầu viện vị thừa sai này...
“Tôi đến viếng ngôi chùa, vài phần đã bị đập phá, và tại đó tôi thấy có một cái cùm; dân làng xác nhận với tôi là họ thường bị cùm ở đó do lệnh của vị thầy giảng và của các tín đồ mới theo ở Kim Liên hay ở Bảo Nham: đó là những người đòi họ phải cải đạo, phải nhường ngôi chùa và đất của chùa, phải nộp các đồ tịch thu và lương thực. Vị thầy giảng có mặt tại chỗ và không giải thích được gì với tôi cả, chỉ một mực trả lời rằng ông ta chỉ là người thụ ủy của linh mục Klingler.” | ” |
Theo GS Cao Huy Thuần, rất đông dân làng Xuân Sơn, Yên Long, Trung Hậu, Sơn La, Văn Lâm, Lưu Sơn, Lệ Nghĩa, Bột Đa, Kiều Liên, Thọ Lão, Yên Lãng... cũng đón đợi viên Khâm sứ và đệ trình cho ông ta những khiếu nại tương tự như thế khi ông ta đi qua. Những vụ việc như vậy không phải chỉ xảy ra ở riêng một tỉnh: tỉnh nào cũng có, nhất là ở Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh và Nghệ An. Giới chức thuộc địa rất lo ngại về tình trạng này cùng những hậu quả của nó đối với an ninh trong xứ, nhưng họ không dám đương đầu với Phái bộ truyền giáo vì ngại sức mạnh của Phái bộ.
[36] Theo mô tả của viên
công sứ Pháp tại Kontum thì Phái bộ có “
mọi phương tiện, kể cả và nhất là những phương tiện không lương thiện, để bứng đi một viên Công sứ gây trở ngại”.
[36]