- Biển số
- OF-300278
- Ngày cấp bằng
- 1/12/13
- Số km
- 482
- Động cơ
- 311,070 Mã lực
Cảm ơn bác đã giải thích. Em cứ nghĩ ở Đức các GS trưởng nhóm, bộ môn thường có vị trí vĩnh viễn (permanent), xem ra cũng có nhiều GS ký hợp đồng theo nhiệm kỳ.
Việc bổ nhiệm giáo sư theo vị trí giảng dạy là thông lệ quốc tế. Tất nhiên VN không nghĩ mình cần theo các thông lệ. Không biết ngoài ra còn những nước nào?
Việc bổ nhiệm giáo sư theo vị trí giảng dạy là thông lệ quốc tế. Tất nhiên VN không nghĩ mình cần theo các thông lệ. Không biết ngoài ra còn những nước nào?
Ở Đức giáo sư chỉ tồn tại theo từng vị trí giảng dậy (có 1 bác giáo sư đang giảng dậy ở Mỹ cũng đang phát biểu như vậy khi nói về số lượng giáo sư tăng đột biến năm nay), họ gọi là Lehrstuhl (từ ghép Lehr: giảng dậy; Stuhl: ghế ngồi). Hợp đồng thường ký 2 năm một. 1 trường có bao nhiêu bộ môn thì có đúng từng ấy Lehrstuhl, tức là từng ấy ông giáo sư. Chỉ khi nào ông giáo sư đang giữ vị trí ấy thôi (nghỉ hưu, đi chỗ khác,...) người ta mới tổ chức tuyển chọn người khác vào. Tuyển chọn qua 1 hội đồng đánh giá, các ứng cử viên phải đứng ra bảo vệ. Người Đức hầu như chỉ chọn người đã là tiến sỹ khoa học (Doktor Habil) làm ứng cử viên. Những ông tiến sỹ khoa học khác chưa được làm giáo sư thì vẫn đuợc lên lớp giảng bài nhưng chỉ là Dozent (chắc như mình gọi là phó giáo sư). Lũ tiến sỹ thường (ngày xưa gọi là phó tiến sỹ) như tụi em chỉ làm trợ giảng, hướng dẫn seminar, chiếu slice,...!
Em đã viết trong bộ môn chỉ có 2 người nhận lương từ nhà nước Đức cấp (Bang) là trưởng bộ môn (tức là ông giáo sư) và bà thư ký, những người còn lại lương theo tiền đề tài ông ấy kéo về được. Ông giáo sư nào kéo được nhiều đề tài thì có nhiều quân (vì trả được lương cho họ) và ngược lại. Cũng vì vậy mà vị trí trưởng bộ môn có sự cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Họ luôn làm việc trong stress, không chỉ phải kéo đủ đề tài về để có tiền nuôi quân, phải chuẩn bị bài giảng tốt để kéo được sinh viên đến nghe giảng, và còn phải giúp lũ nghiên cứu sinh làm được luận án để bảo vệ thành công.
Còn dạng đề tài như em đã mô tả. Nghiên cứu lý thuyết dù đòi hỏi kiến thức uyên thâm, nhưng thường lại không đòi hỏi trang thiết bị quá phức tạp!
Em cũng mong các bác đừng vơ đũa cả nắm về các giáo sư Việt. Em quen khá nhiều người thường xuyên sang đó giảng bài ở các trưởng đại học ở Đức. Có 1 bác giáo sư của ĐHBK HN giảng bài xong ra cửa hàng đứng bán quần áo cho bà ấy làm lũ sinh viên VN rất phản đối, vì với người Đức giáo sư là 1 vị trí rất được xã hội kính trọng!