[Funland] Rao bán tầng 2 nhà phố cổ 7.5 tỷ - chủ nhà nhận toàn gạch đá

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
371
Động cơ
506,797 Mã lực
Nhà phố cổ đắt vì mật độ dân cư tập trung cao. Đất ít người nhiều thì giá nó phải cao.
Nhà phố cổ đắt vì xung quanh đã có tương đối đầy đủ cơ sở hạ tầng sinh sống cho toàn bộ gia đình. Người giá thì có bệnh viện, trẻ em thì có trường học, người trưởng thành thì có quán xá để la cà.
Nhà phố cổ đắt vì ở đó kiếm tiền cũng dễ. Ngoài khách du lịch thì các cơ quan của chính quyền đóng ở phố cổ cũng thu hút một lượng lớn người dân phải tập trung đi vào khu phố cổ, do vậy phát sinh nhu cầu dịch vụ rất cao khu phố cổ.
Nhà phố cổ đắt vì các khu phố mới sau này ít được qui hoạch tốt như phố cổ. Có thể thấy phố cổ ít khi kẹt xe tắc đường.
Nhiều lý do khác nữa làm cho nhà phố cổ đắt.
Tuy nhiên, sống ở phố cổ không phải ai cũng giàu có và sung sướng. Cái này nó ít liên quan đến sống ở phố cổ hay không cổ.
 

Gangnam

Tầu Hỏa
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
40,892
Động cơ
1,123,033 Mã lực
Tuổi
46
Việc tôi nhìn thấy lợi thế nếu mua liên quan gì đến việc không bán. Nó không thấy lợi nó có hỏi mua không. Còn bán hay không phải có nhu cầu. Đây tôi muốn nói cho mọi người thấy giá trong phố vô cùng. Đã không có nhu cầu bán thì trả cao nữa cũng thế. Thôi khỏi trả lời ông nữa.
Tầm kim tiền mà nói chuyện bắt bí, cứ như lôi chuyện tình người, nhân văn vào là có điện trong người rồi, khó ngồi với nhau lắm cụ ạ.
Thế nên em mới kết luận là OFer nhiều cụ sống và làm việc theo lý thuyết :D
 

Long921

Xe tăng
Biển số
OF-449047
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
1,309
Động cơ
217,721 Mã lực
Tuổi
32
Rẻ thế cụ. Đại gia mua gom biệt thự "tập thể" ở Thủ đô tuyền phải trả thấp nhất cũng 300 triệu đồng/m2 tầng 2. Mà mua xong lại không giữ lại, đập xây kiểu khác, được Thành phố cho phép thì kể ra họ còn phải chi nhiều tiền hơn nữa.

Chỉ lấy đất và xác nhà, khi nhà cháu thấy họ trả giá chạm sàn giá bán mà thấy choáng váng.
Gi mà tầng 2 tận 300/m á cụ ; e thấy tầng 1 mặt đường có 500;600 thôi mà cụ
 

Ronin2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434243
Ngày cấp bằng
3/7/16
Số km
1,359
Động cơ
227,779 Mã lực
Nó rao cho nhà tầng 1 mua, thằng điên mới đâm đầu vào mua chỗ đấy.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,737
Động cơ
500,226 Mã lực

hrvs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777321
Ngày cấp bằng
15/5/21
Số km
487
Động cơ
41,769 Mã lực
Với em thì nó nằm đúng cổ…tay ạ. Dẫu sao, nó cũng phía trong vành đai 1.
Hàng Bột đoạn các ngõ Thổ Quan mới cách đây vài chục năm toàn ruộng lúa, ao hồ.

PHỐ TÔN ĐỨC THẮNG (HÀNG BỘT)!
Từ Ô chợ dừa đi vào, phố Hàng Bột đi qua đất của các thôn - phía tây là các làng Dũ Hậu, Tiên Thù, Cận Tú Uyên đều thuộc tổng Yên Thành. Phía đông là các làng: Xã Đàn, Huy Văn, Hương Miến đều thuộc tổng Hữu Nghiêm, thuộc huyện Thọ Xương.Đến giữa thế kỷ 19, nhà Nguyễn đổi lại tên các thôn.

Suốt thời Pháp thuộc cho mãi đến năm 1945, địa giới phía nam thành phố Hà Nội chỉ đến con đường mới vạch đặt tên là Đường 221. Do vậy phố Hàng Bột đoạn dưới không thuộc đất quản lý của thành phố nên không được mở mang theo quy hoạch mà vẫn chỉ là con đường cái hàng tỉnh từ Hà Nội vào Hà Đông, chưa phải một đường phố chính thức.

Hai bên đường rất ít nhà cửa, có khu di chỉ cũ huyện Thọ Xương sau này chính phủ đem nhường cho bà sơ Antoine làm một trại thu nhận và nuôi người tàn, trại này sau cũng cúng vào công cuộc của bà sơ Antoine (nay là Nhà thờ Hàng Bột).

Theo nhiều người kể lại, năm 1910 Hàng Bột là một con đường cái không rộng trải đá lổn nhổn, có đường xe điện chạy sát mép đường bên phía tây. Sau này phố đã được mở rộng thành đường lớn. Hàng Bột trở thành một đường phố quan trọng hơn trước là từ ngày có phố Khâm Thiên, một xóm giải trí ăn chơi của người Hà Nội sẵn tiền, đồng thời cũng là khu vực ven nội bắt đầu phát triển những cơ sở sản xuất tiểu thủ công.

Tuy thế Hàng Bột là một đường phố lao động, làm ăn là chính,ở đây không có nhà hát, dù có vài nhà "săm" nó cũng chỉ là cái đuôi của xóm ăn chơi Khâm Thiên. Từ 1936 trở đi, phố Hàng Bột nhà cửa dần dần mọc lên kín hai hai bên đường. Tuy nhiên, con đường ngoại ô đi vào tỉnh lỵ Hà Đông này thường chỉ sầm uất người và xe cộ đi lại vào những ngày trong tháng có phiên chợ Tơ.

Phố Hàng Bột trước năm 1945, về mặt hành chính có hai bộ phận: Phần đất nội thành từ đầu phố giáp với Hàng Đãy chỗ cạnh Văn Miếu, đến dưới ngã ba vào ngõ Thông Phong, tức là bên dưới phố Quốc Tử Giám độ một trăm mét vì con đường ranh giới cũ của thành phố đi sát tường bên Nhà thờ Hàng Bột qua các làng Yên Trạch và Lương Sử tới cạnh khu Ga Hàng Cỏ. Phần đất ngoại thành kể từ ngã ba phố Phan Văn Trị và ngõ số 83 (nay là Xí nghiệp Duợc Phẩm) đến Ô Chợ Dừa .
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực

hrvs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777321
Ngày cấp bằng
15/5/21
Số km
487
Động cơ
41,769 Mã lực

Tien seven

Xe tải
Biển số
OF-143251
Ngày cấp bằng
25/5/12
Số km
301
Động cơ
366,359 Mã lực
Bẩm cụ. Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà cháu ở đó. :D


Phố Ngọc Hà (tên thời Pháp thuộc: Route de Ngọc Hà và Phố Hàng Hoa hay còn gọi là trại Hàng Hoa) là một tuyến phố cổ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Công nhận là lần đầu tiên trong đời em nghe tới tên phố này đấy. Có thể nó không được đặt tên chính thức là Phố Hàng Hoa đúng không cụ?
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,607 Mã lực
Công nhận là lần đầu tiên trong đời em nghe tới tên phố này đấy. Có thể nó không được đặt tên chính thức là Phố Hàng Hoa đúng không cụ?
Vâng cụ. Tên gọi nôm na chứ không phải tên chính thức.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top