Em báo cáo tiếp.
Nhưng tới lúc này, tình hình xung đột chính trị quân sự lại làm mọi sự thay đổi. Việc sở hữu công nghệ bị hạ thấp. Các cuộc xung đột biên giới giữa Pakistan và Ấn xảy ra, họ đột kích, nã pháo liên tục từ nửa sau 2014 kéo dài qua 2015 (đến cuối 2015 mới tạm ngưng). Khiến giữa 2015 tưởng thú Ấn sang Pháp và yêu cầu cung cấp ngay 36 chiếc Rafale trong vòng 2 năm. Dự án hợp tác 126 chiếc bị hủy bỏ. (Tưởng thú là do bộ lọc nó biến thành ****, em không có ý xỏ lá anh Ấn).
Thế nhưng, ngay khi tình hình dịu xuống. Người Ấn lại tranh cãi với người Pháp. Hồi giữa năm, hợp đồng dự kiến 8 tỷ đô cho 36 chiếc Rafale (200tr/chiếc), trong đó bao gồm người Pháp phải xây dựng căn cứ hoạt động cho những chiếc Rafale này, bao gồm cả tất cả các thiết bị đi kèm, thiết bị bảo dưỡng, huấn luyện, cơ sở lưu trữ vũ khí. Bên cạnh đó, người Pháp phải dùng 30% giá trị hợp đồng để mua lại hàng hóa, dịch vụ quân sự của Ấn. Nhưng bây giờ, người Ấn muốn Pháp phải xây hai căn cứ, dĩ nhiên ngoài cơ sở hạ tầng thì các bộ thiết bị đi kèm, thiết bị bảo dưỡng, huấn luyện, cơ sở vũ khí... phải gấp đôi. Chưa kể, Ấn cũng nằng nặc đòi không phải 30% mà phải 50% số tiền 8 tỷ đô đó được dùng để mua lại hàng hóa quân sự Ấn giống như hồi còn hợp đồng 126 chiếc. Mua cái gì nhỉ? Không lẽ mua thịt sữa trứng do mấy anh lính nghĩa vụ Ấn tăng gia sản xuất?
Năm 2016, người Ấn lại có thêm nhu cầu cho máy bay chiến đấu hải quân. Chính phủ Ấn chỉ đạo cho hải quân thương lượng với Dassault vì mua cùng loại máy bay thì sẽ tiết kiệm hơn (do có nhiều cơ phận dùng chung cho dù phiên bản không quân và hải quân khác nhau). Ấn dự kiến mua 54 chiếc Rafale phiên bản Pháp đang dùng trên mẫu hạm Charles De Gaulle của mình.
Qua 2016, Pháp và Ấn mới chính thức ký hợp đồng gần 8 tỷ Euro (lúc này thích xài Euro rồi) cho 36 chiếc Rafale, cộng thêm tùy chọn 18 chiếc nữa nếu muốn mà không thay đổi giá gốc, chỉ bù trừ lạm phát. Tất cả sẽ giao trong 6 năm với chiếc đầu tiên chuyển giao vào 2019. Hợp đồng không chỉ máy bay mà còn bao gồm các thiết bị và vũ khí. Trong đó tên lửa không đối không Meteor là tiên quyết và đáng chú ý nhất. Còn việc Pháp dùng tiền như thế nào, hợp tác bao nhiêu % với hãng nội địa Ấn thì không công bố.
Nói thêm chút về Meteor, được đánh giá là tên lửa ngoài tầm nhìn hiện đại nhất. Tầm bắn đến 150km với tốc độ Mach 4. Được hãng sản xuất tuyên bố có tỷ lệ đánh trúng trực tiếp gấp 6 lần các tên lửa cùng loại hiện nay. Ấn tượng nhất là tầm No escape zone của nó là hơn 60km. (cụ nào mê máy bay chắc biết khái niệm no escape zone). Mỗi quả trị giá 2 triệu Euro. Meteor là tham vọng thống trị bầu trời của Ấn.
Nhưng chưa hết rắc rối. Lại đình trệ. Đảng đối lập ở Ấn lại làm om lên việc Dassault chọn Reliance làm đối tác sản xuất, mà Reliance tuy là công ty Ấn nhưng công ty tư nhân chứ không phải HAL là công ty nhà nước. Báo chí Ấn cũng cho rằng Dassault bị các quan chức Ấn chỉ định thầu cho Reliance. Điều này cả chính phủ Pháp và Dassault bác bỏ, họ tuyên bố Reliance là do họ tự chọn lấy. Đảng đối lập yêu cầu minh bạch hóa hợp đồng và yêu cầu giải thích tại sao ngày trước mỗi chiếc chỉ có giá khoảng 7 tỷ Rupee, giờ lại đến 16 tỷ. Quốc hội Ấn ra yêu cầu tòa án tối cao thực hiện một cuộc điều tra độc lập dựa trên các cáo buộc cho rằng một số thủ tục mua bán đã bị bỏ qua, cùng việc tăng chi phí mua máy bay. Đến năm 2018, cuộc điều tra hoàn tất và Tòa tuyên bố không có sai phạm.
Mọi việc vẫn chưa nguôi với phe đối lập thì Pakistan lại tặng một món quà to lớn cho Dassault. Tháng 2-2019, Pakistan và Ấn choảng nhau một trận không chiến thật sự. Sau đó, Pakistan tuyên bố bắn rơi hai máy bay Ấn, một Mig-21 và một Su-30 trong khi chẳng thiệt hại gì, còn Ấn trả lời rằng họ chỉ rơi 1 Mig-21 trong khi bắn hạ một F-16 và 3 UAV của Pakistan. Không bàn việc bên nào nói đúng nhưng ngay sau đó, vào tháng 3, các quan chức chính phủ Ấn yêu cầu Dassault phải nhanh chóng giao máy bay để họ thay thế số Mig-21 cũ và để họ đối đầu được với F-16 của Pakistan. Để có được điều đó, chính quyền Ấn chấp nhận chiếc Rafale được sản xuất ở ngay tại hãng Dassault, Pháp.
Chiếc Rafale đầu tiên đã được bàn giao ngay cho Ấn vào tháng 10 năm đó.
Hết, tạm thời thì mọi chuyện đang yên ổn.