- Biển số
- OF-698755
- Ngày cấp bằng
- 10/9/19
- Số km
- 6,884
- Động cơ
- 164,046 Mã lực
Hn nhập cả Hà Tây vềaf ko có bãi rác ra hồn. Công nghệ đốt rác cũng ko có, toàn chôn lấp, 4.0 thế nguyên thủy quá.
Cụ ơi. Nếu phân loại dc rác hữu cơ bán còn được bộn tiền.Cụ k hiểu ý em r. Vứt trộm từ phía dân và phía nhà máy thì thu gom xong đốt trộm luôn chứ k xử lý. Nó thu gom xong rác thải cứng và cồng kềnh bê luôn ra ngay bãi trống đốt khét lẹt.
Thiên đường của em thời như cụ xa rồi. Văn minh là sống chung với rác. Và tất cả là rácQui trình quản lý rác của chính quyền nơi em ở nó là dư này các cụ ạ :
Tiền rác là bắt buộc phải đóng cho mỗi hộ gia đình. Ai có nhà riêng thì tự đóng, ai đi thuê thì đóng cùng với tiền thuê nhà cho chủ, nó gọi là phụ phí.
Mỗi khu nhà nó đặt độ hai ba thùng rác, một thùng cho đồ ăn thừa, một thùng cho rác bao bì và vô cơ, một thùng cho giấy carton và giấy báo. Người đi vứt rác thì cứ chọn thùng mà vứt. Chẳng may có vứt nhầm hay cẩu thả không nhiều thì cũng không sao. Có thùng rác đó rồi thì người vứt thích vứt vào đó lúc nào cũng được.
Tuyệt đối không được vứt lốp xe các loại, ắc qui các loại, cũng như đổ dầu thải vào thùng rác....Các loại rác này có những nơi nhận riêng, phải trả tiền hoặc nếu mua lốp mới hay thay ắc qui thì chỗ bán họ lấy lại cái cũ rồi vứt hộ cho.
Một tuần, công ty rác sẽ đến gom hai lần. Một ô tô chạy có hai nhân viên nhảy xuống kéo thùng rác từ các hộ ( khu) ra, đổ vào xe, rồi cứ gom như thế đến hết phố.
Riêng Pin thì các siêu thị (cũng chính là nơi bán Pin) luôn có một thùng nhỏ đặt trước cửa, ai muốn vứt Pin cũ thì cứ tới thùng đó mà vứt.
Các siêu thị nội thất (cũng chính là nơi bán Pin và bóng đèn), ngoài các thùng đựng Pin cũ, còn đặt thêm các thùng đựng bóng đèn cũ cho khách mang đến vứt.
Chai, lọ thủy tinh thì cứ vài góc phố lại đặt 3 cái thùng sắt cho ba loại chai với ba màu, trắng-xanh-nâu, ai muốn vứt thì mang qua đó vứt.
Sẽ có nhiều cụ đặt câu hỏi, nếu như ai đó vô ý thức quăng rác ra đường thì sao ? Thưa các cụ, là công ty rác, ngoài việc đi gom rác hàng tuần bằng ô tô, thì cũng hàng tuần cử một đội đi nhặt và gom rác rơi vãi ngoài đường, ở phố phụ thì độ đôi ba ngày/tuần. Ở trung tâm thành phố thì đi nhặt hàng ngày, cứ cầm theo cái xô và que gắp, nhặt đầy xô đổ vào ô tô chở rác đứng quanh đó.
Đồ điện tử cũ, nếu muốn vứt thì sẽ có một nơi đến lấy hộ. Ai muốn vứt thì gọi tới nơi này, làm cái hẹn. Chiều tối hôm trước, bỏ ra trước cửa. Sáng hôm sau, sẽ có xe đến lấy. Tương tự như vậy, ai chuyển nhà có đồ muốn vứt, cũng làm cái hẹn với công ti rác, đặt rác ra trước cửa từ hôm trước, hôm sau là ngày hẹn, công ty sẽ đến bốc sạch sẽ. Việc gom đồ điện và rác chuyển nhà này là hoàn toàn miễn phí. Miễn sao là cứ làm như lịch hẹn.
Vì tiền rác là bắt buộc phải trả hàng tháng, trước cửa nhà lại có thùng rác, nên mọi người ai cũng mặc nhiên quăng rác vào đó thôi. Chứ hiếm ai láo nháo quăng lung tung rác trong nhà ra đường. Vì con người chứ có phải là con vật đâu mà sống chung với rác.
Các cụ thấy đó, qui trình xử lý rác thải từ mỗi hộ dân cho đến thành phố cũng đâu có quá phức tạp để thực hiện.
.
.
Cũng có đấy mợ ạ, các trang TMĐT có bán nhưng có vẻ kiểu dáng còn bất cập lại không được gắn với nội dung truyền thông tốt nên không mấy người mặn mà.Thị trường có bán cái thùng rác kiêm chức năng ủ rác chưa ah ? Cho ra đất màu để trồng cây ấy. Bên nc ngoài có bán.
Cho e hỏi là giun cụ mua hay là giun đất ạ?Nhà mình tách hẳn rác rau củ quả, nói chung là rác thực vật ko dính dầu mỡ, không cho vào thùng rác mà cho vào một thùng riêng ở nhà cho giun ăn, nó phân hủy nhanh như chớp. Kết quả là lượng rác nhà mình vứt ra xe rác giảm 3-4 lần. Ai cũng làm thế thì giải quyết vấn đề ngay thôi. Ở chung cư ko có điều kiện tự xử lý rác rau củ quả thì BQL cần có khu vực riêng để gom rau củ quả mang đi ủ, thế là xong.
Giấy, bìa các tông, nhựa, kim loại mình gom riêng, để túi riêng, đồng nát họ nhặt trong 3 nốt nhạc.
Pin cũ thì gom lại mang ra BigC nhé.
Các trại chăn nuôi giờ nuôi nhiều lắm. Bán còn đắt hơn thịt lợn thì phảiCụ mua trùn (giun) quế ấy. Có bọn nó bán cả hệ thống thùng nuôi. Đợt trước em cũng mày mò lắp đặt xong chết hết ráo.
Vụ này bọn em IQ thấp nên dành cho các bác IQ cao lo. Ai nhận IQ cao thì đứng ra lo đi thôi!Vấn đề quản lý chất thải rắn này các nước IQ cao họ lao vào giúp đỡ VN từ 30 năm nay rồi mà không vỡ ra được bác nhé.
Nâng cao nhận thức (raising awareness) cũng bằng tiền của quốc tế tài trợ. Sao lại thế, tưởng chỉ thiếu công nghệ, máy móc thì xin họ giúp thôi chứ?
Chịu!
Giun quế cũng được mà giun đất cũng được bác nhé, vấn đề là bác không để đọng nước (sẽ thối), không để khô quá (giun chết), hạn chế ánh sáng. Bác lên mạng mà tìm thông tin, khoai Tây nó hướng dẫn làm compost đầyCho e hỏi là giun cụ mua hay là giun đất ạ?
E cũng đang muốn làm 1 th như thế để trồng cây
Các tổ chức quốc tế vận động gẫy lưỡi, trong nhà dân phân rác thải rắn ra làm mấy loại. Chỗ tập kết có 3 cái thùng, URENCO (tên ví dụ thôi nhé) mang xe rác đến đổ cả 3 thùng đó vào thùng xe chở điHồi lâu lâu rồi em có lập thớt hỏi các cụ chuyện phân loại rác, thấy đa số nói trong nhà phân loại riêng xong rồi đem ra chỗ tập kết thấy xe gom vẫn gom chung. Phân loại rác trong gia đình nói gì thì nói em thấy nhiều nhà cũng làm, ví dụ: một số nhà ủ cuống rau vỏ quả thành mùn bón cây, các nhà khác thì tích giấy, bìa rồi vỏ chai vỏ lon lại bán lấy 5-10k hoặc sắp ra túi riêng cho công nhân môi trường. Giờ cần đẩy mạnh hoạt động phân loại hơn nữa, ví dụ chủ động dành ra một ngày trong tuần chỉ gom rác thải điện tử chẳng hạn. Mấy cái này thực ra không khó, chính quyền không làm thì các hội nhóm cư dân bàn nhau tự làm ở quy mô nhỏ rồi nhân dần lên thôi.
Em thấy nan giải nhất là mùi rác hữu cơ. Kể ra mà có luật bắt các nhà phải trang bị máy xay rác thực phẩm gắn chậu rửa bát để xay rồi thải thức ăn thừa xuống bể phốt thì khối lượng rác + mùi sẽ giảm đi kha khá đấy các cụ nhỉ.
Thế mà em ko biết. Từ giờ để ý vụ pin, gom lại mang bigc bỏ.Riêng pin thì siêu thị Big C có thùng gom nhé. Hoặc các cụ mợ google sẽ thấy một số đơn vị thu gom pin cũ. Nhà em có 1 cái hộp, khi nào đầy thì mang vào Big C đổ.
Nhập rác thải về bằng vạn rác thải trong nc. Nhiều lúc nghe tivi vận động hạn chế dùng rác thải nhựa thấy chua chát.Cứ từ từ mà tận hưởng thôi, chính sách của VN rất là nhất quán...!
Hơn 9,2 triệu tấn phế liệu đổ về Việt Nam năm ngoái
Chính sách cấm nhập khẩu của một số nước khiến Việt Nam trở thành điểm đến thay thế của nhiều phế liệu là rác thải.vnexpress.net
Em bó tay, xem Tivi mà không hiểu tại sao lại như vậy? thật sự chúng ta đang tự giết mình và con cháu mai sau .Nhập rác thải về bằng vạn rác thải trong nc. Nhiều lúc nghe tivi vận động hạn chế dùng rác thải nhựa thấy chua chát.