Rời Núi Sam khi hoàng hôn đã xuống. Không còn thời gian để thăm Núi Bà Đen và dãy Thất Sơn, chúng tôi quyết định đi Hà Tiên. Đường đi Hà Tiên từ TP Châu Đốc đi theo QL91 chúng tôi tiến đến cửa khẩu Tịnh Biên. Đến đây cụt đường, ban tối không thể sang CPC được. Đành hỏi đường quay lại TL955A chạy dọc kênh Vĩnh Tế đi Hà Tiên.
Hóa ra TL955A nằm ngay đầu đường QL91 nhưng anh google map nó không hiểu hai đường cắt nhau bằng cái cầu vượt.
Tìm mãi mới thấy đường xuống TL 955A.
Đến đây đường chạy dọc kênh Vĩnh Tế tới gần Hà Tiên. Đoạn đường này chạy dọc biên giới VN - CPC chỉ cách một con kênh và khoảng cánh đồng. Đường vắng tanh, khá đẹp nên có thể đảm bảo tốc độ bình quân 70km/h.
Nhân đi qua đây nói thêm về kênh Vĩnh Tế.
Theo wiki:
Kinh Vĩnh Tế nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một con kênh đào lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam.
Kênh Vĩnh Tế có chiều dài là 87.340 m, rộng 30 m, độ sâu trung bình khoảng 2,55m. Tuy nhiên, trừ đoạn láng Náo Khẩu Ca Âm (7.650m) và chiều dài sông Giang Thành (42.500m) có sẵn, thì phần phải đào mới chỉ là 37.190m.
Ước tính trong 5 năm, đã phải huy động đến hơn 90.000 dân binh. Tổng số ngày công là 3.463.500 công, và khối lượng đất đào là: 2.845.035 m³.
Bây giờ việc này với máy, thiết bị hiện đại thì muỗi, nhưng ngày xưa tất cả chỉ là đôi vai và bàn tay thì việc hoàn thành kênh Vĩnh Tế là một kỳ tích.
Đoạn này trời tối, máy ảnh hết pin, nên em mượn tạm ảnh trên web minh họa cho đẹp.
Kênh Vĩnh Tế đoạn trước chợ Tịnh Biên.
Kênh Vĩnh Tế được chạm khắc trên Cửu đỉnh ở Huế.
Bởi công việc ở chốn "đồng không mông quạnh", nhiều "sơn lam chướng khí"; việc ăn uống, thuốc men thảy đều thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như sấu, rắn rít... quá cao. Và số người bỏ trốn rồi bỏ mạng cũng lắm, mặc dù luật lệ ràng buộc,
Nơi cải táng hài cốt của những người đã chết trong lúc đào kênh Vĩnh Tế.