[Funland] Quyền thề ( võ bùa)

thetruong443

Xe buýt
Biển số
OF-323969
Ngày cấp bằng
17/6/14
Số km
747
Động cơ
293,159 Mã lực
võ này em nhắc đến ở post trước và có cụ kêu là chém gió này nọ. Liên quan đến tâm linh nhé. Giờ đến giờ thiền của e rồi mai em bàn. Người trong ngành em có câu :" Tý ngọ lưu chú " nên em ko ngồi tiếp các bác ở giờ tí dc
Mời cụ khai sáng cho các cụ khác biết, k lại bảo chém gió
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Món võ này phải thắp hương xong mới chiến nhau được. Éo mịa, có khi chưa kịp thắp hương đã bị nó phệt cho lăn đùng ngã ngửa ra òi.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Môn này là quyền thề. Những năm 90 chỗ e nổi môn này lắm. Thanh niên ai cũng đi học. Chỉ biết ông anh đi học k dc ăn thịt chó, k gái gú.
Em có ông anh theo môn phái này, kiêng hết các loại thịt vần ch, tr cụ à ( chó, trâu, chép...), ông ấy cũng rất ít gần vợ, lầm lì ít nó nhưng cục tính lắm. cơ mà rượu em chả thấy kiêng gì cả :))
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Cuối thập kỷ 80 đầu 90 có phong trào tập môn này thật. Lúc tập luyên thì đọc chú rồi lảo đảo quăng quật nhưng không hiểu sao không biết đau là gì.
Hình dung nó như một dạng tự ám thị ấy. Lúc đánh nhau thật thì cũng nhảy vào đấm đá như người thường, không thấy đọc chú.
Em cũng từng như cụ nói đây, quay quay như người say, đấm đá không biết đau là gì :)
 

namoto

Xe buýt
Biển số
OF-35047
Ngày cấp bằng
11/5/09
Số km
780
Động cơ
480,208 Mã lực
Món này cuối những năm 80 ở quê em cũng rộ lắm, nghe nói bay qua cả dây điện!:D
 

gladiator13579

Xe buýt
Biển số
OF-501454
Ngày cấp bằng
29/3/17
Số km
767
Động cơ
591,013 Mã lực
Trong clip thấy dao chém vào người kg chảy máu là sao đấy các cụ?
 

tomato0880

Xe buýt
Biển số
OF-92704
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
645
Động cơ
407,693 Mã lực
Mời cụ khai sáng cho các cụ khác biết, k lại bảo chém gió
cụ cứ hỏi em biết chỗ nào em trả lời, chứ bảo em gió máy các kiểu em giận là em xóa post như mấy bài trước đấy.
em ko am hiểu nhiều về võ nhưng môn này em biết sơ vì nhiều người học về sau phải kiếm các thầy tâm linh giúp đỡ. Tỷ lệ chắc cũng chỉ 20-30% nhưng số người học nhiều nên cứ nhân lên các cụ sẽ thấy.
Môn này còn được gọi là Thất Sơn Thần Quyền. cái phần các cụ đang thắc mắc là phần linh. phần thực thì cũng luyện gân luyện quyền luyện binh khí như cac môn phái khác. Phần linh (thần pháp) thì dùng các phương pháp để sở hữu lực vô hình, uống bùa, đọc chú, phá huyệt,... cốt là để "ma" nó vào dc cơ thể, từ đấy sẽ sinh ra dc những lực mà người thường khó làm dc khi chưa luyện tập ( tha lực) . VD 1 em gái 45-50 kg khi dc học linh pháp xong thì khỏe đến ghớm mặt, nó ngồi cho các cụ cầm gạch đập bôm bốp vào đầu mà ko sao, dùng dao chém hoặc búa gõ thì em chưa biết thê nào nhưng đảm bảo cỡ em đấm mỏi tay nó chả xi-nhê gì. Khi nhập môn sẽ dc cho 1 lá bùa, dùng để ăn sống hoặc đốt lên uống, các cụ ai mà chả nhìn thấy bùa rồi, nói thật ngắn gọn bùa do người có pháp vẽ lên là để nhốt "ma" "vong" hoặc gọi chug là âm binh của thầy vào đấy, người ta có cách cho cái tha lực ấy nó chui vào người uống, khi cần sẽ có câu chú xì xà xì xèo để gọi cái lực kia nhập vào cơ thể nên người ta cũng gọi là võ bùa hoặc quyền thề ( tưởng lúc nó lẩm bẩm lải nhải ấy là nó thề sẽ giết cả nhà mềnh ha ha ) nhưng thực ra là thần chú chong vong nhập. 1 khi đã vào trạng thái vô định thì nhảy múa đấm đá như 1 thằng điên ko biết đau ko biết mệt. Nếu đã học qua chính phái thì phải luyện quyền luyện đạo luyện các thứ đên khi có năng lực thầy mới cho học linh pháp vì lúc ấy cái tha lực hay con ma kia nó sẽ ko làm gì dc thân chủ. Nhưng ai cũng muốn học võ 1-2 năm mà dc như trong phim nên họ chọn uống bùa mà ko nghĩ đến sau này thầy vẽ bùa chết, thầy bị chính lũ âm binh làm hại, hoặc đơn giản là người yếu đi, phúc đức tổ tiên ko còn nhiều, ko gia hộ cho thân chủ dc nữa thì "ma" nó sẽ làm chủ bản thân, người uống bùa sẽ điên hoặc ngơ ngơ. Những luật lệ , lời thề trong môn phái răn đe môn đệ thì ít mà để tác động đến tha lực kia là nhiều, ko cho làm bậy khi chiếm hữu thân chủ
VD: Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...


sau khi uống bùa và dc ông thầy phá vỡ huyệt ngọc chẩm thì là lúc ma với vong nó nhảy ra nhảy vào cơ thể dc là bạn đã có võ. Môn võ quá vi diệu. Như các cụ trên kia nói mất linh khi gặp đồ dơ hay các thứ đuổi tà thì hoàn toàn chính xác, ma nó sợ quá thoát khỏi thân chủ thì làm qué gì còn võ vè gì nữa. Và càng ko thể mang đi mà thi đấu hay lên đài, 1 phần vì các võ sĩ cả đời họ chỉ ăn và đánh ngoài ngoại công rất cao ra nội lực họ cũng rất mạnh đừng nghĩ cứ có tí " Thần lực " mà đòi vô địch paragame hay đi thi đấu ở Hội Khỏe Phù Đổng nhé. Lúc nào rảnh em viết tiếp giờ làm đã, 9h rồi mà cứ ngồi bốc phét ở đây.

Trên đây là những hiểu biết của em sau khi tiếp xúc với 1 số anh em gọi là sơ nhập thần quyền, chưa hẳn đã đúng 100% . Em mong trong đây có bác nào thần quyền chính phái hoặc đệ tử dc thầy chân truyền pháp ( có thể nhập môn cho các đệ tử khác) thì giải thích tiếp cho em. Em nghe nói thần quyền chính tông đã thất truyền rồi, mấy cái bây giờ chỉ là sót lại chút ít lại dc các thầy thêm mắm muối nên mới trở thành tà phái như giờ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Em có thằng bạn cấp III nghe phong phanh nó học môn này, bí hiểm lắm. Có lần em hỏi nó tao bem phát thế này thì mày đỡ thế nào. Đến hôm sau nó mới trả lời.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,309
Động cơ
332,309 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
cụ cứ hỏi em biết chỗ nào em trả lời, chứ bảo em gió máy các kiểu em giận là em xóa post như mấy bài trước đấy.
em ko am hiểu nhiều về võ nhưng môn này em biết sơ vì nhiều người học về sau phải kiếm các thầy tâm linh giúp đỡ. Tỷ lệ chắc cũng chỉ 20-30% nhưng số người học nhiều nên cứ nhân lên các cụ sẽ thấy.
Môn này còn được gọi là Thất Sơn Thần Quyền. cái phần các cụ đang thắc mắc là phần linh. phần thực thì cũng luyện gân luyện quyền luyện binh khí như cac môn phái khác. Phần linh (thần pháp) thì dùng các phương pháp để sở hữu lực vô hình, uống bùa, đọc chú, phá huyệt,... cốt là để "ma" nó vào dc cơ thể, từ đấy sẽ sinh ra dc những lực mà người thường khó làm dc khi chưa luyện tập ( tha lực) . VD 1 em gái 45-50 kg khi dc học linh pháp xong thì khỏe đến ghớm mặt, nó ngồi cho các cụ cầm gạch đập bôm bốp vào đầu mà ko sao, dùng dao chém hoặc búa gõ thì em chưa biết thê nào nhưng đảm bảo cỡ em đấm mỏi tay nó chả xi-nhê gì. Khi nhập môn sẽ dc cho 1 lá bùa, dùng để ăn sống hoặc đốt lên uống, các cụ ai mà chả nhìn thấy bùa rồi, nói thật ngắn gọn bùa do người có pháp vẽ lên là để nhốt "ma" "vong" hoặc gọi chug là âm binh của thầy vào đấy, người ta có cách cho cái tha lực ấy nó chui vào người uống, khi cần sẽ có câu chú xì xà xì xèo để gọi cái lực kia nhập vào cơ thể nên người ta cũng gọi là võ bùa hoặc quyền thề ( tưởng lúc nó lẩm bẩm lải nhải ấy là nó thề sẽ giết cả nhà mềnh ha ha ) nhưng thực ra là thần chú chong vong nhập. 1 khi đã vào trạng thái vô định thì nhảy múa đấm đá như 1 thằng điên ko biết đau ko biết mệt. Nếu đã học qua chính phái thì phải luyện quyền luyện đạo luyện các thứ đên khi có năng lực thầy mới cho học linh pháp vì lúc ấy cái tha lực hay con ma kia nó sẽ ko làm gì dc thân chủ. Nhưng ai cũng muốn học võ 1-2 năm mà dc như trong phim nên họ chọn uống bùa mà ko nghĩ đến sau này thầy vẽ bùa chết, thầy bị chính lũ âm binh làm hại, hoặc đơn giản là người yếu đi, phúc đức tổ tiên ko còn nhiều, ko gia hộ cho thân chủ dc nữa thì "ma" nó sẽ làm chủ bản thân, người uống bùa sẽ điên hoặc ngơ ngơ. Những luật lệ , lời thề trong môn phái răn đe môn đệ thì ít mà để tác động đến tha lực kia là nhiều, ko cho làm bậy khi chiếm hữu thân chủ
VD: Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...


sau khi uống bùa và dc ông thầy phá vỡ huyệt ngọc chẩm thì là lúc ma với vong nó nhảy ra nhảy vào cơ thể dc là bạn đã có võ. Môn võ quá vi diệu. Như các cụ trên kia nói mất linh khi gặp đồ dơ hay các thứ đuổi tà thì hoàn toàn chính xác, ma nó sợ quá thoát khỏi thân chủ thì làm qué gì còn võ vè gì nữa. Và càng ko thể mang đi mà thi đấu hay lên đài, 1 phần vì các võ sĩ cả đời họ chỉ ăn và đánh ngoài ngoại công rất cao ra nội lực họ cũng rất mạnh đừng nghĩ cứ có tí " Thần lực " mà đòi vô địch paragame hay đi thi đấu ở Hội Khỏe Phù Đổng nhé. Lúc nào rảnh em viết tiếp giờ làm đã, 9h rồi mà cứ ngồi bốc phét ở đây.

Trên đây là những hiểu biết của em sau khi tiếp xúc với 1 số anh em gọi là sơ nhập thần quyền, chưa hẳn đã đúng 100% . Em mong trong đây có bác nào thần quyền chính phái hoặc đệ tử dc thầy chân truyền pháp ( có thể nhập môn cho các đệ tử khác) thì giải thích tiếp cho em. Em nghe nói thần quyền chính tông đã thất truyền rồi, mấy cái bây giờ chỉ là sót lại chút ít lại dc các thầy thêm mắm muối nên mới trở thành tà phái như giờ thôi.
Cụ viết chuẩn vs đủ ý - đập tan luận điệu của một số bần lông vàng vẩu
 

tomato0880

Xe buýt
Biển số
OF-92704
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
645
Động cơ
407,693 Mã lực

hongha117

Xe điện
Biển số
OF-133696
Ngày cấp bằng
8/3/12
Số km
3,963
Động cơ
398,318 Mã lực
Nơi ở
hang rơi
Môn này là quyền thề. Những năm 90 chỗ e nổi môn này lắm. Thanh niên ai cũng đi học. Chỉ biết ông anh đi học k dc ăn thịt chó, k gái gú.
chuẩn cụ nhỉ
chỗ e cũng nhiều cao thủ môn phái này phết
nhưng mà kiêng nhiều thứ lắm
nhất là các tuần rằm mùng 1
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,178
Động cơ
221,548 Mã lực
Món võ này phải thắp hương xong mới chiến nhau được. Éo mịa, có khi chưa kịp thắp hương đã bị nó phệt cho lăn đùng ngã ngửa ra òi.
Làm gì có chuyện thắp hương xong mới chiến được. Em chứng kiến một ông thần quyền đấu với karate rồi, đai cao cao chút nó xin quyền nhanh lắm. Ông karate nhập nội là nó đã trả đòn luôn rồi, tiếc là đang oánh thì cán bộ phát hiện nên giải tán.

Còn thổi hương chữa vết thương hở thì cũng hay phết. Có một thằng bị ăn nguyên cái bát vào mẹt, toang hoác, cái áo lót bịt vào mà ướt đẫm. Ông thần đốt nguyên một thẻ hương, lẩm bẩm gì đó rồi thổi thẳng vào vết thương. Em nhìn sợ phết, nghĩ thổi vậy thì thằng kia cháy mặt và có khi mù cmn mắt. Nhưng xong thì máu chỉ còn ri rỉ, vết thương vẫn hoác miệng như con sò lông.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,209
Động cơ
551,981 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Năm 95 em có ông em tập môn này. Được hai năm chuyển sang môn " nhặt lá, đá ống bơ" rồi bỏ cả vợ con, lang thang đến bây giờ. Sàn Trâu quỳ, Thường tín đều lên thi đấu mấy lần. Tết vừa rồi hỏi thăm vẫn thấy vậy.
 

hp220606

Xe tải
Biển số
OF-507816
Ngày cấp bằng
3/5/17
Số km
390
Động cơ
269,240 Mã lực
Mấy hôm nay các cụ bàn về võ vẽ, có cụ nào biết về võ quyền thề k, sao món này k dc thi đấu nhỉ
http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic.php?t=621
http://m.soha.vn/quyen-the.html
https://vtc.vn/di-nhan-luyen-vo-ma-o-thanh-hoa-nhai-thuy-tinh-dao-chem-khong-chay-mau-d208801.html
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...

Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.
Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.
Cao nhân ẩn tích
Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?
Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".
Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.
Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.
Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.
Phận duyên tiền định
Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.
Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.
Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.
Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.
Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.
Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.
Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.
Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.
Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.

Võ phái kỳ lạ
"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.
Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).
Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.
Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.
Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.

Thần chú vào... võ công ra
Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.
Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.
Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.
Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.
Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.
Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.

Tỉ thí tranh tài
Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".
Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.
Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.
Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.
Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.
Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.
Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...
Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.
Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.
Dựng nghiệp bất thành
Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.
Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.
Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.
Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.
Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.
Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.
Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...

(Sưu tầm theo vothuat.net.vn)

Dưới đây là Lời thề của phái Thất Sơn:
Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan.

Read more: Võ bùa (Quyền thề- Thần Quyền). https://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic.php?t=621#ixzz5AxTthP9P
Môn võ này phổ biến những năm 90 thé kỷ trước. Tập võ mà như thôi miên, thằng em em tập một thời gian sau không theo cũng quên hết luôn
 

xecho rac

Xe container
Biển số
OF-209298
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
5,703
Động cơ
352,040 Mã lực
Nơi ở
Hà nội 2
Cụ thấy nửa đêm ông già da sân múa may quay cuồng 1 lúc, xong xuống tấn vỗ đùi đen đét nhảy qua nóc nhà hàng xóm chửA???:)):)):))
có vỗ đùi đen đét nhưng không nhảy sang hàng xóm , mà lẩm bẩm có thế mà đánh cũng không chúng mai chết với ông , cầu đang đi rất đẹp:))=))
 

tranvespa

Xe tải
Biển số
OF-45975
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
432
Động cơ
464,363 Mã lực
Thấy bẩu môn này sợ nhất cứt gà sát thì phải!
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,529
Động cơ
678,653 Mã lực
Đúng phong cách OF, kiểu gì cũng lái sang chuỵch, xoạc.

Võ gì cứ nhảy lên đài chơi với MMA hoặc Muay thái thì e tin, chứ múa may quay cuồng thì e chịu.
Cũng nhờ tay đấm rong Flo mà kiệt điện dạo này hết phóng điện.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top