đặt vấn đề đã sai thì không bàn đc, chẳng ai nói ql là phải gương mẫu cả, xã hội ko tưởng chăng
môt người chỉ cần ngồi yên, nhấm nháp chén trà mà mọi việc ngăn nắp, đâu ra đấy, ai cũng rõ phận sự của mình
một kẻ hò hét quát tháo khản cổ bỏng họng, đôi khi nâng chân hạ tay mà mọi việc vẫn lanh tanh bành, chẳng ai biết phải làm gì
quyền lực ko thể trao, cũng ko thể nhận mà phải tự tạo ra, trong nn chức vụ trao như nhau, nhưng ông thì quyền lực, ông thì như bó rơm, vua chúa xưa cũng thế
uy và nghiêm mới sinh ra quyền lưvj, làm như cún mà ko kiên định chỉ đc quý thôi, đôi khi còn đc quý hão
cụ thớt đọc cuốn “quyền lực của người ko quyền lực” hay “hàn phi” hoặc cả hai rồi bàn tiếp
Em nghĩ ý kiến của cụ rất hay. Rất đáng suy ngẫm ạ.
E đọc được ở đâu đó nói rằng quyền lực cá nhân tức là tính gương mẫu. Người đàn ông quyền lực trong gia đình là người làm tất cả vì mẹ của các con mình, vì các con, từ chuyện tiền bạc đến lao động cật lực, con cái nhìn vào là cảm nhận được hết. Gương mẫu, gương mẫu nhất là đối xử với mẹ của chúng như thế nào thì chúng sẽ đối xử với mình như thế.
Không biết quan điểm của cccm như thế nào?
Mợ chủ đang nhầm lẫn giữa việc nêu gương với việc tạo ra ảnh hưởng trong gia đình. Mợ đang bức xúc với cách hành xử của ông chồng, nên nghĩ là cách ông í đối xử với mợ sẽ ảnh hưởng tới cách các con mợ hành xử sau này - ý mợ là chúng nó sẽ đối xử với bố như bố đã đối xử với mẹ. Nhưng em nghĩ mợ cứ bỏ qua ông í 1 thời gian xem sao, ko bực tức ko bức xúc, việc mợ mợ cứ làm, tìm thêm những niềm vui và sự khuây khoả từ bạn bè. Em thấy phụ nữ cứ chú tâm quá vào gđ mà bỏ bẵng bạn bè là hơi sai lầm đấy.
Ông chồng em cũng khá vô tâm và cực kỳ gia trưởng, nhưng em có quan điểm là, bất luận ông chồng hành xử như nào, em vẫn hành xử và dạy con em hành xử theo cái chuẩn mực cơ bản của con người. Tức là ko vì ông í ko tốt mà em đáp trả hay mong con đáp trả. Cũng may là ông í là người biết, nên theo thời gian, ông í cũng thay đổi rất nhiều theo hướng tích cực. Nhưng em phải thay đổi trước, thay đổi rất nhiều trc hết là ở tư tưởng. Thay vì chờ đợi ông í biết quan tâm tới mình, em tự quan tâm tới em. Kiểu như có ông í thì tốt, ko có cũng chẳng sao. Có quãng thời gian ông í có lẽ cảm thấy bị ra rìa, em đoán thế, nên ông í phải tự biết điều chỉnh để ko trở thành ng thừa.
Cũng phải mất nhiều năm, phải rất kiên định để theo đuổi đường lối mềm mỏng, trong mọi mối quan hệ với gđ chồng chứ ko chỉ riêng ông chồng, mỗi năm thay đổi chút xíu, thì em mới đạt đến cảnh giới như bây giờ. Giờ thì em nhỏ tuổi nhất nhà (chồng em con út ít nên các anh chị già đinh rồi) nhưng ý kiến của em luôn đc tôn trọng, mọi ng cũng chăm sóc và chiều chuộng em.
Nhưng thực ra, em vẫn nhìn nhận em may hơn khôn, may mắn vì dù sao ông chồng và gđ ông í biết trân trọng cố gắng và những giá trị tốt đẹp mà em gây dựng. Còn với ng ko biết nhìn nhận, thì dù mình có cố gắng tới đâu cũng chẳng ăn thua, mợ nhỉ.