- Biển số
- OF-22578
- Ngày cấp bằng
- 17/10/08
- Số km
- 917
- Động cơ
- 504,055 Mã lực
Hưởng ứng lời kêu gọi từ chụ trì chùa Đông Bài (Từ Nghiêm) Hà Nội
Các OF gia thân mến!
Simacai là một huyện miền núi xa và cao nhất của tỉnh Lào Cai. Buổi sáng, các em Mẫu giáo và tiểu học tự đi bộ đến lớp, có khi đường xa hàng km. Trưa ăn cơm và ngủ tại trường, chiều học tiếp. Trẻ em ở đây rất ngoan ngoãn, thích được đi học và đi hoc đều.
Ở ba xã Lung Sui, Bản Mế, Quan Thần Sán, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai tại thời điểm hiện tại có 812 trẻ em từ 0 – 2 tuổi, 1253 trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, 1909 trẻ em từ 6 – 14 tuổi.
Thời tiết ở Simacai rất khắc nghiệt, mùa đông có lúc nhiệt độ xuống còn 2oC, cô giáo vừa đứng giảng vừa run cầm cập. Trẻ em nơi này chỉ mặc một hai cái áo mỏng, đi chân đất, da và môi chúng thâm lại vì rét. Nhìn học sinh thương quá, mặc kệ hiểu biết và quy định về an toàn học đường, thầy cô phải đốt lửa trong lớp học. Trên nền đất lỗ chỗ của lớp học, vương đầy than đen. Ở vùng này khó kiếm than củi và than đá, thầy cô vẫn thường lấy củi nứa để đốt. Khói cay xè mắt, vậy mà gió vẫn luồn qua các khe hở của lớp học sắc và lạnh như kim châm.
Trường tiểu học có nhà nội trú cho các em ở xa. Các em tự nấu ăn tại trường. Một số em nhà ở gần trường hơn thì đem cơm trong cặp lồng đến lớp ăn. Thi thoảng cũng có em đem theo thức ăn đến trường. Nhưng phần đa các em đều ăn cơm với muối trắng. Các em thường nấu cơm ướt hơn bình thường để khi trộn, muối dễ tan. Một số em gái nhanh tay thì thường kiếm rau ở xung quanh trường. Nhà trường làm vườn rau để các em nội trú chăm sóc, tuy nhiên rau của các trường vẫn chưa đủ để cung cấp cho các em. Ở thời điểm này, nhiều em đến trường với cặp lồng mèn mén (sắn xắt nhỏ, đồ lên) thay cơm.
Những em bé ở Simacai đang rất cần sự giúp đỡ. Các em đã quá quen với sự thiếu thốn nên cứ hồn nhiền lớn lên, chỉ có những ai đã từng được yêu thương và đang yêu thương người khác, mới có thể biết các em cần sự chăm sóc, yêu thương đến nhường nào.
Nếu gia đình các bạn có quần áo ấm cũ của trẻ em từ 0-14 tuổi, xin hãy gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ chuyển đồ của các bạn đến tay những trẻ em nghèo dân tộc thiểu số ở ba xã: Lùng Sui, Bản Mế và Quan Thần Sán - huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Quyên góp quần áo mùa đông, sưởi ấm trẻ thơ bằng chính trái tim bạn !
Các bạn có thể chuyển đồ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến địa chỉ:
• Ni Sư Thích Tịnh Niệm. Trụ trì chùa Đông Bài (Từ Nghiêm)- Thôn: Đông Bài- Xã Mai Đình - Huyện Sóc Sơn- Thành phố Hà Nội.
• Sư cô Thích Tuệ Minh - Chùa Đông Bài.
hoặc các Bác mang qua ngã ba đường Nguyễn Khánh Toàn cắt đường Nguyễn Văn Huyên , Cầu Giấy , HN gửi cho em vào nhà hàng Đại Dương ạ (đối diện bảo tàng Dân Tộc Học)
Bản đồ đây ạ : http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&hl=vi&msa=0&ll=21.039766,105.797439&spn=0.005628,0.009645&t=h&z=17&msid=203671512450202475294.000499653324dcc9cd867
Đường Đặng Ngọc Khiêm bây giờ là đường Nguyên Khánh Toàn ạ
• Ms Dung 091 979 0900
• Mr Sơn 094. 945. 5555
_____________________________________________________________
Em mới vừa trở về từ Simacai, có biết bao điều muốn nói, muốn viết và sẻ chia. Đầu tiên là thấy vui vì nụ cười của bao bé con khi được nhận quà, nhờ vậy mà cái mệt mỏi của hành trình dài hơn 800km cũng trở nên nhẹ nhàng .
Có đi mới biết trên đất nước mình còn biết bao nhiêu người nghèo, và còn biết bao những đứa trẻ tội nghiệp cần đến những vòng tay nhân ái. Em nhìn thấy những em bé chỉ đến trường với manh áo mỏng và đôi chân trần giữa mùa đông giá buốt.
Hai chiếc dép cọc cạch cũng đủ làm thành một đôi dép vừa chân chặn đất đường.
Bộ quần áo lấm lem đã bạc màu vẫn được dùng lại vì còn chút ấm áp. Bát cơm đầy cũng chỉ có đậu phụ trộn lên ăn.
Mô hình bán trú dân nuôi được áp dụng ở các hầu hết các trường cấp I, II. Nếu muốn bữa cơm thêm phần tươm tất, các em sẽ phải tự mình trồng trọt, chăm bón. Và dù mặt mũi có tèm lem cũng không thể làm mờ đi đôi mắt sáng. Nụ cười chợt lướt qua vẫn kịp khoe chiếc răng sứt nhỏ xinh xinh.
Bọn trẻ ở đây ko phải đứa nào cũng dạn dĩ, nên được chúng nhận kẹo cũng là cả một niềm vui lớn.
Và ko phải tất cả các đứa trẻ đều được đến trường, tất nhiên chúng sẽ còn chịu nhiều hơn nữa sự đói khổ. Cái chữ đến với trẻ em miền cao này khó như đường vào bản. Các thầy cô giáo đã phải cố gắng rất nhiều để có những ngôi trường đông đúc như hôm nay. Đừng quan tâm họ đến đây bởi lý do gì, hãy nhìn cách họ đã làm cho các em, đấy là cả một sự hi sinh đáng trân trọng. Tất nhiên tôi cũng chỉ muốn đề cập đến những thầy cô trực tiếp giảng dạy các cháu chứ ko phải mấy ông chuyên viên ngồi văn phòng, thỉnh thoảng mới về xã một lần, còn thường xuyên bận bịu tiếp đón các đoàn khách và tiệc tùng liên miên. Hãy thử tưởng tượng 1 ông chuyên viên dẫn đoàn vào điểm trường nhỏ rồi lúc ra hỏi khách đường nào xuống (pó tay). Hỏi ra mới hay nếu có về xã các ông cũng chỉ ở các điểm trường lớn, bàn bạc công việc rồi về nhà nghỉ ngơi, còn lại các thầy cô ở trường tự giải quyết nốt. Thế nên ko biết bao giờ dân ta mới khá lên được ...
Lời kêu gọi cho những ai đọc bài viết này: Vì đợt đi chuyển 1.800 phần quà vừa rồi thực sự là chưa được tốt và còn nhiều nơi nghèo hơn chưa đến được nên tiếp tục còn một chuyến đi nữa. Chuyến này sẽ diễn ra trong thời gian sớm nhất có thể. Rất cần những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cả về sức người và của. Quần áo cũ mà con em bạn không còn dùng nữa (đồ mùa đông, còn lành lặn). Tiền: có nhiều ủng hộ nhiều, có ít ủng hộ ít sẽ được quy thành vật phẩm như dép, sách vở bút, khăn, mũ ... gửi lên cho các cháu vùng cao.
Sư thầy Thanh Huyền tặng quà cho các cháu học sinh PTCS Lùng Sui
Sư thầy Thanh Huyền tặng quà cho các cháu học sinh PTCS Bản Mế
Sư cô Tuê Minh tặng quà cho các cháu mầm non Bản Mế
Phát quà cho các cháu PTCS Bản Mế
Lớp học bản Lùng Sui.
Thay mặt các cháu học sinh vùng cao Simacai xin chân thành cảm ơn sự quan tâm đóng góp của các Bác !
Các OF gia thân mến!
Simacai là một huyện miền núi xa và cao nhất của tỉnh Lào Cai. Buổi sáng, các em Mẫu giáo và tiểu học tự đi bộ đến lớp, có khi đường xa hàng km. Trưa ăn cơm và ngủ tại trường, chiều học tiếp. Trẻ em ở đây rất ngoan ngoãn, thích được đi học và đi hoc đều.
Ở ba xã Lung Sui, Bản Mế, Quan Thần Sán, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai tại thời điểm hiện tại có 812 trẻ em từ 0 – 2 tuổi, 1253 trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, 1909 trẻ em từ 6 – 14 tuổi.
Thời tiết ở Simacai rất khắc nghiệt, mùa đông có lúc nhiệt độ xuống còn 2oC, cô giáo vừa đứng giảng vừa run cầm cập. Trẻ em nơi này chỉ mặc một hai cái áo mỏng, đi chân đất, da và môi chúng thâm lại vì rét. Nhìn học sinh thương quá, mặc kệ hiểu biết và quy định về an toàn học đường, thầy cô phải đốt lửa trong lớp học. Trên nền đất lỗ chỗ của lớp học, vương đầy than đen. Ở vùng này khó kiếm than củi và than đá, thầy cô vẫn thường lấy củi nứa để đốt. Khói cay xè mắt, vậy mà gió vẫn luồn qua các khe hở của lớp học sắc và lạnh như kim châm.
Trường tiểu học có nhà nội trú cho các em ở xa. Các em tự nấu ăn tại trường. Một số em nhà ở gần trường hơn thì đem cơm trong cặp lồng đến lớp ăn. Thi thoảng cũng có em đem theo thức ăn đến trường. Nhưng phần đa các em đều ăn cơm với muối trắng. Các em thường nấu cơm ướt hơn bình thường để khi trộn, muối dễ tan. Một số em gái nhanh tay thì thường kiếm rau ở xung quanh trường. Nhà trường làm vườn rau để các em nội trú chăm sóc, tuy nhiên rau của các trường vẫn chưa đủ để cung cấp cho các em. Ở thời điểm này, nhiều em đến trường với cặp lồng mèn mén (sắn xắt nhỏ, đồ lên) thay cơm.
Những em bé ở Simacai đang rất cần sự giúp đỡ. Các em đã quá quen với sự thiếu thốn nên cứ hồn nhiền lớn lên, chỉ có những ai đã từng được yêu thương và đang yêu thương người khác, mới có thể biết các em cần sự chăm sóc, yêu thương đến nhường nào.
Nếu gia đình các bạn có quần áo ấm cũ của trẻ em từ 0-14 tuổi, xin hãy gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ chuyển đồ của các bạn đến tay những trẻ em nghèo dân tộc thiểu số ở ba xã: Lùng Sui, Bản Mế và Quan Thần Sán - huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Quyên góp quần áo mùa đông, sưởi ấm trẻ thơ bằng chính trái tim bạn !
Các bạn có thể chuyển đồ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến địa chỉ:
• Ni Sư Thích Tịnh Niệm. Trụ trì chùa Đông Bài (Từ Nghiêm)- Thôn: Đông Bài- Xã Mai Đình - Huyện Sóc Sơn- Thành phố Hà Nội.
• Sư cô Thích Tuệ Minh - Chùa Đông Bài.
hoặc các Bác mang qua ngã ba đường Nguyễn Khánh Toàn cắt đường Nguyễn Văn Huyên , Cầu Giấy , HN gửi cho em vào nhà hàng Đại Dương ạ (đối diện bảo tàng Dân Tộc Học)
Bản đồ đây ạ : http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&hl=vi&msa=0&ll=21.039766,105.797439&spn=0.005628,0.009645&t=h&z=17&msid=203671512450202475294.000499653324dcc9cd867
Đường Đặng Ngọc Khiêm bây giờ là đường Nguyên Khánh Toàn ạ
• Ms Dung 091 979 0900
• Mr Sơn 094. 945. 5555
_____________________________________________________________
Em mới vừa trở về từ Simacai, có biết bao điều muốn nói, muốn viết và sẻ chia. Đầu tiên là thấy vui vì nụ cười của bao bé con khi được nhận quà, nhờ vậy mà cái mệt mỏi của hành trình dài hơn 800km cũng trở nên nhẹ nhàng .
Có đi mới biết trên đất nước mình còn biết bao nhiêu người nghèo, và còn biết bao những đứa trẻ tội nghiệp cần đến những vòng tay nhân ái. Em nhìn thấy những em bé chỉ đến trường với manh áo mỏng và đôi chân trần giữa mùa đông giá buốt.
Hai chiếc dép cọc cạch cũng đủ làm thành một đôi dép vừa chân chặn đất đường.
Bộ quần áo lấm lem đã bạc màu vẫn được dùng lại vì còn chút ấm áp. Bát cơm đầy cũng chỉ có đậu phụ trộn lên ăn.
Mô hình bán trú dân nuôi được áp dụng ở các hầu hết các trường cấp I, II. Nếu muốn bữa cơm thêm phần tươm tất, các em sẽ phải tự mình trồng trọt, chăm bón. Và dù mặt mũi có tèm lem cũng không thể làm mờ đi đôi mắt sáng. Nụ cười chợt lướt qua vẫn kịp khoe chiếc răng sứt nhỏ xinh xinh.
Bọn trẻ ở đây ko phải đứa nào cũng dạn dĩ, nên được chúng nhận kẹo cũng là cả một niềm vui lớn.
Và ko phải tất cả các đứa trẻ đều được đến trường, tất nhiên chúng sẽ còn chịu nhiều hơn nữa sự đói khổ. Cái chữ đến với trẻ em miền cao này khó như đường vào bản. Các thầy cô giáo đã phải cố gắng rất nhiều để có những ngôi trường đông đúc như hôm nay. Đừng quan tâm họ đến đây bởi lý do gì, hãy nhìn cách họ đã làm cho các em, đấy là cả một sự hi sinh đáng trân trọng. Tất nhiên tôi cũng chỉ muốn đề cập đến những thầy cô trực tiếp giảng dạy các cháu chứ ko phải mấy ông chuyên viên ngồi văn phòng, thỉnh thoảng mới về xã một lần, còn thường xuyên bận bịu tiếp đón các đoàn khách và tiệc tùng liên miên. Hãy thử tưởng tượng 1 ông chuyên viên dẫn đoàn vào điểm trường nhỏ rồi lúc ra hỏi khách đường nào xuống (pó tay). Hỏi ra mới hay nếu có về xã các ông cũng chỉ ở các điểm trường lớn, bàn bạc công việc rồi về nhà nghỉ ngơi, còn lại các thầy cô ở trường tự giải quyết nốt. Thế nên ko biết bao giờ dân ta mới khá lên được ...
Lời kêu gọi cho những ai đọc bài viết này: Vì đợt đi chuyển 1.800 phần quà vừa rồi thực sự là chưa được tốt và còn nhiều nơi nghèo hơn chưa đến được nên tiếp tục còn một chuyến đi nữa. Chuyến này sẽ diễn ra trong thời gian sớm nhất có thể. Rất cần những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cả về sức người và của. Quần áo cũ mà con em bạn không còn dùng nữa (đồ mùa đông, còn lành lặn). Tiền: có nhiều ủng hộ nhiều, có ít ủng hộ ít sẽ được quy thành vật phẩm như dép, sách vở bút, khăn, mũ ... gửi lên cho các cháu vùng cao.
Sư thầy Thanh Huyền tặng quà cho các cháu học sinh PTCS Lùng Sui
Sư thầy Thanh Huyền tặng quà cho các cháu học sinh PTCS Bản Mế
Sư cô Tuê Minh tặng quà cho các cháu mầm non Bản Mế
Phát quà cho các cháu PTCS Bản Mế
Lớp học bản Lùng Sui.
Thay mặt các cháu học sinh vùng cao Simacai xin chân thành cảm ơn sự quan tâm đóng góp của các Bác !
Chỉnh sửa cuối: