Em xin copi một bài do con cô Hoa và thầy hiệu trưởng trường c2 Hương Thủy hương khê gưởi cho em. Nhân cái vụ em chủ xị làm chương trình áo phao học đường tại Hương Khê. bài này tôi đã đăng trong diễn đàn SLNA-fc.com
Một chiều cuối năm 2010, nhận được điện thoại của thầy giáo Hiệu trưởng ,Tổng phụ trách Đội trường THCS Hương Thuỷ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) kể về một lá thư đặc biệt...
Đám tang cô giáo Hoa phải đi bằng thuyền, vì thời điểm đó nước lũ vẫn rất cao
Sở dĩ nói "đặc biệt" vì lá thư được viết ra để gửi cho một người không còn trên thế gian này, nhưng lại có sức lay động bao trái tim người đang sống...
Lá thư đang được nhắc đến là của em Nguyễn Thị Thuý Hằng, học sinh lớp 8A, trường THCS Hương Thuỷ, huyện Hương Khê viết cho người mẹ thân yêu của mình là cô giáo Trần Thị Hoa (SN 1974) - giáo viên trường mầm non xã Hương Thuỷ, bị nước lũ cuốn trôi ngày 3/10/2010, trong lúc cùng chồng vượt lũ đến trường để cất đồ dùng học sinh.
tôi xin đăng lại bức thư đầy xúc động này:
Tại nhà tối thứ 5/11/11/2010
Giá mà mẹ có áo phao
Mẹ ơi! Sáng nay các chú trong Đoàn cổ động viên bóng đá sông Lam Nghệ An đến tặng áo phao cho trường con học mà con nghĩ đến mẹ.
Đã tròn 50 lần trăng lặn mẹ xa chúng con rồi. Con nhớ mẹ ngày còn sống, mỗi lần đi chợ mẹ chỉ nghĩ đến việc mua những thứ gì để cho chúng con ăn trưa nay, mỗi lần đi đâu xa mẹ cũng chỉ nghĩ đến cặp, sách, vở, bút, một vài cái áo cho con hay giống cây trồng cho bố mà thôi.
Sao mẹ không nghĩ đến việc mua một chiếc áo phao? Hay là nó đắt quá so với thu nhập hàng tháng ít ỏi của mẹ? Nhà ta ở cứ đến mùa mưa lũ nước lại ngập cao, con đường ra đồng của bố cũng ngập trong nước hơn vì thấp trũng.
“Mẹ là giáo viên ở địa phương làm sao mà yên tâm ở nhà khi trường học bị ngập nước. Đồ dùng học tập mà mẹ dạy cho các em học sinh là những đồ dùng thủ công được mẹ dùng giấy và mua màu, sáp mực vẽ trong những đêm sau khi em ngủ. Làm sao nó không hỏng được sau mấy ngày ngâm trong nước! Đó là chưa kể nó sẽ bị cuốn trôi”. Mẹ thường dỗ em như thế, rồi đội mũ ra đi trong mưa gió não nề.
Con lớn hơn nên hiểu được công sức của mẹ trong từng đêm miệt mài ngồi cắt vẽ. Nhưng em Ngân còn nhỏ chắc là không biết đâu mẹ ạ! Những đêm như thế con thường cố thức với mẹ, nhưng rồi con cũng ngủ thiếp đi và không biết mẹ thức đến bao giờ, chỉ thấy sáng hôm sau, khi thức dậy, trên bàn mẹ lại để vài chú chim non vài bông hoa và ít ô chữ cái. Thì ra đêm qua mẹ cặm cụi để cắt mấy thứ này.
Mẹ ơi! Mỗi sáng đi học con qua cây cầu nơi dòng nước bạc đã cướp mất mẹ của con. Con quên làm sao được những ngày gần đây thôi, ba mẹ con cùng đến trường trên một chiếc xe đạp... Giá mà ngày ấy có áo phao thì dòng nước kia dễ gì nhấn chìm được mẹ!
Con mang áo phao về đây rồi mẹ ạ! Không kịp nữa rồi! Chắc không kịp nữa rồi! Con biết thế, giờ đây chiếc bàn mẹ soạn bài ngày nào được bố kê ở gian nhà để làm bàn thờ cho mẹ. Tấm ảnh mẹ mặc chiếc áo dài hôm nhận phần thưởng được bố cẩn thận cắt ghép làm ảnh để thắp hương. Kỷ niệm xưa chợt ùa về trong con khi đứng trước bàn thờ của mẹ. Nhưng tất cả đã kết thúc từ hôm kia rồi mẹ ạ! Con buồn lắm mẹ ơi.
Vĩnh biệt mẹ! Cầu chúc mẹ của con nơi suối vàng nghìn thu yên giấc. Con và em nhớ mẹ nhiều lắm! Mẹ có hiểu không?
Con gái của mẹ
Nguyễn Thị Thuý Hằng
Trao
Em Nguyễn Thị Thuý Hằng (bên trái) cùng bố, em gái và dì sau đám tang mẹ
Đây là chương trình do tôi yêu cầu nhà trường và em Hằng viết thư cảm ơn các nhà hảo tâm và nhà trường có sáng kiến phát động phong trào: Sau trận lũ lịch sử, nhiều đoàn cứu trợ đã trực tiếp đến trao quà cho người dân và học sinh nghèo xã Hương Thuỷ. Đáp lại tấm lòng thơm thảo này, Đoàn - Đội của trường đã phát động trong học sinh phong trào "Sáng tác thơ, văn thư cảm ơn".
"Khi đọc bức thư của em Hằng, toàn thể giáo viên và học sinh nhà trường đã lặng người vì xúc động.