Nói như bác thì khi một người quay video clip của xxx đang làm sai nghiêm trọng, sau đó video đựợc gửi đến cơ quan có thẩm quyền, đồng chí xxx bị lột lon, ra đi. Thế là đồng chí đấy được quyền kiện lại người quay video đã làm tổn hại đến thu nhập, đến cần câu cơm của xxx được chứ nhỉ ? xxx sẽ đòi người quay video đền bù thiệt hại tương đương lương tháng đến lúc xxx chết chăng ???Những cái bác nghĩ đó không phải là quy định của pháp luật, mà là quy định của ngành, đã tự nguyện vào ngành nào thì phải chấp nhận những quy định của ngành đó. Bác nghĩ CA chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép cũng không đúng, mà CA sẽ không được phép làm một số việc theo quy định của ngành, mà nếu họ là dân thường thì có thể làm.
Về việc kiện nếu bị sử dụng hình ảnh không xin phép cũng thế, họ chỉ được phép kiện với tư cách cá nhân, với những thiệt hại cá nhân, không liên quan đến công việc, đến bộ quần áo họ mặc.
xxx đang làm nhiệm vụ tức là xxx đại diện cho cơ quan tổ chức tại thời điểm đấy, không phải là đại diện cho cá nhân, và vì vậy chịu ảnh hưởng của quyền giám sát, hình ảnh đấy cũng không phải là hình ảnh của cá nhân nữa, mà là đại diện cho tổ chức. Chính vì thế nên có cụ ở trên đã lấy ví dụ chết khi làm nhiệm vụ và chết tại nhà là đối xử khác nhau. Nếu trong trường hợp này, người quay video làm sai thì cá nhân các anh xxx cũng không được kiện mà phải là cơ quan chủ quản của các anh xxx đấy đứng ra kiện thì được.