Em vừa đọc được bài này bên Docbao.vn thấy có ảnh Hội nhà mềnh copy sang đây để các kụ , các mợ ngâm cứu
Sao cứ toàn mì tôm thế?
Thứ Sáu, 29/10/2010 --- cập nhật 03:10 GMT+7
Nhiều ngày qua, bà con vùng lũ liên tục phải ăn mì tôm sống. Nhiều đoàn cứu trợ đến đều mang mì tôm, mì tôm và lại mì tôm.
Khi cơn lũ đi qua, điệp khúc mì tôm vẫn vang lên đã đặt ra nhiều câu hỏi cho công tác cứu trợ. Trong khi đó, ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, một số người dân bị lũ cô lập đã rơi nước mắt khi được ăn cơm nắm...
Một cơn lũ mì tôm
Cụ Phan Thị Hà (xã Phúc Đồng, Hương Khê) móm mém nhai miếng mì tôm sống. Cụ nhăn mặt bảo: “Khổ quá, già rồi, răng rụng hết, ăn mì tôm sống đau lắm. Ăn mì liên tục 6 ngày rồi, bị táo bón nhưng cứ phải nhai vì không có chi ngoài mì tôm cả. Sao cứ cho toàn mì tôm thế?”.
Cụ Hà ngồi cạnh 5 thùng mì tôm. 5 đoàn cứu trợ đến đây, đoàn nào cũng biếu một thùng. Cụ thèm cơm trắng quá, nhưng không biết làm thế nào khi mà nhà đang bị ngập, thóc lúa trôi hết. Cụ mong có đoàn cứu trợ nào đó mang theo bánh mì, lương khô hay bất cứ thứ thực phẩm nào khác... trừ mì tôm.
Anh Úp bô của Hội Mazda đang chuyển mỳ tôm cho các em
Có tiếng xuồng máy. Một đoàn cứu trợ khác đang vào, trên tay mang theo một thùng mì tôm...
Khi trận lũ đang nhấn chìm nhiều huyện của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, người dân cả nước đã hướng về ba tỉnh Bắc miền Trung với tinh thần nhường cơm sẻ áo. Hàng cứu trợ đồng bào lũ lụt theo cách truyền thống nhất vẫn là mì tôm.
Một cơn lũ mì tôm đã đổ về ba tỉnh này và thực tế đã giúp cho nhiều người dân thoát khỏi những cơn đói giữa biển nước mênh mông. Nhưng sẽ ra sao nếu danh mục hàng cứu trợ gần như chỉ có mì tôm?
Trẻ em vùng lũ đang phải dùng mỳ tôm sống nhiều ngày
Ông Nguyễn Thế Hùng (xã Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) phân trần: “Quê tôi năm nào cũng lụt, cứ lụt là được cứu trợ mì tôm. Đồng bào chia sẻ với mình thì quý lắm, không dám đòi hỏi gì, nhưng tôi cứ nghĩ giá như thay mì tôm bằng lương khô hay bánh mì thì sẽ phù hợp hơn.
Lũ rút rồi, đồng bào cần quần áo, gạo, chăn màn, thuốc men nhưng người ta vẫn cứ biếu mì tôm. Ở quê tôi nhiều người mang mì tôm ra đại lý bán để mua lại nước mắm, gạo, dầu”.
Ông Hùng vẫn nhớ hình ảnh máy bay trực thăng thả mì tôm xuống nhà dân đang bị ngập. Có thùng mắc trên ngọn tre, có thùng rơi xuống nước. Lúc đói hoa mắt, có được miếng mì tôm sống cũng quý như vàng. Nhưng ăn vào rồi thì khát nước. Ở trên biển nước mênh mông mà không có nước sạch để uống. Hai ngày liền ăn mì tôm sống thì người cũng lả đi, không còn sức mà chống lũ nữa. Một số người ăn mì tôm sống, uống nước bẩn đã bị bệnh đường ruột.
Ông Hùng nói: “Tôi nghĩ đã đến lúc Nhà nước phải nghiên cứu một danh mục hàng cứu trợ cho người dân vùng lũ, làm sao thực phẩm vừa đủ chất, dễ vận chuyển bảo quản và ăn không bị ngán, tại sao cứ phải “tín nhiệm” mì tôm mãi”?
Ông Trần Ngọc Tăng - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lý giải nguyên nhân mì tôm được “tín nhiệm”: “Mì tôm có thể thu gom một lượng lớn trong thời gian ngắn. Còn bánh mì và lương khô thì khó thu gom ngay được. Mì tôm có thể bảo quản và dùng dần”.
Nhưng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, ăn mì tôm liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là ăn mì tôm sống và thiếu nước sạch để uống.
Nguồn Đây Ạh