Em đọc thấy bên diễn đàn Tinh tế có bài đạp hộp về con Lexus LFA cầu kỳ quá, các bác cùng xem.
Quy trình " đập hộp" xe đắt nhất từng làm tại Nhật
Vào ngày 21 tháng 1 vừa qua, Toyota đã tổ chức một sự kiện có tên Show-n-Tell nhằm giới thiệu những chiếc Lexus LFA đầu tiên được xuất sang thị trường Mỹ. Đại diện Club Lexus đã được mời đến tham dự và họ đã được chứng kiến một "vở kịch" mà diễn viên chính là những chiếc LFA và diễn viên phụ là những nhân viên kĩ thuật của Toyota. Vở kịch này thực chất là một tiến trình kiểm tra, "đóng gói" cũng như "đập hộp" một chiếc LFA rất bài bản theo như quy định của Toyota.
Trước khi "đặt bánh" lần đầu tiên trên đường nhựa tại hòn đảo nhân tạo Terminal gần cảng Long Beach thì tất cả các xe Lexus LFA đều được tập trung để tháo dỡ từ container xuống tại khu nhà xưởng của công ty vận tải Fujitrans ở thành phố Carson, bang California. Toyota có một đội xe chuyên chở riêng có tên ROROs và nhiệm vụ của đội xe này là tiếp nhận xe xuất khẩu tại Nhật Bản và tháo dỡ xe xuống tại Mỹ.
Người quản lý Lexus College Hoa Kì, ông Paul Williamsen cho biết mỗi chiếc LFA sẽ được đóng vào một container riêng nhằm đảm bảo an toàn cho xe. Ông nói: "Chúng tôi không muốn cửa của một chiếc Yaris chạm vào một chiếc LFA và các công nhân bốc xếp sẽ được trả lương tính theo chiếc xe mà họ tháo dỡ từ một tàu hàng." Mặc dù Toyota không sở hữu tàu vận tải riêng nhưng công ty đã yêu cầu xếp các container chứa LFA nằm thấp bên dưới và nằm giữa các khối hàng khác. Vì vậy, container chứa LFA sẽ được "đệm" bởi các container khác và chiếc LFA bên trong được bảo vệ an toàn hơn.
Container được vận chuyển bằng xe đầu kéo. Xe đầu kéo lùi từ từ vào một cửa tiếp nhận với một bờ dốc được đặt sẵn dưới nền. Lúc này quy trình "đập hộp" bắt đầu.
Khi cửa container được mở, điều ngạc nhiên nhất là chiếc xe không hề được phủ ngoài. Williamsen cho biết bởi vì nước sơn có tráng men của LFA phải cần đến nhiều tuần để khô hoàn toàn, do đó công ty quyết định không dùng vải bọc. Một điểm đáng chú ý khác là khung cố định bằng kim loại được sơn màu hồng. Chúng được thiết kế dành riêng cho LFA tại bộ phận hậu cần của Toyota tại Nhật. Mỗi khung sẽ có một số sê-ri riêng và màu sắc của khung cũng sẽ thay đổi tùy theo khu vực xuất khẩu, chẳng hạn như tại Costa Rica thì khung sẽ có màu đen còn tại Mỹ thì khung có màu hồng như ở trên. Khung cố định có thể được tái sử dụng và cứ 5 xe được tháo dỡ khỏi khung thì 5 chiếc khung phải được gởi trả lại Nhật Bản.
4 bánh xe đều được khóa chặt xuống sàn bởi các dây đai buộc dọc theo bánh xe. Các nhân viên phải tiến hành tháo khóa thắng đĩa trước, kế đến là thắng đĩa sau. Williamsen cho biết đĩa thắng màu vàng là một tùy chọn trong số 6 màu đĩa thắng mà Toyota cung cấp.
Sau khi tháo khóa thắng đĩa, các nhân viên tiến hành kiểm tra toàn bộ thân xe. Một số vết trầy xước đã được phát hiện trên chiếc LFA màu xanh ngọc trai và ai đó sẽ phải giải thích về điều này.
Một tấm thảm sẽ được đặt bên cạnh cửa tài xế. Kế đến, một nhân viên sẽ phải đeo bao tay, bọc giày và tiến hành mở cửa xe, đặt một tấm vải sạch lên bậu cửa và từ từ ngồi vào trong.
Bên cạnh ghế lái, ghế hành khách được gập về phía trước bởi số VIN của một chiếc LFA được khắc trên một miếng thép đính vào sàn cacbon bên dưới ghế này. Vì vậy, khi cảnh sát hay bất kì ai muốn thấy số VIN thì họ buộc phải di chuyển ghế hành khách.
Nằm trên ghế hành khách là một bảng chứng nhận được ép nhựa dẻo. Mọi chiếc LFA xuất xưởng đều được gởi đến đường thử Higashi Fuji của Toyota để được kiểm định. Bảng chứng nhận sẽ cho người dùng biết số dặm mà xe đã đi được trong quá trình thử nghiệm. Với bảng chứng nhận trên thì chiếc LFA màu xanh đã đi được 119 dặm và bên dưới là phần chữ kí xác nhận của giám đốc quản lý bộ phận QC (quality control).
Người nhân viên một lần nữa ra khỏi xe, cẩn thận mở kính sau và đặt một tấm vải sạch lên cột C để tựa mình. Sau đó, anh này choàng vào trong khoang hành lí để mở chốt một trong 2 tấm che dọc theo vách ngăn. Ngay dưới tay anh ta là pin có dán bảng thông tin màu vàng.
Sau cùng, nhân viên này trở vào xe, đề máy, từ từ đưa xe xuống khung cố định và lùi ra phía sau 2 đường kẻ màu vàng. Khi anh tắt máy xe thì cũng là lúc công việc "đập hộp" hoàn tất.
Theo: AutoBlog
Quy trình " đập hộp" xe đắt nhất từng làm tại Nhật
Vào ngày 21 tháng 1 vừa qua, Toyota đã tổ chức một sự kiện có tên Show-n-Tell nhằm giới thiệu những chiếc Lexus LFA đầu tiên được xuất sang thị trường Mỹ. Đại diện Club Lexus đã được mời đến tham dự và họ đã được chứng kiến một "vở kịch" mà diễn viên chính là những chiếc LFA và diễn viên phụ là những nhân viên kĩ thuật của Toyota. Vở kịch này thực chất là một tiến trình kiểm tra, "đóng gói" cũng như "đập hộp" một chiếc LFA rất bài bản theo như quy định của Toyota.
Trước khi "đặt bánh" lần đầu tiên trên đường nhựa tại hòn đảo nhân tạo Terminal gần cảng Long Beach thì tất cả các xe Lexus LFA đều được tập trung để tháo dỡ từ container xuống tại khu nhà xưởng của công ty vận tải Fujitrans ở thành phố Carson, bang California. Toyota có một đội xe chuyên chở riêng có tên ROROs và nhiệm vụ của đội xe này là tiếp nhận xe xuất khẩu tại Nhật Bản và tháo dỡ xe xuống tại Mỹ.
Người quản lý Lexus College Hoa Kì, ông Paul Williamsen cho biết mỗi chiếc LFA sẽ được đóng vào một container riêng nhằm đảm bảo an toàn cho xe. Ông nói: "Chúng tôi không muốn cửa của một chiếc Yaris chạm vào một chiếc LFA và các công nhân bốc xếp sẽ được trả lương tính theo chiếc xe mà họ tháo dỡ từ một tàu hàng." Mặc dù Toyota không sở hữu tàu vận tải riêng nhưng công ty đã yêu cầu xếp các container chứa LFA nằm thấp bên dưới và nằm giữa các khối hàng khác. Vì vậy, container chứa LFA sẽ được "đệm" bởi các container khác và chiếc LFA bên trong được bảo vệ an toàn hơn.
Container được vận chuyển bằng xe đầu kéo. Xe đầu kéo lùi từ từ vào một cửa tiếp nhận với một bờ dốc được đặt sẵn dưới nền. Lúc này quy trình "đập hộp" bắt đầu.
Khi cửa container được mở, điều ngạc nhiên nhất là chiếc xe không hề được phủ ngoài. Williamsen cho biết bởi vì nước sơn có tráng men của LFA phải cần đến nhiều tuần để khô hoàn toàn, do đó công ty quyết định không dùng vải bọc. Một điểm đáng chú ý khác là khung cố định bằng kim loại được sơn màu hồng. Chúng được thiết kế dành riêng cho LFA tại bộ phận hậu cần của Toyota tại Nhật. Mỗi khung sẽ có một số sê-ri riêng và màu sắc của khung cũng sẽ thay đổi tùy theo khu vực xuất khẩu, chẳng hạn như tại Costa Rica thì khung sẽ có màu đen còn tại Mỹ thì khung có màu hồng như ở trên. Khung cố định có thể được tái sử dụng và cứ 5 xe được tháo dỡ khỏi khung thì 5 chiếc khung phải được gởi trả lại Nhật Bản.
4 bánh xe đều được khóa chặt xuống sàn bởi các dây đai buộc dọc theo bánh xe. Các nhân viên phải tiến hành tháo khóa thắng đĩa trước, kế đến là thắng đĩa sau. Williamsen cho biết đĩa thắng màu vàng là một tùy chọn trong số 6 màu đĩa thắng mà Toyota cung cấp.
Sau khi tháo khóa thắng đĩa, các nhân viên tiến hành kiểm tra toàn bộ thân xe. Một số vết trầy xước đã được phát hiện trên chiếc LFA màu xanh ngọc trai và ai đó sẽ phải giải thích về điều này.
Một tấm thảm sẽ được đặt bên cạnh cửa tài xế. Kế đến, một nhân viên sẽ phải đeo bao tay, bọc giày và tiến hành mở cửa xe, đặt một tấm vải sạch lên bậu cửa và từ từ ngồi vào trong.
Bên cạnh ghế lái, ghế hành khách được gập về phía trước bởi số VIN của một chiếc LFA được khắc trên một miếng thép đính vào sàn cacbon bên dưới ghế này. Vì vậy, khi cảnh sát hay bất kì ai muốn thấy số VIN thì họ buộc phải di chuyển ghế hành khách.
Nằm trên ghế hành khách là một bảng chứng nhận được ép nhựa dẻo. Mọi chiếc LFA xuất xưởng đều được gởi đến đường thử Higashi Fuji của Toyota để được kiểm định. Bảng chứng nhận sẽ cho người dùng biết số dặm mà xe đã đi được trong quá trình thử nghiệm. Với bảng chứng nhận trên thì chiếc LFA màu xanh đã đi được 119 dặm và bên dưới là phần chữ kí xác nhận của giám đốc quản lý bộ phận QC (quality control).
Người nhân viên một lần nữa ra khỏi xe, cẩn thận mở kính sau và đặt một tấm vải sạch lên cột C để tựa mình. Sau đó, anh này choàng vào trong khoang hành lí để mở chốt một trong 2 tấm che dọc theo vách ngăn. Ngay dưới tay anh ta là pin có dán bảng thông tin màu vàng.
Sau cùng, nhân viên này trở vào xe, đề máy, từ từ đưa xe xuống khung cố định và lùi ra phía sau 2 đường kẻ màu vàng. Khi anh tắt máy xe thì cũng là lúc công việc "đập hộp" hoàn tất.
Theo: AutoBlog