[ATGT] "Quy tắc nhìn xa 15 giây", vô cùng bổ ích với bất cứ ai đang cầm vô-lăng!

Tuanalex

Xe hơi
Biển số
OF-713685
Ngày cấp bằng
21/1/20
Số km
136
Động cơ
84,326 Mã lực
Tuổi
44
Bài viết hữu ích, cảm ơn cụ nhưng cũng áp dụng tùy thời điểm .
 

thesummit216

Xe đạp
Biển số
OF-869837
Ngày cấp bằng
16/10/24
Số km
39
Động cơ
105 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Website
thesummit216.com
Em nghĩ là chả cần đến 15s, nhiều khi chỉ cần chú ý quan sát tầm xa 5-7s thôi mọi thứ đã khác và bác tài xử lý cũng thuận lợi hơn. Cái cốt lõi của nhiều vụ là tài mất tập trung ấy, chứ tập trung lái và chỉ để ý các phương hướng thì đã an toàn hơn nhiều.
 

chungotok30

Xe hơi
Biển số
OF-203268
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
172
Động cơ
322,575 Mã lực
Nơi ở
Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, TP. Hà Nội
Nhà cháu thấy nguyên tắc "nhìn xa 15 giây" này hay đấy chứ, nhất là trên cao tốc và quốc lộ.

Trên cao tốc, khi xe lưu thông với tốc độ 100 km/h, mỗi giây xe sẽ đi được 27m, trong 15 giây xe sẽ đi được khoảng 400m.
Khoảng cách 400m tương đương với 8 cột đèn, hoặc 4 chiếc xe (khi các xe đang đảm bảo đúng khoảng cách an toàn, xe này cách xe kia 100m).

Và chỉ những ai mắt tốt, hoặc viễn thị thì mới có thể nhìn xa như vậy.
Rất bổ ích.
 

Tommytep

Xe tăng
Biển số
OF-429917
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
1,401
Động cơ
226,598 Mã lực
Em có thói quen đi đâu cũng nhìn bao quát và tính non một tí để an toàn
nhất là chạy cao tốc, cứ phải tính non từ thật xa rồi chọn luồng đang bon bon mà đảo qua. e đi cao tốc gặp vô cùng nhiều các cụ cứ chạy bám 1 làn, sát đến chướng ngại vật rồi mới tà tà đảo làn.
 

Tuanalex

Xe hơi
Biển số
OF-713685
Ngày cấp bằng
21/1/20
Số km
136
Động cơ
84,326 Mã lực
Tuổi
44
Một kinh nghiệm và hướng dẫn rất cụ thể và hữu ích cho các tài xế, chúc cụ sức khỏe và có thêm nhiều bài viết để cho Ae học hỏi... 👍
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,841
Động cơ
379,393 Mã lực
Qui tắc trên chỉ mang tính tham khảo cho lái mới, vô cảm, chậm chạp với các biến động của môi trường xung quanh. Tại sao thế? Bởi vì
- Cách ước lượng thời gian bằng đếm giây là cách lỏng lẻo nhất mặc dù thời gian đếm bằng giây nghe có vẻ khoa học và có cơ sở. Tuy nhiên việc tính nhẩm trong đầu có sai số rất lớn. Ví dụ, trước đây em là lính pháo thủ nên phải luyện tập các thao tác, trong đó có thao tác chuẩn hoá là 3s. Khi huấn luyện động các này được hướng dẫn là nhẩm đếm trong đầu là: hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba thì dừng lại là được quãng thời gian 3s. Tuy nhiên, tốc độ đếm khó kiểm soát nên phải luyện rất nhiều mới gần đúng với đồng hồ bấm giây.
- Trong thực tế. Nếu có đồng hồ bấm giây thì ok. Nếu không có đồng hồ bấm giây thì tốc độ đếm nhẩm trong đầu của con người sẽ có sai số rất lớn so với máy móc. Đặc biệt đúng khi không có luyện tập mà chỉ thực hiện khi dùng đến.

Kết luận. Nguyên tắc đo thời gian để ước lượng khoảng cách là không sai. Tuy nhiên sẽ có sai số rất lớn khi tương quan với tính thời gian sai và tốc độ di chuyển không giống nhau.
Vì vậy, để đếm 1-2s thì sai số nhỏ hơn rất nhiều so với đếm 15s
Cá nhân em thấy không hiệu quả và không đáng tin so với trải nhiệm thực và tập trung cảm nhận thực tế trên hiện trường.
Nếu ai đó sử dụng đồng hồ bấm giây khi áp dụng với tình huống đó thì coi như em chưa có ý kiến gì ạ
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Qui tắc trên chỉ mang tính tham khảo cho lái mới, vô cảm, chậm chạp với các biến động của môi trường xung quanh. Tại sao thế? Bởi vì
- Cách ước lượng thời gian bằng đếm giây là cách lỏng lẻo nhất mặc dù thời gian đếm bằng giây nghe có vẻ khoa học và có cơ sở. Tuy nhiên việc tính nhẩm trong đầu có sai số rất lớn. Ví dụ, trước đây em là lính pháo thủ nên phải luyện tập các thao tác, trong đó có thao tác chuẩn hoá là 3s. Khi huấn luyện động các này được hướng dẫn là nhẩm đếm trong đầu là: hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba thì dừng lại là được quãng thời gian 3s. Tuy nhiên, tốc độ đếm khó kiểm soát nên phải luyện rất nhiều mới gần đúng với đồng hồ bấm giây.
- Trong thực tế. Nếu có đồng hồ bấm giây thì ok. Nếu không có đồng hồ bấm giây thì tốc độ đếm nhẩm trong đầu của con người sẽ có sai số rất lớn so với máy móc. Đặc biệt đúng khi không có luyện tập mà chỉ thực hiện khi dùng đến.

Kết luận. Nguyên tắc đo thời gian để ước lượng khoảng cách là không sai. Tuy nhiên sẽ có sai số rất lớn khi tương quan với tính thời gian sai và tốc độ di chuyển không giống nhau.
Vì vậy, để đếm 1-2s thì sai số nhỏ hơn rất nhiều so với đếm 15s
Cá nhân em thấy không hiệu quả và không đáng tin so với trải nhiệm thực và tập trung cảm nhận thực tế trên hiện trường.
Nếu ai đó sử dụng đồng hồ bấm giây khi áp dụng với tình huống đó thì coi như em chưa có ý kiến gì ạ
Nhà cháu đồng ý với ý kiến “ Cách ước lượng thời gian bằng đếm giây là cách lỏng lẻo nhất. Việc tính nhẩm trong đầu có sai số rất lớn”

Riêng nhà cháu, thì đếm cự li giữa 2 xe bằng … mắt.

Nghĩa là dùng mắt để đếm số lượng vạch kẻ đường nằm giữa 2 xe.
Trên cao tốc, nếu xe mình cách xe phía trước khoảng 5 vạch kẻ đường là khoảng cách đủ an toàn (khoảng cách 5 vạch x 15m = 75m).
 

Tommytep

Xe tăng
Biển số
OF-429917
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
1,401
Động cơ
226,598 Mã lực
Nhà cháu đồng ý với ý kiến “ Cách ước lượng thời gian bằng đếm giây là cách lỏng lẻo nhất. Việc tính nhẩm trong đầu có sai số rất lớn”

Riêng nhà cháu, thì đếm cự li giữa 2 xe bằng … mắt.

Nghĩa là dùng mắt để đếm số lượng vạch kẻ đường nằm giữa 2 xe.
Trên cao tốc, nếu xe mình cách xe phía trước khoảng 5 vạch kẻ đường là khoảng cách đủ an toàn (khoảng cách 5 vạch x 15m = 75m).
Cao tốc mà cụ có thời gian đếm vạch thì cũng căng :)) E căn hoàn toàn do cảm nhận về khoảng cách và tốc độ, bằng cách luôn tự đặt ra trong đầu câu hỏi:
- nếu tốc độ này mà có việc mình đạp chết phanh có húc vào đít thằng trước ko? --> nếu có thì giảm tốc hoặc đảo làn khác.
- nếu tốc và khoảng cách này mình phanh gấp thì thằng sau có húc đít mình ko? --> nếu có thì giảm tốc, đỏ đít nhẹ cho nó cảnh giác
Đấy là trong các tình huống đường ùn, đi bám nhau, nếu đường xa từ khoảng 3-400m e cảm nhận với tốc đang đi sẽ bám đít ông trước là tính toán đảo làn luôn chứ ko bao giờ để mình vào tình huống khó xử khi có cơ hội sớm.
Làm nhiều đến độ nó thành auto xử lý rồi ko phải đếm hay hỏi gì nữa
 

Tuấn Blue Vinhomes

Xe hơi
{Kinh doanh Bất động sản}
Biển số
OF-419570
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
125
Động cơ
221,076 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quy tắc "hai giây" (hay còn gọi là quy tắc hai giây) là một quy tắc an toàn trong lái xe ô tô, giúp người lái duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước. Quy tắc này được sử dụng để giảm nguy cơ va chạm và đảm bảo có đủ thời gian phản ứng khi cần dừng lại hoặc tránh né.
Cách áp dụng quy tắc hai giây như sau:
  1. Chọn một mốc cố định: Khi xe phía trước đi qua một mốc nào đó (như cột đèn, biển báo giao thông, cây cối), bạn bắt đầu tính thời gian.
  2. Đếm đến hai giây: Nếu bạn đến mốc đó trước khi kết thúc đếm "một, hai", điều đó có nghĩa là bạn đang quá gần với xe phía trước và cần tăng khoảng cách.
  3. Điều chỉnh khoảng cách: Nếu bạn đến mốc cố định sau khi đã đếm đủ hai giây hoặc hơn, thì khoảng cách giữa bạn và xe phía trước được coi là an toàn.
Trong điều kiện thời tiết xấu như mưa hay tuyết, hoặc khi lái trên đường cao tốc với tốc độ cao, các chuyên gia khuyên rằng nên tăng khoảng thời gian này lên bốn giây để đảm bảo an toàn hơn. Quy tắc này giúp người lái có thêm thời gian để xử lý tình huống bất ngờ và giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

=>Trên cao tốc thường sẽ có các biển báo khoảng cách, giúp lái xe căn được khoảng cách an toàn, chắc các cụ đã quá rõ!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top