Các bác lưu ý :Ở đây Em có bản quy tắc BH,nói chung em nghĩ bản quy tắc này thì các công ty BH sẽ tương tự nhau.Đưa lên đây để các bác nghiên cứu và hỏi đáp.Ở đây chúng ta hỏi đáp về BH nói chung chứ không tranh luận về công ty BH nào tốt xấu
Đề nghị những bác làm về BH xe cơ giới vào giải thích những thắc mắc của AE.Trong quá trình giải thích,đề nghị không quảng cáo cho hãng nào !
Em sẽ đề nghị mod xóa những bài không liên quan đến vấn đề trên!
Bản quy tắc này hơi dài,mong các bác cố đọc vì quyền lợi của chính mình!
BẢO HIỂM KẾT HỢP XE CƠ GIỚI
Trên cơ sở chủ xe yêu cầu bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm theo quy định, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) nhận bảo hiểm theo các điều kiện quy định trong Quy tắc này. Các điều kiện trong quy tắc bao gồm:
-[FONT="] [/FONT]Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
-[FONT="] [/FONT]Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3 và hành khách theo hợp đồng vận chuyển.
-[FONT="] [/FONT]Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe.
-[FONT="] [/FONT]Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 1: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
Giấy chứng nhận bảo hiểm do PVI cấp cho chủ xe được coi như hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh bằng Quy tắc này. Giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ xe được coi là một bộ phận không tách rời của GCN/hợp đồng bảo hiểm.
Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.
ĐIỀU 2: PHÍ BẢO HIỂM VÀ MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm được áp dụng theo biểu phí, số tiền bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm của PVI.
ĐIỀU 3: HIỆU LỰC BẢO HIỂM
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. PVI chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Trường hợp chủ xe có ký kết hợp đồng bảo hiểm nhưng không nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn quy định (trừ trường hợp có thoả thuận khác) thì GCN/hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên mất hiệu lực cho đến khi chủ xe tiếp tục đóng phí và được PVI chấp nhận.
ĐIỀU 4: CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU.
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới. Trường hợp chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì PVI sẽ hoàn lại phí cho chủ xe cũ theo Điều 5 và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới khi có yêu cầu.
ĐIỀU 5: HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
Trường hợp chủ xe yêu cầu huỷ bỏ GCN/hợp đồng bảo hiểm thì phải thông báo bằng văn bản cho PVI trước 10 ngày. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu PVI không có ý kiến thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được huỷ bỏ. PVI sẽ hoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó chủ xe chưa có lần nào được PVI chấp nhận trả tiền bồi thường.
Trường hợp PVI yêu cầu huỷ bỏ GCN/hợp đồng bảo hiểm thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe trước 10 ngày và hoàn lại cho chủ xe 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại của hợp đồng.
ĐIỀU 6: TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ XE (LÁI XE).
1.[FONT="] [/FONT]Khi yêu cầu bảo hiểm, Chủ xe, lái xe hoặc người đại diện của mình phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.
2.[FONT="] [/FONT]Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu không PVI sẽ không chi trả bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào cho chủ xe.
3.[FONT="] [/FONT]Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới (hoặc lái xe) phải có trách nhiệm:
3.1. Tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, báo ngay cho cơ quan Công an, PVI nơi gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn.
3.2. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, Chủ xe cơ giới phải gửi cho PVI thông báo tai nạn bằng văn bản (theo mẫu do PVI cung cấp).
Trường hợp xe bị mất, bị cướp thì Chủ xe (hoặc lái xe) phải báo ngay cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc và trong vòng 24 giờ phải thông báo bằng văn bản cho PVI.
3.3. Không được tự ý di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của PVI, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4.[FONT="] [/FONT]Chủ xe phải trung thực trong việc thu thập, cung cấp các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho PVI trong quá trình xác minh tính chân thực của các tài liệu, chứng từ đó.
5.[FONT="] [/FONT]Trường hợp có thay đổi mục đích sử dụng xe theo quy định tại Biểu phí bảo hiểm, trong vòng 15 ngày, Chủ xe phải thông báo cho PVI biết để điều chỉnh phí bảo hiểm cho phù hợp.
6.[FONT="] [/FONT]Phải thông báo ngay cho PVI về việc thay đổi biển số.
7.[FONT="] [/FONT]Trường hợp vụ tai nạn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, Chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho PVI kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết và hợp tác chặt chẽ với PVI đòi lại người thứ ba trong phạm vi số tiền được PVI bồi thường.
Nếu Chủ xe không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì PVI có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của Chủ xe gây ra.