- Biển số
- OF-18350
- Ngày cấp bằng
- 8/7/08
- Số km
- 985
- Động cơ
- 514,015 Mã lực
Em đọc bên : http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2011/02/quy-dinh-ve-xu-phat-khong-bat-den-xi-nhan-trong-giao-thong/ Paste sang cho các cụ tiện theo dõi.
Quy định về xử phạt không bật đèn xi nhan trong giao thông
Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định người đi xe gắn máy bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; với ôtô là 300.000-500.000 đồng.
> Không bật đèn xi nhan có bị xử phạt? (Nguyễn Văn Nguyên)
Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ, không biết bạn điều khiển phương tiện giao thông nào khi vi phạm vì với cùng một hành vi vi phạm nhưng người tham gia giao thông điều khiển phương tiện khác nhau thì mức xử phạt sẽ khác nhau.
Chúng tôi cung cấp thông tin về mức hình phạt đối với lỗi vi phạm không có tín hiệu báo trước khi chuyển làn đường (không bật đèn xi nhan) và không bật đèn vào ban đêm đối với hai loại phương tiện phổ biến là xe ôtô và xe gắn máy, cụ thể như sau:
1. Nếu bạn điều khiển ôtô:
Tại điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:
- Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước; (điểm a khoản 2).
- Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh nhau; (điểm i khoản 3).
2. Nếu bạn điều khiển xe môtô, xe gắn máy:
Tại điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xa máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:
- Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
+ Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước (điểm a khoản 2).
+ Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; (điểm e khoản 2).
Theo quy định tại khoản 9 điều 8 và điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP nêu trên thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung nếu vi phạm điểm a khoản 2 mà gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức nghiêm trọng hoặc từ mức nghiêm trọng trở lên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày hoặc không thời hạn.
Về áp dụng mức xử phạt cụ thể:
Tại khoản 1 điều 5 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt”.
Căn cứ hai khung hình phạt trên thì với lỗi vi phạm của người điều khiển xe ôtô khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước mức phạt thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất là 500.000 đồng, với xe máy thấp nhấp là 80.000 đồng và cao nhất là 100.000 đồng hoặc trường hợp bình thường sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt (ôtô là 400.000 đồng, xe máy là 90.000 đồng).
Trong trường hợp bạn bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính, bạn có quyền đề nghị họ cho biết bạn có những hành vi vi phạm hành chính nào, mức hình phạt cụ thể bao nhiêu, căn cứ điều khoản nào để tránh trường hợp cảnh sát giao thông tính sai mức hình phạt.
Còn về việc bạn hỏi những trường hợp nào đi đường mà bị phạt và hình phạt thì bạn có thể tham khảo cụ thể Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là Nghị định đang có hiệu lực thi hành, được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ có rất nhiều điều khoản nên chúng tôi không thể liệt kê chi tiết được.
Quy định về xử phạt không bật đèn xi nhan trong giao thông
Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định người đi xe gắn máy bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; với ôtô là 300.000-500.000 đồng.
> Không bật đèn xi nhan có bị xử phạt? (Nguyễn Văn Nguyên)
Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ, không biết bạn điều khiển phương tiện giao thông nào khi vi phạm vì với cùng một hành vi vi phạm nhưng người tham gia giao thông điều khiển phương tiện khác nhau thì mức xử phạt sẽ khác nhau.
Chúng tôi cung cấp thông tin về mức hình phạt đối với lỗi vi phạm không có tín hiệu báo trước khi chuyển làn đường (không bật đèn xi nhan) và không bật đèn vào ban đêm đối với hai loại phương tiện phổ biến là xe ôtô và xe gắn máy, cụ thể như sau:
1. Nếu bạn điều khiển ôtô:
Tại điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:
- Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước; (điểm a khoản 2).
- Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh nhau; (điểm i khoản 3).
2. Nếu bạn điều khiển xe môtô, xe gắn máy:
Tại điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xa máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:
- Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
+ Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước (điểm a khoản 2).
+ Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; (điểm e khoản 2).
Theo quy định tại khoản 9 điều 8 và điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP nêu trên thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung nếu vi phạm điểm a khoản 2 mà gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức nghiêm trọng hoặc từ mức nghiêm trọng trở lên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày hoặc không thời hạn.
Về áp dụng mức xử phạt cụ thể:
Tại khoản 1 điều 5 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt”.
Căn cứ hai khung hình phạt trên thì với lỗi vi phạm của người điều khiển xe ôtô khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước mức phạt thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất là 500.000 đồng, với xe máy thấp nhấp là 80.000 đồng và cao nhất là 100.000 đồng hoặc trường hợp bình thường sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt (ôtô là 400.000 đồng, xe máy là 90.000 đồng).
Trong trường hợp bạn bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính, bạn có quyền đề nghị họ cho biết bạn có những hành vi vi phạm hành chính nào, mức hình phạt cụ thể bao nhiêu, căn cứ điều khoản nào để tránh trường hợp cảnh sát giao thông tính sai mức hình phạt.
Còn về việc bạn hỏi những trường hợp nào đi đường mà bị phạt và hình phạt thì bạn có thể tham khảo cụ thể Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là Nghị định đang có hiệu lực thi hành, được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ có rất nhiều điều khoản nên chúng tôi không thể liệt kê chi tiết được.
Luật sư Vũ Hải Lý
Công ty luật Đại Việt
Số 335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Công ty luật Đại Việt
Số 335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội