- Biển số
- OF-476411
- Ngày cấp bằng
- 12/12/16
- Số km
- 854
- Động cơ
- 203,773 Mã lực
- Tuổi
- 51
Những điều chỉnh mới trong luật giao thông tài xế Việt cần biết
Biển làn đường dành riêng có thể ghép nhiều xe trên một biển, đường rộng không cần thiết cắm biển cả hai bên.
Trong công văn 8484 gửi Cục CSGT và các cơ quan khác, bên cạnh việc giải thích "Biển báo khu đông dân cư không cần nhắc lại ở ngã tư", Bộ GTVT còn phân tích một số vấn đề khác trong Quy chuẩn 41/2016, vốn gây nhiều tranh cãi giữa tài xế và CSGT trong thời gian qua. Dưới đây là những nội dung cụ thể.
1. Đường rộng không cần thiết đặt thêm biển bên trái
Quy chuẩn 41/2016 viết "Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy".
Biển hạn chế tốc độ đường rộng đặt một bên vẫn có hiệu lực.
Bộ GTVT cho rằng việc lắp đặt thêm biển bên trái là không bắt buộc với đường mỗi chiều có từ hai làn trở lên. Với những đường rộng nhưng thoáng, ít xe qua lại, kinh phí khó khăn thì không cần thiết lắp biển.
Như vậy nếu tài xế đi vào đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ chỉ cắm ở bên phải đường thì biển này vẫn có hiệu lực, không cần thiết phải có cả ở bên trái.
2. Biển làn đường dành riêng có thể gộp nhiều loại xe
Biển R.412 vốn được quy định trong Quy chuẩn 41 là mỗi loại xe trong một biển, nhưng thực tế có nhiều đoạn đường các xe được vẽ chung trong một biển, nhiều tài xế cho rằng như vậy là không đúng quy chuẩn nên không có hiệu lực.
Biển phân làn có thể gộp nhiều loại phương tiện.
Tuy nhiên Bộ cho rằng hiện có nhiều tuyến đường mà một làn cho 2-3 loại phương tiện cùng chạy, vì thế việc ghép chung hình vẽ của các phương tiện vào một biển là đúng, giúp dễ quan sát, bố trí và tiết kiệm kinh phí. Kích thước của biển mở rộng sao cho cân đối.
3. Một số quy định khác
Liên quan đến những điều chỉnh Quy chuẩn 41/2016 còn có một số nội dung khác như: kích thước biển báo có thể điều chỉnh tùy địa hình, không nhất thiết phải đặt biển chỉ dẫn lối đi kèm với biển cấm, vạch kẻ đường vàng để tách hai chiều xe chạy, vạch trắng phân chia làn cùng chiều nhưng nếu chưa vẽ mới kịp thì tài xế tuân theo quy định cũ (vạch vàng cho đường ngoài khu dân cư, vạch trắng trong khu dân cư).
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/nhung-dieu-chinh-moi-trong-luat-giao-thong-tai-xe-viet-can-biet-3632075.html
p/s: các cụ hay cãi lại csgt chú ý nhé
Biển làn đường dành riêng có thể ghép nhiều xe trên một biển, đường rộng không cần thiết cắm biển cả hai bên.
Trong công văn 8484 gửi Cục CSGT và các cơ quan khác, bên cạnh việc giải thích "Biển báo khu đông dân cư không cần nhắc lại ở ngã tư", Bộ GTVT còn phân tích một số vấn đề khác trong Quy chuẩn 41/2016, vốn gây nhiều tranh cãi giữa tài xế và CSGT trong thời gian qua. Dưới đây là những nội dung cụ thể.
1. Đường rộng không cần thiết đặt thêm biển bên trái
Quy chuẩn 41/2016 viết "Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy".
Biển hạn chế tốc độ đường rộng đặt một bên vẫn có hiệu lực.
Bộ GTVT cho rằng việc lắp đặt thêm biển bên trái là không bắt buộc với đường mỗi chiều có từ hai làn trở lên. Với những đường rộng nhưng thoáng, ít xe qua lại, kinh phí khó khăn thì không cần thiết lắp biển.
Như vậy nếu tài xế đi vào đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ chỉ cắm ở bên phải đường thì biển này vẫn có hiệu lực, không cần thiết phải có cả ở bên trái.
2. Biển làn đường dành riêng có thể gộp nhiều loại xe
Biển R.412 vốn được quy định trong Quy chuẩn 41 là mỗi loại xe trong một biển, nhưng thực tế có nhiều đoạn đường các xe được vẽ chung trong một biển, nhiều tài xế cho rằng như vậy là không đúng quy chuẩn nên không có hiệu lực.
Biển phân làn có thể gộp nhiều loại phương tiện.
Tuy nhiên Bộ cho rằng hiện có nhiều tuyến đường mà một làn cho 2-3 loại phương tiện cùng chạy, vì thế việc ghép chung hình vẽ của các phương tiện vào một biển là đúng, giúp dễ quan sát, bố trí và tiết kiệm kinh phí. Kích thước của biển mở rộng sao cho cân đối.
3. Một số quy định khác
Liên quan đến những điều chỉnh Quy chuẩn 41/2016 còn có một số nội dung khác như: kích thước biển báo có thể điều chỉnh tùy địa hình, không nhất thiết phải đặt biển chỉ dẫn lối đi kèm với biển cấm, vạch kẻ đường vàng để tách hai chiều xe chạy, vạch trắng phân chia làn cùng chiều nhưng nếu chưa vẽ mới kịp thì tài xế tuân theo quy định cũ (vạch vàng cho đường ngoài khu dân cư, vạch trắng trong khu dân cư).
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/nhung-dieu-chinh-moi-trong-luat-giao-thong-tai-xe-viet-can-biet-3632075.html
p/s: các cụ hay cãi lại csgt chú ý nhé