Quy chuẩn 41:2016/BGTVT: R.412 - Biển báo thiếu I-ốt

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Bác nhầm rồi. Hầu hết các biển báo đều có hiệu lực với tất cả các làn đường, dù nó được treo trên 1 làn nào đó, nên nếu nó có hiệu lực với chỉ 1 làn đường (không có hiệu lực với các làn khác) thì nó phải có mũi tên chỉ xuống và làn đó phải phân cách với các làn khác bằng vạch liền (luật quy định như vậy từ lâu rồi). Đến quy chuẩn này bỏ quy định mũi tên chỉ xuống và vạch liền là một bước tiến tới sự mù mờ, xa rời sự minh bạch
Chỗ nào quy định biển 412 phải đc đặt trên làn đường kẻ bằng vạch liền vậy cụ? Cụ có nhầm lẫn ko đấy? Đề nghị cụ trích dẫn luật để cm điều cụ nói!? :)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Chỗ nào quy định biển 412 phải đc đặt trên làn đường kẻ bằng vạch liền vậy cụ? Cụ có nhầm lẫn ko đấy? Đề nghị cụ trích dẫn luật để cm điều cụ nói!? :)
Bác đọc cho kỹ, tôi nói đó là quy định từ lâu rồi, nghĩa là từ Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 (có quy định làn đường đặt biển có hiệu lực riêng phải có biển phụ 504 và vạch phân cách với làn khác phải là vạch liền), đến quy chuẩn 41/2012 (có quy định về biển phụ 504), nhưng đến quy chuẩn này đã bỏ cả quy định về vạch sơn liền và biển phụ 504, đó là một bước lùi, gây nên sự thiếu minh bạch, thiếu rõ ràng cho các làn đường có hiệu lực riêng
Nếu bác chưa có các văn bản ấy thì tôi sẽ trích dẫn, còn nếu bác có rồi thì tìm ở phần quy định về hiệu lực biển báo nhé
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Bác nhầm rồi. Hầu hết các biển báo đều có hiệu lực với tất cả các làn đường, dù nó được treo trên 1 làn nào đó, nên nếu nó có hiệu lực với chỉ 1 làn đường (không có hiệu lực với các làn khác) thì nó phải có mũi tên chỉ xuống và làn đó phải phân cách với các làn khác bằng vạch liền (luật quy định như vậy từ lâu rồi). Đến quy chuẩn này bỏ quy định mũi tên chỉ xuống và vạch liền là một bước tiến tới sự mù mờ, xa rời sự minh bạch
Bác đọc cho kỹ, tôi nói đó là quy định từ lâu rồi, nghĩa là từ Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 (có quy định làn đường đặt biển có hiệu lực riêng phải có biển phụ 504 và vạch phân cách với làn khác phải là vạch liền), đến quy chuẩn 41/2012 (có quy định về biển phụ 504), nhưng đến quy chuẩn này đã bỏ cả quy định về vạch sơn liền và biển phụ 504, đó là một bước lùi, gây nên sự thiếu minh bạch, thiếu rõ ràng cho các làn đường có hiệu lực riêng
Nếu bác chưa có các văn bản ấy thì tôi sẽ trích dẫn, còn nếu bác có rồi thì tìm ở phần quy định về hiệu lực biển báo nhé
QC 41/2012 đã thay thế Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, thì cụ còn lôi Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 (trước khi có Luật GTĐB) vào làm j? :)

Trong QC 41/2012, chỗ nào nói biển 412 phải đc đặt trên làn đường có vạch kẻ liền vậy cụ?

Đây quy định biển 412 đây,

 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
QC 41/2012 đã thay thế Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, thì cụ còn lôi Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 (trước khi có Luật GTĐB) vào làm j? :)

Trong QC 41/2012, chỗ nào nói biển 412 phải đc đặt trên làn đường có vạch kẻ liền vậy cụ?

Đây quy định biển 412 đây,

Bác lại vẫn không chịu đọc rồi.
Tôi đã nói rất rõ: Điều lệ BHĐB có quy định về vạch liền và biển phụ 504; Quy chuẩn 41/2012 vẫn giữ quy định về biển phụ 504; Đến Quy chuẩn 41/2016 đã bỏ nốt cả biển phụ 504. Đó là các bước lùi, làm cho quy chuẩn 41 ngày càng thiếu minh bạch so với Điều lệ BHĐB: Làn đường có hiệu lực riêng so với các làn đường khác từ chỗ báo hiệu bằng biển treo trên làn, vạch liền và biển phụ 504 (Điều lệ BHĐB), đến nay (QC41/2016) chỉ còn một biển báo treo lơ lửng trên làn, vị trí thế nào cũng không rõ (chính giữa làn hay lệch về một bên cũng được miễn là chỉ cần ở phía trên làn; biển có hiệu lực với 2 làn thì treo 2 biển hay 1 biển chung đặt ở vạch phân cách 2 làn như ở đường cao tốc HN-HP?...).
Còn việc lôi Điều lệ BHĐB ra vì sao? Là để thấy rõ các bước lùi, ngày càng thiếu minh bạch của Quy chuẩn BHĐB
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Bác lại vẫn không chịu đọc rồi.
Tôi đã nói rất rõ: Điều lệ BHĐB có quy định về vạch liền và biển phụ 504; Quy chuẩn 41/2012 vẫn giữ quy định về biển phụ 504; Đến Quy chuẩn 41/2016 đã bỏ nốt cả biển phụ 504. Đó là các bước lùi, làm cho quy chuẩn 41 ngày càng thiếu minh bạch so với Điều lệ BHĐB: Làn đường có hiệu lực riêng so với các làn đường khác từ chỗ báo hiệu bằng biển treo trên làn, vạch liền và biển phụ 504 (Điều lệ BHĐB), đến nay (QC41/2016) chỉ còn một biển báo treo lơ lửng trên làn, vị trí thế nào cũng không rõ (chính giữa làn hay lệch về một bên cũng được miễn là chỉ cần ở phía trên làn; biển có hiệu lực với 2 làn thì treo 2 biển hay 1 biển chung đặt ở vạch phân cách 2 làn như ở đường cao tốc HN-HP?...).
Còn việc lôi Điều lệ BHĐB ra vì sao? Là để thấy rõ các bước lùi, ngày càng thiếu minh bạch của Quy chuẩn BHĐB
Khi cụ nói biển 412 treo sai luật do ko đc đặt trên làn đường kẻ vạch liền là cụ nói biển đc treo theo QC 41/2012 mà cụ lại căn cứ vào Báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 (là VB đã hết hiệu lực), có phải là ko logic ko? :)

Như vậy là cụ thừa nhận với e là: Theo QC 41/2012 ko có quy định biển 412 phải đc đặt trên làn đường kẻ vạch liền r nhá!? Nếu nói như thế là "Ko chính xác" nhá!? :)

Theo Báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, e cũng ko thấy quy định nào nói biển 412 phải đc đặt trên làn đường kẻ vạch liền cả?

Quy định biển 412 theo Báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 đây,

 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Khi cụ nói biển 412 treo sai luật do ko đc đặt trên làn đường kẻ vạch liền là cụ nói biển đc treo theo QC 41/2012 mà cụ lại căn cứ vào Báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 (là VB đã hết hiệu lực), có phải là ko logic ko? :)

Như vậy là cụ thừa nhận với e là: Theo QC 41/2012 ko có quy định biển 412 phải đc đặt trên làn đường kẻ vạch liền r nhá!? Nếu nói như thế là "Ko chính xác" nhá!? :)

Theo Báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, e cũng ko thấy quy định nào nói biển 412 phải đc đặt trên làn đường kẻ vạch liền cả?

Quy định biển 412 theo Báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 đây,

Liên quan đến vạch liền và biển phụ 504, tôi không chỉ nói đến cái biển 412, mà nói đến các loại biển có khả năng có hiệu lực với 1 làn cụ thể.
Khi nói về cái sai của biển 412 trong Quy chuẩn 41/2012 thì có nhiều ý, nhưng biển 412 cắm trên đường có một số cái sai như sau:
- Biển 412 là biển chỉ dẫn, nó có hiệu lực với tất cả các làn, chứ không thể có hiệu lực với 1 làn cụ thể
- Giả sử muốn có hiệu lực cụ thể với 1 làn thì phải có biển phụ 504 (theo quy định) và vạch liền ngăn cách, vì vạch rời cho phép xe đè qua

Còn về quy định vạch liền và biển phụ 504 trong Điều lệ BHĐB 22 TCN 237-01 thì đây:

"Điều 20 Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường.
a) Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.
b) Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường. Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính"
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Liên quan đến vạch liền và biển phụ 504, tôi không chỉ nói đến cái biển 412, mà nói đến các loại biển có khả năng có hiệu lực với 1 làn cụ thể.
Khi nói về cái sai của biển 412 trong Quy chuẩn 41/2012 thì có nhiều ý, nhưng biển 412 cắm trên đường có một số cái sai như sau:
- Biển 412 là biển chỉ dẫn, nó có hiệu lực với tất cả các làn, chứ không thể có hiệu lực với 1 làn cụ thể
- Giả sử muốn có hiệu lực cụ thể với 1 làn thì phải có biển phụ 504 (theo quy định) và vạch liền ngăn cách, vì vạch rời cho phép xe đè qua
Cả Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, QC 41/2012 và QC 41/2016 chỉ quy định về hiệu lực của biển báo hiệu theo chiều ngang đường (trong đó có cả biển chỉ dẫn), mà ko có quy định hiệu lực của biển báo hiệu theo chiều dọc đường!? Cho nên nếu biển chỉ dẫn đc lắp đặt theo chiều dọc đường, thì ko thể nói là có hiệu lực với tất cả các làn đường đc? (như là lắp đặt theo chiều ngang đường)

Biển đc lắp trên làn đường, theo QC cũ phải có biển 504 (ko cần thiết), QC mới đã điều chỉnh, bỏ phần này cũng là hợp lý và đỡ lãng phí ko cần thiết (vì ai chẳng biết biển đặt trên làn đường là có hiệu lệnh cho làn đường đấy!?).

Việc kẻ vạch nét đứt cho các làn đường dành riêng cũng là hợp lý, vì các xe đi trong làn đường đấy thì có xe đi nhanh, có xe đi chậm. Các xe muốn nhường nhau và vượt: 1 là xe sau xin vượt r lấn làn sang bên trái để vượt, 2 là xe trước lấn làn sang bên phải để nhường xe sau vượt bên trái. (Cụ vẫn thắc mắc khi có biển phân làn các phương tiện, xe đi tốc độ nhanh đi sau, xe đi trước đi tốc độ chậm thì ko biết vượt xe kiểu j?)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cả Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, QC 41/2012 và QC 41/2016 chỉ quy định về hiệu lực của biển báo hiệu theo chiều ngang đường (trong đó có cả biển chỉ dẫn), mà ko có quy định hiệu lực của biển báo hiệu theo chiều dọc đường!? Cho nên nếu biển chỉ dẫn đc lắp đặt theo chiều dọc đường, thì ko thể nói là có hiệu lực với tất cả các làn đường đc? (như là lắp đặt theo chiều ngang đường)

Biển đc lắp trên làn đường, theo QC cũ phải có biển 504 (ko cần thiết), QC mới đã điều chỉnh, bỏ phần này cũng là hợp lý và đỡ lãng phí ko cần thiết (vì ai chẳng biết biển đặt trên làn đường là có hiệu lệnh cho làn đường đấy!?).

Việc kẻ vạch nét đứt cho các làn đường dành riêng cũng là hợp lý, vì các xe đi trong làn đường đấy thì có xe đi nhanh, có xe đi chậm. Các xe muốn nhường nhau và vượt: 1 là xe sau xin vượt r lấn làn sang bên trái để vượt, 2 là xe trước lấn làn sang bên phải để nhường xe sau vượt bên trái. (Cụ vẫn thắc mắc khi có biển phân làn các phương tiện, xe đi tốc độ nhanh đi sau, xe đi trước đi tốc độ chậm thì ko biết vượt xe kiểu j?)
Bác nhầm lẫn về chiều ngang chiều dọc đường rồi. Cả Điều lệ BHĐB và Quy chuẩn 41 đều có quy định về hiệu lực của biển báo (cấm và hiệu lệnh) theo chiều ngang và theo chiều dọc đường. Một biển báo cắm trên đường nó sẽ có hiệu lực cả theo chiều ngang và theo chiều dọc. Vì dụ, nếu có một biển cấm đi ngược chiều cắm bên đường thì kể từ chỗ cắm biển sẽ bị cấm đi ngược chiều, đó là hiệu lực theo chiều dọc; còn hiệu lệnh theo chiều ngang là nó có hiệu lực với tất cả các làn, nghĩa là tất cả các làn đều bị cấm đi ngược chiều.

Không cần thiết thì là quan điểm của bác, còn quan điểm của tôi là rất cần thiết, bỏ đi biển 504 và vạch liền là một bước lùi rất nguy hiểm. Lấy vì dụ trường hợp đặt biển cấm đi ngược chiều:
1. Với Điều hệ BHĐB cũ:
- Trường hợp cấm đi một chiều với cả con đường có nhiều làn, người ta sẽ đặt biển cấm đi một chiều ở đầu đường (phía bên phải) hoặc treo trên giá long môn phía trên
- Trường hợp nếu muốn cấm đi một chiều chỉ với 1 làn, họ sẽ đặt biển cấm đó ngay trên làn cần cấm, đặt biển phụ 504 bên dưới và ngăn cách với các làn khác bằng vạch liền
2. Với quy chuẩn mới:
- Trường hợp cấm đi một chiều với cả con đường có nhiều làn, người ta sẽ treo biển cấm đi một chiều ở trên giá long môn, cột cần vươn phía trên.
- Trường hợp nếu muốn cấm đi một chiều chỉ với 1 làn, họ sẽ treo biển cấm đó ngay trên làn cần cấm (có chính giữa làn hay không chưa rõ).
* Với quy chuẩn mới này, trong trường hợp đường có 3 làn, mà chỉ làn ở giưa cấm đi một chiều thì biển báo hiệu không khác gì với trường hợp cả 3 làn đều cấm đi một chiều, bác ngẫm lại xem biển phụ 504 và vạch liền có phải là thừa không?

Việc kẻ vạch rời giữa 2 làn đường mà làn bên cạnh bị cấm đi vào cũng là một sự mù mờ, thiếu minh bạch nghiêm trọng. Luật thì phải nghiêm, đã quy định xe không được đi vào thì xâm phạm vào dù chỉ một chút cũng là phạm luật. Xe trước xâm phạm làn cấm để nhường đường cho xe sau hay xe sau đi vào làn cấm để vượt xe trước đều phạm luật, thế mà sự phạm luật ấy lại được ngăn cách bằng vạch rời - là loại vạch mà xe được đè qua, không phải là vạch cấm chuyển làn thì đó là luật gì? Đó chỉ nên là luật dành cho xã hội toàn xe bò với xe cải tiến thôi
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Bác nhầm lẫn về chiều ngang chiều dọc đường rồi. Cả Điều lệ BHĐB và Quy chuẩn 41 đều có quy định về hiệu lực của biển báo (cấm và hiệu lệnh) theo chiều ngang và theo chiều dọc đường. Một biển báo cắm trên đường nó sẽ có hiệu lực cả theo chiều ngang và theo chiều dọc. Vì dụ, nếu có một biển cấm đi ngược chiều cắm bên đường thì kể từ chỗ cắm biển sẽ bị cấm đi ngược chiều, đó là hiệu lực theo chiều dọc; còn hiệu lệnh theo chiều ngang là nó có hiệu lực với tất cả các làn, nghĩa là tất cả các làn đều bị cấm đi ngược chiều.

Không cần thiết thì là quan điểm của bác, còn quan điểm của tôi là rất cần thiết, bỏ đi biển 504 và vạch liền là một bước lùi rất nguy hiểm. Lấy vì dụ trường hợp đặt biển cấm đi ngược chiều:
1. Với Điều hệ BHĐB cũ:
- Trường hợp cấm đi một chiều với cả con đường có nhiều làn, người ta sẽ đặt biển cấm đi một chiều ở đầu đường (phía bên phải) hoặc treo trên giá long môn phía trên
- Trường hợp nếu muốn cấm đi một chiều chỉ với 1 làn, họ sẽ đặt biển cấm đó ngay trên làn cần cấm, đặt biển phụ 504 bên dưới và ngăn cách với các làn khác bằng vạch liền
2. Với quy chuẩn mới:
- Trường hợp cấm đi một chiều với cả con đường có nhiều làn, người ta sẽ treo biển cấm đi một chiều ở trên giá long môn, cột cần vươn phía trên.
- Trường hợp nếu muốn cấm đi một chiều chỉ với 1 làn, họ sẽ treo biển cấm đó ngay trên làn cần cấm (có chính giữa làn hay không chưa rõ).
* Với quy chuẩn mới này, trong trường hợp đường có 3 làn, mà chỉ làn ở giưa cấm đi một chiều thì biển báo hiệu không khác gì với trường hợp cả 3 làn đều cấm đi một chiều, bác ngẫm lại xem biển phụ 504 và vạch liền có phải là thừa không?

Việc kẻ vạch rời giữa 2 làn đường mà làn bên cạnh bị cấm đi vào cũng là một sự mù mờ, thiếu minh bạch nghiêm trọng. Luật thì phải nghiêm, đã quy định xe không được đi vào thì xâm phạm vào dù chỉ một chút cũng là phạm luật. Xe trước xâm phạm làn cấm để nhường đường cho xe sau hay xe sau đi vào làn cấm để vượt xe trước đều phạm luật, thế mà sự phạm luật ấy lại được ngăn cách bằng vạch rời - là loại vạch mà xe được đè qua, không phải là vạch cấm chuyển làn thì đó là luật gì? Đó chỉ nên là luật dành cho xã hội toàn xe bò với xe cải tiến thôi
Quy định "Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của một chiều xe chạy" là quy định về hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường. Vậy cụ trích cho mọi người xem chỗ nào quy định của biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn theo chiều dọc đường?

Tại sao lại: "Việc kẻ vạch rời giữa 2 làn đường mà làn bên cạnh bị cấm đi vào cũng là một sự mù mờ, thiếu minh bạch nghiêm trọng"? Vạch nét đứt cho phép xe đè vạch, lấn làn, chuyển làn. Nếu chỗ đấy quy định xe ko đc phép đi vào làn bên cạnh, là làn dành riêng cho phương tiện khác thì vẫn có thể đi đè vạch hoặc đi lấn làn (để nhường xe sau vượt hoặc để vượt xe trước) thì vẫn đc chứ sao? Đâu có mù mờ, thiếu minh bạch hay khó hiểu j đâu cụ? :)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Quy định "Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của một chiều xe chạy" là quy định về hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường. Vậy cụ trích cho mọi người xem chỗ nào quy định của biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn theo chiều dọc đường?

Tại sao lại: "Việc kẻ vạch rời giữa 2 làn đường mà làn bên cạnh bị cấm đi vào cũng là một sự mù mờ, thiếu minh bạch nghiêm trọng"? Vạch nét đứt cho phép xe đè vạch, lấn làn, chuyển làn. Nếu chỗ đấy quy định xe ko đc phép đi vào làn bên cạnh, là làn dành riêng cho phương tiện khác thì vẫn có thể đi đè vạch hoặc đi lấn làn (để nhường xe sau vượt hoặc để vượt xe trước) thì vẫn đc chứ sao? Đâu có mù mờ, thiếu minh bạch hay khó hiểu j đâu cụ? :)
Bác lại nhập nhằng rồi. Tôi đang nói đến biển cấm và biển hiệu lệnh.
Tôi đã nói rõ (mở ngoặc "cấm và hiệu lệnh"), ngay cả ở comment mà bác vừa trích rồi đấy.
- Biển cấm và hiệu lệnh có hiệu lực với tất cả các làn (theo chiều ngang), trừ khi có dấu hiệu để nhận biết là nó có hiệu lực chỉ vơi 1 làn (Điều lệ BHĐB cũ có biển phụ 504 và vạch sơn liền; Quy chuẩn mới gần như không có dấu hiệu gì). Biển cấm và hiệu lệnh có hiệu lực theo chiều dọc đường kể từ vị trí đặt biển, trừ khi có dấu hiệu khác (biển phụ bên dưới)
- Biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm chỉ mang tính thông tin, không báo, khuyến cáo nên nó không thể có hiệu lực với 1 làn cụ thể, mà chỉ có thể có hiệu lực với tất cả các làn, không có quy định về hiệu lực theo chiều dọc.

Còn về mù mờ, tôi sẽ nói với bác thế này: Luật đã quy định không được phép đi vào làn bên cạnh (của xe khác) thì lấn sang làn đó có phải là "đi vào" không? Không có hướng dẫn, bác bảo lấn được, nhưng xxx lại bảo không thì sao? Rồi cứ cho là lấn được đi, thì lấn bao nhiêu không bị coi là phạm luật, lấn bao nhiêu sẽ bị phạt? Với xxx này thì lấn nửa thân xe chưa phạt, nhưng với xxx khác chỉ lấn 1/4 thân xe đã bị phạt. Rồi lấn bao lâu, đoạn đường bao nhiêu, nếu lấn để nhường đường cho nhiều xe mà cứ đi dạng háng mãi giữa 2 làn thì sao? lấn sang một đoạn vài chục mét có bị phạt không? lấn sang đoạn vài trăm mét có bị phạt không? Không có quy định nào cả. Đó là sự mù mờ, rất mù mờ, phụ thuộc vào tâm trạng và cái túi của chú xxx đứng đường
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,383
Động cơ
413,814 Mã lực
Bác lại nhập nhằng rồi. Tôi đang nói đến biển cấm và biển hiệu lệnh.
Tôi đã nói rõ (mở ngoặc "cấm và hiệu lệnh"), ngay cả ở comment mà bác vừa trích rồi đấy.
- Biển cấm và hiệu lệnh có hiệu lực với tất cả các làn (theo chiều ngang), trừ khi có dấu hiệu để nhận biết là nó có hiệu lực chỉ vơi 1 làn (Điều lệ BHĐB cũ có biển phụ 504 và vạch sơn liền; Quy chuẩn mới gần như không có dấu hiệu gì). Biển cấm và hiệu lệnh có hiệu lực theo chiều dọc đường kể từ vị trí đặt biển, trừ khi có dấu hiệu khác (biển phụ bên dưới)
- Biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm chỉ mang tính thông tin, không báo, khuyến cáo nên nó không thể có hiệu lực với 1 làn cụ thể, mà chỉ có thể có hiệu lực với tất cả các làn, không có quy định về hiệu lực theo chiều dọc.

Còn về mù mờ, tôi sẽ nói với bác thế này: Luật đã quy định không được phép đi vào làn bên cạnh (của xe khác) thì lấn sang làn đó có phải là "đi vào" không? Không có hướng dẫn, bác bảo lấn được, nhưng xxx lại bảo không thì sao? Rồi cứ cho là lấn được đi, thì lấn bao nhiêu không bị coi là phạm luật, lấn bao nhiêu sẽ bị phạt? Với xxx này thì lấn nửa thân xe chưa phạt, nhưng với xxx khác chỉ lấn 1/4 thân xe đã bị phạt. Rồi lấn bao lâu, đoạn đường bao nhiêu, nếu lấn để nhường đường cho nhiều xe mà cứ đi dạng háng mãi giữa 2 làn thì sao? lấn sang một đoạn vài chục mét có bị phạt không? lấn sang đoạn vài trăm mét có bị phạt không? Không có quy định nào cả. Đó là sự mù mờ, rất mù mờ, phụ thuộc vào tâm trạng và cái túi của chú xxx đứng đường
Cụ đang nói biển 412 trước đây cắm sai do ko có biển 504 và vạch kẻ liền? Cụ nói biển đấy có hiệu lực cho tất cả các làn đường?

Thế thì e mới nói là biển 412 đấy đc cắm theo chiều dọc đường mà cụ lại áp dụng hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường? Ko có quy định về hiệu lực của biển chỉ dẫn lắp theo chiều dọc đường thì ko có nghĩa đc lấy theo quy định biển lắp theo chiều ngang đường để áp dụng? :)

QC mới rất rõ ràng về xe lấn làn, đè vạch và cắt qua vạch. Khi quy định xe ko đc cắt qua vạch để đi vào làn đường khác thì ko có nghĩa là cũng ko đc đè vạch hoặc lấn làn?

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, nét đứt ko cấm đè vạch hoặc lấn làn cụ nhé,

 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Bác lại nhập nhằng rồi. Tôi đang nói đến biển cấm và biển hiệu lệnh.
Tôi đã nói rõ (mở ngoặc "cấm và hiệu lệnh"), ngay cả ở comment mà bác vừa trích rồi đấy.
- Biển cấm và hiệu lệnh có hiệu lực với tất cả các làn (theo chiều ngang), trừ khi có dấu hiệu để nhận biết là nó có hiệu lực chỉ vơi 1 làn (Điều lệ BHĐB cũ có biển phụ 504 và vạch sơn liền; Quy chuẩn mới gần như không có dấu hiệu gì). Biển cấm và hiệu lệnh có hiệu lực theo chiều dọc đường kể từ vị trí đặt biển, trừ khi có dấu hiệu khác (biển phụ bên dưới)
- Biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm chỉ mang tính thông tin, không báo, khuyến cáo nên nó không thể có hiệu lực với 1 làn cụ thể, mà chỉ có thể có hiệu lực với tất cả các làn, không có quy định về hiệu lực theo chiều dọc.

Còn về mù mờ, tôi sẽ nói với bác thế này: Luật đã quy định không được phép đi vào làn bên cạnh (của xe khác) thì lấn sang làn đó có phải là "đi vào" không? Không có hướng dẫn, bác bảo lấn được, nhưng xxx lại bảo không thì sao? Rồi cứ cho là lấn được đi, thì lấn bao nhiêu không bị coi là phạm luật, lấn bao nhiêu sẽ bị phạt? Với xxx này thì lấn nửa thân xe chưa phạt, nhưng với xxx khác chỉ lấn 1/4 thân xe đã bị phạt. Rồi lấn bao lâu, đoạn đường bao nhiêu, nếu lấn để nhường đường cho nhiều xe mà cứ đi dạng háng mãi giữa 2 làn thì sao? lấn sang một đoạn vài chục mét có bị phạt không? lấn sang đoạn vài trăm mét có bị phạt không? Không có quy định nào cả. Đó là sự mù mờ, rất mù mờ, phụ thuộc vào tâm trạng và cái túi của chú xxx đứng đường
Nếu tất cả các biển R412 đều có ý nghĩa như R412e thì cụ có ý kiến gì không?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ đang nói biển 412 trước đây cắm sai do ko có biển 504 và vạch kẻ liền? Cụ nói biển đấy có hiệu lực cho tất cả các làn đường?

Thế thì e mới nói là biển 412 đấy đc cắm theo chiều dọc đường mà cụ lại áp dụng hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường? Ko có quy định về hiệu lực của biển chỉ dẫn lắp theo chiều dọc đường thì ko có nghĩa đc lấy theo quy định biển lắp theo chiều ngang đường để áp dụng? :)

QC mới rất rõ ràng về xe lấn làn, đè vạch và cắt qua vạch. Khi quy định xe ko đc cắt qua vạch để đi vào làn đường khác thì ko có nghĩa là cũng ko đc đè vạch hoặc lấn làn?

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, nét đứt ko cấm đè vạch hoặc lấn làn cụ nhé,

Bác hiểu sai về hiệu lực theo chiều ngang và dọc đường rồi.
Trước đây tôi nói cắm biển 412 trên đường có nhiều cái sai, trong đó có hai cái sai:
- Biển 412 là biển chỉ dẫn (QC 41:2012) nên không thể có hiệu lực (theo chiều ngang) với một làn nào cụ thể, mà nó sẽ có hiệu lực với tất cả các làn như nhau
- Giả sử nó muốn có hiệu lực với 1 làn cụ thể thì nó phải là biển hiệu lệnh hoặc biển cấm, và phải có biển phụ 504 phía dưới, vạch ngăn cách phải là vạch liền (để cấm xe chuyển sang làn khác và cấm xe từ làn khác vào làn này)

Còn quy chuẩn bây giờ, tôi đã nói rõ:
- Biển thì cấm xe đi sang làn khác hoặc xe khác đi vào làn này
- Vạch thì lại không cấm chuyển làn, không cấm đè
Đó là những cái mù mờ thiếu minh bạch, ông chẳng bà chuộc, chỉ có lợi cho xxx (thích thì phạt, không thích thì thôi), mà rất có hại cho xã hội (ngày càng thiếu minh bạch), cho người dân
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu tất cả các biển R412 đều có ý nghĩa như R412e thì cụ có ý kiến gì không?
Trường hợp không quy định cứng giống như biển R.412e cũng là khá tốt, nhưng nó không phù hợp với xã hội còn lạc hậu, thiếu tự giác như Việt Nam.
Tôi cho rằng:
- Cần có làn riêng cho xe thô sơ (Điều lệ BHĐB trước đây và QC bây giờ đều đã có biển 304)
- Đối với phần đường dành cho xe cơ giới, nếu có làn ưu tiên thì chỉ cần có 1 làn ưu tiên cho xe buýt để phát triển giao thông công cộng. Tất cả các loại xe khác đi chung các làn còn lại.
- Trường hợp muốn tách riêng xe máy và ô tô thì chỉ cần biển R.412f và R.412d. Các biển R.412a; R.412b;R.412c rất ngớ ngẩn, gần như không thể sử dụng được. Ngay cả khi muốn tách riêng ô tô và xe máy, Điều lệ BHĐB cũ cũng đã có đủ công cụ, có thể đặt các biển cấm ô tô, cấm xe máy ở các làn đường tương ứng dành riêng cho xe máy, ô tô, không cần nghĩ ra cái biển 412 thiếu i-ốt này.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Trường hợp không quy định cứng giống như biển R.412e cũng là khá tốt, nhưng nó không phù hợp với xã hội còn lạc hậu, thiếu tự giác như Việt Nam.
Tôi cho rằng:
- Cần có làn riêng cho xe thô sơ (Điều lệ BHĐB trước đây và QC bây giờ đều đã có biển 304)
- Đối với phần đường dành cho xe cơ giới, nếu có làn ưu tiên thì chỉ cần có 1 làn ưu tiên cho xe buýt để phát triển giao thông công cộng. Tất cả các loại xe khác đi chung các làn còn lại.
- Trường hợp muốn tách riêng xe máy và ô tô thì chỉ cần biển R.412f và R.412d. Các biển R.412a; R.412b;R.412c rất ngớ ngẩn, gần như không thể sử dụng được. Ngay cả khi muốn tách riêng ô tô và xe máy, Điều lệ BHĐB cũ cũng đã có đủ công cụ, có thể đặt các biển cấm ô tô, cấm xe máy ở các làn đường tương ứng dành riêng cho xe máy, ô tô, không cần nghĩ ra cái biển 412 thiếu i-ốt này.
Chắc cụ gõ thừa chữ không?
Để "phù hợp với xã hội còn lạc hậu, thiếu tự giác như Việt Nam" thì theo cụ lại "trái luật" :))
Theo em thì vẫn có thể xử lý lỗi này với những xe đi vào làn dành riêng cho xe khác mà không nhường tức là đi ngay sau là xe được dành riêng
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Chắc cụ gõ thừa chữ không?
Để "phù hợp với xã hội còn lạc hậu, thiếu tự giác như Việt Nam" thì theo cụ lại "trái luật" :))
Theo em thì vẫn có thể xử lý lỗi này với những xe đi vào làn dành riêng cho xe khác mà không nhường tức là đi ngay sau là xe được dành riêng
Ý tôi là, với một xã hội còn lạc hậu và thiếu tự giác như Việt Nam thì luật phải thật rõ ràng, minh bạch, nên hạn chế những quy định phụ thuộc vào ý thức tự giác của lái xe, vì dụ:
- Quy định phải nhường đường cho xe được ưu tiên, nhưng khi nào phải nhường thì không rõ. Ngay cả khi xxx có bằng chứng xe được ưu tiên đi sau một đoạn dài, họ vẫn có thể biện bạch rằng do xe sau không có tín hiệu, hoặc họ đang tìm thời điểm an toàn để trả lại làn... Với thực tế VN hiện nay, người vượt đèn đỏ nhiều như kiến mà xxx còn không thèm bắt thì quy định làn ưu tiên như thế sẽ chẳng có tác dụng gì.
- Với một xã hội còn lạc hậu và thiếu tự giác như Việt Nam thì nên quy định thật rõ ràng, ví dụ với làn xe buýt: Làn ưu tiên cho xe buýt cấm các loại phương tiện khác đi vào, kể cả khi tắc đường ở các làn không ưu tiên (còn để tạo thêm ưu thế cho giao thông công cộng, tước bớt lợi thế của giao thông cá nhân). Chính vì thế, trên đường chỉ nên có 1 làn ưu tiên, ngay cả khi đường có nhiều làn như ở nước ngoài, chứ đừng nói đến loại đường chỉ có 2-3 làn là nhiều như ở VN, không thể đặt làn ưu tiên tiên cho xe con, xe tải hay xe khách được.
 

quangminhhc

Xe tải
Biển số
OF-106503
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
309
Động cơ
397,053 Mã lực
Ở Hà Lội ý. Đa phần các lờ đờ đều thiếu iot ở bụng, đâm ra nó cứ phưỡn ra. Còn ở trong đầu, thì toàn sạn iot nên bao công quĩ biến thành iot hết cả
cụ thông cảm tại mấy thằng làm muối nó làm đểu không cho iot vào nên nó mới thế đây là tác hại của việc dùng hàng giả hàng kem chất lượng.:-j
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top