em post lại những hình ảnh Đông Hà tháng 4-1972
Sau ngày mở đầu cuộc tấn công hôm 30-3-1972, Đông Hà trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên bảo vệ Quảng Trị
bộ đội Bắc Việt Nam tiến đến bờ bắc sông Miễu và bị chặn lại. Bờ nam sông Miễu là thị xã Đông Hà với lực lượng thiết giáp và lính dù đông đảo, tạo một lá chắn bảo vệ thị xã Quảng Trị
Sau gần 4 tuần chiến đấu, cuối tháng 4-1972, Đông Hà thất thủ và rơi vào tay Bắc Việt Nam.
Vài hôm sau, hôm 2-5-1972, toàn bộ lực lượng phòng thủ Quảng Trị đã "tháo chạy" (nguyên văn của báo Mỹ) khỏi Quảng Trị, rút về phòng tuyến sông Mỹ Chánh, cách thị xã Quảng Trị 20 km về phía nam, tìm cách phản công
Đến tháng 9-1972, lực lượng Nam Việt Nam phản công, tái chiếm thị xã Quảng Trị, nhưng không vượt qua sông Thạch Hãn
Tháng 1-1973, Hiệp định hoà bình Paris ký kết, theo đó các bên giứ nguyên trạng thái "cài răng lược", "da beo"
Toàn bộ Đông Hà nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
sông Thạch Hãn là ranh giới tự nhiên giữa hai phe
Thị xã Đông Hà trở thành "thủ đô" chính của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, và một "thủ đô" thứ hai ở thị trấn LỘC NINH ở Bình Long
Bắc Việt mình chiếm được Quảng trị từ năm 73 nhưng em chưa rõ chính xác thời gian cụ thể và diễn biến ra sao, các cụ giải ngố cho em với, đặc biệt là quá trình từ khi mình có thể làm chủ cầu Hiền Lương và mở rộng đến sông Thạch Hãn. Phản ứng về Quân sự và ngoại giao của VNCH vào những thời điểm đó ra sao?
Cụ
Ngao5 có ảnh về những khoảnh khắc đó ko ạ?
Năm 1970, một phần khu vực phi quân sự nam cầu Hiền Lương (và cầu Hiền Lương) đã rơi vào tay Bắc Việt Nam
Cụ xem lại #484
https://www.otofun.net/threads/quang-tri-xua-va-trong-cuoc-chien-khoc-liet.1196885/page-25#post-35103380
Năm 1970, nhiếp ảnh gia quân đội Đoàn Công Tính từng vào mặt trận Quảng Trị
Cây cầu Hiền Lương lúc đó đã bị đánh gẫy, và du kích Gio Linh đã làm chủ vùng đất nam cầu Hiền Lương