QH rồi cũng trả qua tình cảnh ntn thoii! Nghĩ cũng tội
TRẢI NGHIỆM CHƠI BÓNG Ở NƯỚC NGOÀI: "Tôi chỉ mong được về nước"
Li Lei, tuyển thủ Trung Quốc hiện đang chơi bóng ở Thụy Sỹ trong màu áo Grasshopper. Gia nhập CLB từ cuối tháng 12 năm ngoái, cho đến nay 8 tháng đã trôi qua và Li Lei vẫn đang vật lộn để thích nghi. Anh chỉ ra sân 7 trận ở nửa cuối mùa giải trước, bao gồm 2 lần đá chính. Sang mùa này tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều. Li Lei mới thi đấu 2 (đá chính 1 trận) trong tổng số 8 trận của Grasshopper. Anh kể:
“Cuộc sống sau các buổi tập thực sự rất nhàm chán, đặc biệt là vào ban đêm, tôi thường nhớ gia đình. Thụy Sỹ về đêm rất yên tĩnh, không có người hay xe cộ qua lại. Thỉnh thoảng tôi đến nhà hàng ăn tối với một đầu bếp người Hoa, được nói (bằng tiếng Trung) về những điều tôi không thể nói trong cả ngày.
Khả năng ngoại ngữ của tôi không tốt lắm, chỉ biết một số câu tiếng Anh cơ bản và chào hỏi đơn giản bằng tiếng Đức. Đó không phải vấn đề lớn trên sân tập, nơi tất cả đều hiểu các thuật ngữ bóng đá. Nhưng trong cuộc sống, nó khiến bạn gặp khó khăn, từ việc mua nhầm vé tàu, lên nhầm chuyến, xuống nhầm nơi đến mua sai đồ trong siêu thị.
Căn hộ Grasshopper thuê cho tôi ban đầu không có bàn ghế, đèn cũng không nốt. Nhân viên CLB dẫn tôi đến IKEA mua vài món, và khi về lắp không vừa, lại lóc có ra tận nơi đổi lại. Nếu ở nhà (Trung Quốc), tôi không bao giờ phải lo lắng tới những thứ nhỏ nhặt này.
Cuộc sống ở nước ngoài thật đơn điệu, tôi không có nhiều bạn bè ở đây. Dịch bệnh nên gia đình cũng không thể tới đây cùng. Nhìn cha mẹ già đi và con cái lớn lên qua những cuộc gọi video mỗi ngày, tôi đau khổ vì không còn nhiều thời gian dành cho họ.
Nói về bóng đá, như mọi môn thể thao khác, tất cả là về trình độ và khả năng. Trong tập luyện, không ai quan tâm đến tuổi tác hay tình trạng của bạn. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Hồi ở Trung Quốc, chỉ cần không chấn thương mặc nhiên tôi có suất đá chính và chơi ở vị trí quen thuộc (hậu vệ trái). Tại Grasshopper thì khác. Tôi phải đá trung vệ, rồi tiền vệ.
Tôi cũng phải chấp nhận tình trạng phân biệt đối xử. Tôi phải thể hiện mình ở một tiêu chuẩn cao hơn người khác mới có cơ hội ra sân. Người Nhật và Hàn Quốc đã trải qua một quá trình dài mới có được sự tôn trọng ở châu Âu. Chúng tôi (người Trung Quốc) mới chỉ bắt đầu.
Ban đầu tôi bực bội với thực tại, nhất là khi xuất ngoại với tinh thần rất cao, quyết tâm rất lớn. Nhưng rồi khi bình tĩnh lại và đánh giá mọi thứ, tôi đành chấp nhận mình ở khoảng cách xa so với những người khác, sau đó học cách xuất phát từ băng ghế dự bị. Ở đây, bạn phải liên tục nhận được sự tin tưởng của đồng đội cũng như sự ghi nhận của HLV trong quá trình tập luyện và thi đấu. Chỉ có như vậy bạn mới có cơ hội để chơi.
Chấn thương, thời gian thi đấu ít ỏi, xa gia đình, thu nhập giảm sút khiến tâm lý cũng thay đổi, nhiều lần tôi chỉ mong được về nước".