Quan niệm của phật giáo về cuộc sống và hạnh phúc!

kienbeu

Xe điện
Biển số
OF-47438
Ngày cấp bằng
26/9/09
Số km
3,200
Động cơ
489,080 Mã lực
Nơi ở
một cõi đi về









Cuộc Sống và Những Giáo Lý Căn Bản của Phật Giáo


Ðề cập đến tôn giáo, con người thường nghĩ đến vấn đề tín ngưỡng, hai thuật ngữ này thường đi đôi với nhau. Tuy nhiên không phải Tôn giáo nào cũng có những quan niệm tín ngưỡng như nhau.

Với Ðạo Phật, tín ngưỡng bao hàm ý nghĩa đức tin, và đức tin ở đây không phải là giáo điều, mang tính áp đặt trong quá trình học và hành đạo. "Ðức Tin" ở đạo Phật bao hàm ý nghĩa trí tuệ và phải được chứng thực qua quá trình kinh nghiệm. Danh từ Phật Pháp như chúng ta đã biết, đó là cách thức, phương pháp, con đường để đạt đến "Phật", một thuật ngữ chỉ có thể ra đời khi Ðạo sư Gotama đã chứng ngộ trên đường hành đạo. Vì vậy, Phật pháp không phải là một học thuyết mang tính lý luận, mà là tất cả những gì thực tiễn con người có thể vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Ðiều này thể hiện rõ qua hình ảnh "bánh xe pháp luân". Ðây chính là biểu tượng của tiến trình hành động để khẳng định, chứng thực những điều Phật dạy qua nhân cách sống, và hệ thống kinh điển Ngài để lại sau ngày nhập diệt.

Nghiên cứu giáo lý đạo Phật người ta thường cho rằng giáo lý Phật giáo mang tính khế cơ. Ðiều này không phải ngẫu nhiên hoặc không có cơ sở. Nền tảng vững chãi cho nhận định trên là tính thực tiễn và ứng dụng của tiến bộ tâm thức và hành động hướng nội mà mọi người có thể tự thực hành.

Thật vậy, toàn bộ giáo lý Phật giáo là khối lượng lớn những phương pháp linh hoạt, thích hợp với nhiều mặt, nhiều lúc, nhiều nơi, và nhất là những căn tánh khác nhau của con người có thể đi từ tự giác, giác tha và cuối cùng đạt đến giác hạnh viên mãn. Qua giáo lý mang tính khế cơ của đạo Phật, chúng ta thấy không có lời dạy nào của Ngài mà không bao hàm hai điểm lớn: "Xây dựng trên căn bản của con người" và " Dẫn đến giác ngộ tối thượng cho mỗi nguời".

1- Duyên Khởi
2- Tứ thánh đế
3- Bát chánh đạo.

l. Duyên Khởi :

Giáo lý căn bản hàng đầu của Phật giáo, thể hiện vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan. Duyên khởi là sự nương tựa vào nhau mà hình thành, phát triển, tồn tại lẫn hủy diệt. Quá trình ấy, duyên là tiền đề, là điều kiện tiên quyết. Bất cứ hiện tượng nào trong vũ trụ, vật chất hay tinh thần đều do tập hợp các nhân duyên mà thành, nương tựa vào nhau để tồn tại, không có sự vật nào tự mình sinh ra, độc lập tồn tại. Giáo lý duyên khởi được triển khai thành bốn loại duyên căn bản :

- Nhân Duyên: Duyên gần gũi nhất, điều kiện gần gũi nhất, làm cơ sở, cái này là tiền đề để sinh ra cái khác. Chẳng hạn nguyên liệu và sản phẩm, hạt lúa và cây lúa, tấm ván và cái bàn,....

- Tăng Thượng Duyên: Cái trợ lực cho nhân duyên như nước, phân bón cho cây lúa, người thợ và dụng cụ để tạo từ nguyên liệu tấm ván thành cái bàn.

- Sở Duyên Duyên: Những điều kiện làm đối tượng cho quá trình nhận thức, tức là cái có, cái hiện hữu: Cái bàn, Cây lúa.

- Vô Gián Duyên: Sự không gián đoạn cần thiết cho mọi phát triển, trưởng thành và tồn tại của vật chất, vũ trụ, nhân sinh.

Kinh A Hàm, Phật dạy: "Vì cái này có nên cái kia có, vì cái này không nên cái kia không, vì cái này sinh nên cái kia sinh, vì cái này diệt nên cái kia diệt". Luật Nhân quả trong quan niệm đạo Phật cũng được quan sát theo góc độ nguyên tắc duyên sinh vừa nêu trên.

2. Tứ Thánh Ðế:

Là giáo lý căn bản thứ hai của đạo Phật, đề cập trong nhiều kinh điển, nhất là trong kinh Chuyển Pháp Luân. Giáo lý này được xác lập trên cơ sở nhân quả với hình thức song đối trong quá trình biện chứng tác thành của nó. Tìm hiểu Tứ Diệu Ðế chúng ta thấy nổi bật hai phương diện lớn:

- Sự hiện diện khổ đau và nguyên nhân tạo thành đau khổ.
- Niềm an lạc khi khổ đau đã diệt và con đường dẫn đến an lạc.

Theo luật nhân quả cuả đạo Phật, 4 chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo không phải lả giáo điều siêu hình, mà là một nguyên lý có thể kiểm nghiệm trong bất cứ trường hợp nào - hoặc cảnh ngộ riêng tư xảy ra trong thực tế đời thường của cuộc sống. Chẳng hạn đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo, niềm vui khi cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và con đường đạt đến niềm vui ấy. Trong lần thuyết giảng đầu tiên tại vườn Lộc Uyển nhằm độ 5 vị Tỳ Kheo, Phật dạy: "Ðây là Khổ cần phải biết. Ðây là Tập cần phải đoạn. Ðây là Diệt cần phải chứng. Ðây là Ðạo cần phải tu". Lời dạy trên tất yếu phải được triển khai chi tiết, cụ thể , và điểm xuất phát của nó cũng được xây dựng trên cơ sở Bát Chánh Ðạo, mà chánh tri kiến là 1 trong 8 nguyên tắc của hành động chân chính. Thâm hiểu Tứ Ðế bằng tri thức, con người sẽ xác định cho mình một quan điểm sống. Về mặt này con người không nên tự cho phép tâm mình dẫn dắt hành động trong mơ hồ của thế giới lý luận suông, mà phải đặt tâm đối diện với sự thực để đoạn trừ cái nguyên nhân khổ đau bằng con đường tu tập (đạo), nhằm đạt đến mục đích tối hậu - Giải thoát.

3. Bát Chánh Ðạo:

Giáo lý căn bản thứ ba của Phật giáo. Ðó là con đường của 8 nguyên tắc hành động chân chính, 8 nguyên tắc nầy tồn tại trong mối quan hệ nhân quả và gắn bó mật thiết với đời sống tu tập hàng ngày :

1. Thấy đúng.
2. Nghĩ đúng.
3. Nói đúng.
4. Hành động đúng.
5. Sống nghề nghiệp chân chính.
6. Cần mẫn và nỗ lực chân chính.
7. Khởi niệm chân chính.
8. Thiền định chân chính.

Nếu đem 8 nguyên tắc hành động chân chính trên vận dụng vào đời sống hàng ngày, chúng ta thấy chúng được xác lập trên cơ sở luật nhân quả, hỗ tương; nguyên tắc nầy vừa là kết quả, đồng thời là nguyên nhân tạo nên nguyên tắc khác. Ðiều quan trọng nhất khi tìm hiểu giáo lý này, là làm thế nào để thông hiểu nó - tức là nhận biết được cái "đúng", cái "chân chính" của mỗi một nguyên tắc. Theo lời Phật dạy: Tất cả không phải chỉ có thể đạt được trên mặt lý thuyết, sách vở, hay phương pháp suy luận bằng tri thức vốn có, mà cần phải thực hành trong quá trình sống vẹn toàn của chữ tâm. Ba đạo lý căn bản của đạo Phật được tỉnh lược nêu trên, chính là nền tảng cho tất cả tông phái Phật giáo Nguyên thủy cũng như Ðại thừa ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Có thể xem đó là cỗ xe lớn dẫn đường cho quá trình hành động và cứu độ bản thân và kẻ khác. Xây dựng bản thân tư giác ngộ chân lý, đem chân lý ấy giác ngộ cho kẻ khác, và cuối cùng đạt đến sự nghiệp giác ngộ tràn đầy. Việc làm ấy phù hơp với tinh thần đạo Phật - lấy con người làm gốc, mọi nỗ lực phấn đấu đều nhằm đạt tới mục đích cuối cùng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ðọc những mẩu chuyện tiền thân của Ðức Phật, chúng ta tìm về con người trần thế của Ngài, và sẽ hiểu hơn về nguồn cội. Sinh thời ngài không bao giờ tự cho mình là đấng thần minh, hay một vị cứu tinh siêu phàm nào, mà chỉ là người trần thế đơn thuần đã giác ngộ. Chính nhân cách sống trong cuộc đời trần thế của Ngài dạy trong kinh điển. Ðạo Phật chủ trương: Con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân và xã hội mình đang sống, và có thể thay đổi về bản thân và hoàn cảnh sống theo ý muốn. Ðức Phật dạy: "Con người phải tự cứu lấy mình" và con đường tự cứu là "Tự mình thắp đuốc lên mà đi."

Thực hành đạo Phật là thực hành về nhân cách sống và thâm hiểu kinh điển, giáo lý, nhằm đạt đến nhận thức đầy đủ những điều trong đời sống thực tại, xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp lấy tình thương làm nguyên tắc cao nhất của đaọ làm người, và cuối cùng rèn luyện ý chí để thành tựu đại nguyện giúp đời, xây dựng đất nước.
Danh sách các cụ/ mợ gieo duyên nơi cửa PHẬT:

1) Nguyen Bao Long 12/5/1973
Nick OF: Kienbeu
ADD: My Đinh - HN
Cell: 0978856888

2) Mợ: N.bích7
cell:0982060591


3) Mợ: Emdenmuon


4) Cụ:
Nick OF: BMWHOLIDAY
ADD: Hai Bà Trưng - HN
Cell: 0913524456
YMS: toanchuvan


5) Cụ: Quynhanh03
Cell: 0902094111

6) Cụ: Minh
Nick: New_farmer
Cell: 0906001998

7) cụ:
Nick: Hoalocvung

8) cụ:
Nick: Tayphuong
Cell: 0932191980

9) cụ: Tinh Tam

10) Cụ: Phương
nick:
xtrading68

cell: 0906568395

11) Cụ: Đồng
Nick : Thientamnt
cell: 0904.179.828


12)Mợ:
Nick: Miu189

13) Cụ:
Nick: workerbee2006
cell: 0904110678


14) cụ
Nick: Lewin
Cell: 01225678229

15) Cụ
nick: B747
cell: 0913202299


16) Mợ
Lan Anh
cell: 0902053535


17) cụ Kiên
Cell:0985864658


18) CỤ: Tuấn
Cell:


19) mợ
Nick: Linhgiadung
Cell: 0912128257

20) cụ
Nick: Phong Vân
Cell: 0906052669

21) cụ
Công Nông Tàu
cell:

22) CỤ
tHANHLICH
Cell:

23) CỤ
Jo9926
cell:

24) Mợ Vominh
Cell: 0944494494

25) mợ Giang.sôcla
cell: 0902262005

26) cụ: NghiaRex

27) mợ: Lifefun


 
Chỉnh sửa cuối:

NghiaRex

Xe điện
Biển số
OF-46495
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
4,957
Động cơ
501,928 Mã lực
Nơi ở
Neverland


Nam mô A Di Đà Phật - Nam mô A Di Đà Phật - Nam mô A Di Đà Phật

CHÚC MỪNG NHÀ MỚI
 
Chỉnh sửa cuối:

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,936
Động cơ
464,847 Mã lực
tks cụ
triết lý của nhà phật thật là tuyệt dù em ko hiểu hết
 

workerbee2006

Xe tải
Biển số
OF-7286
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
295
Động cơ
540,531 Mã lực
Luân hồi sinh tử qua ngũ uẩn

Lành thay! Lành thay! Cảm ơn cụ kienbeu nhé!
Mạn đàm chuyện ở thớt cũ, em ngẫm thấy đúng là chúng ta khó thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Đức Phật chia chúng sinh ra thành 5 phần gọi là ngũ uẩn hoặc ngũ thủ uẩn Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức. Em thì em thích từ ngũ thủ uẩn hơn vì nó nhấn mạnh từ "thủ", tức là chấp thủ, ôm lấy, vơ vào. Còn "uẩn", đúng nghĩa gốc Ấn độ cổ (Pali) là sự chồng chất lên. Ban đầu em không hiểu lắm nhưng gần đây em mới hiểu đó là tiến trình tạo nghiệp của chúng sinh.

Sắc: cơ thể vật chất, những thứ có thể nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc chạm được.
Thọ: Sự thọ nhận, tiếp thu.
Tưởng: Đối chiếu với kinh nghiệm, trải nghiệm và đánh giá, phán xét.
Hành: Hành động, tạo tác qua thân, khẩu và ý.
Thức: Lưu vào bộ nhớ, tức là cất vào tâm thức.

Ví dụ khi nhìn những tấm ảnh, tiến trình tâm nó đi thế này:
1-Sắc: Mắt nhìn thấy ảnh.
2-Thọ: Tiếp thu và quan sát ảnh.
3-Tưởng: Đối chiếu với kinh nghiệm của quá khứ, phán đoán, đánh giá tốt-xấu, đẹp-không đẹp, phải-trái, đúng-sai… dựa trên kinh nghiệm đã tiếp thu của mỗi cá nhân từ khi bắt đầu biết nhận thức cho đến thời điểm hiện tại.
4-Hành: Sẽ có 3 xu hướng: 1. Người thứ nhất sẽ nghĩ là “Điều này thật không tốt, đệ tử Phật mà như thế, không thể chấp nhận được”, rồi sinh tiếp ra các tư tưởng “phải tỏ thái độ cho họ biết mình không thích như thế”… và ti tỷ tư tưởng khác nữa “trùng trùng duyên khởi” lên theo. 2. Người thứ hai lại cho rằng: “Ôi, thật là vui! Mình thích được tham gia những vụ of như thế”, “Phải tìm cách liên hệ để tham gia mới được” và v.v… 3. Người thứ 3 dửng dưng, không quan tâm vì họ cho rằng chẳng phải việc của họ. Nghiệp được tạo ra ở đây, tại khâu này cho trường hợp 1 và 2. Hạt giống được gieo, và khi đủ điều kiện nó sẽ chín trong kiếp này, kiếp kế hoặc bất định kiếp về sau. Thường chúng ta ít khi rơi vào trường hợp 3 vì tốc độ của tâm thức đi cực nhanh, chỉ cần nhìn ảnh thì 1 s đồng hồ sau ta đã có đủ mọi kết luận và quy kết cho đối tượng mà ta tiếp thu.
5-Thức: Việc còn lại là cất hạt giống vào kho lưu trữ.

Trong 1 ngày, chúng ta có không biết bao nhiêu tiến trình thế này mà kể, tức là có vô số hạt giống được gieo mà ta chẳng biết gì.
Tội lỗi là tại cái Tưởng và cái Hành. Nếu không đặt ra các khuôn phép, hình mẫu, sự phải trái, đúng sai, tốt xấu thì cũng chẳng có gì làm mẫu để so sánh với cái ta nhìn thấy, để mà ta tạo tác hành qua thân khẩu và ý. Và mọi đau khổ, rắc rối của thế gian đến từ đây.

Cái nhìn của các vị giác ngộ là cái nhìn trực chỉ, trực nhận, tức là thấy ngay lập tức, không qua cái tôi đánh giá, phán xét. Nên các vị không đau khổ và không còn tạo nghiệp nữa.
Tất nhiên chúng ta còn dài dài, còn bị đau khổ nó đánh cho bầm dập, còn phải trôi lăn trong luân hồi, rồi sẽ có ngày chúng ta có cái nhìn trực nhận.

Cầu cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo!

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật!
 

n.bich17

Xe tăng
Biển số
OF-99653
Ngày cấp bằng
11/6/11
Số km
1,406
Động cơ
410,890 Mã lực
Nơi ở
ha noi
Muốn biết nghiệp đời trước xem quả hưởng đời này
Muốn biết quả đời sau Xem việc làm kiếp này
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,522
Động cơ
965,127 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..

Thực hành đạo Phật là thực hành về nhân cách sống và thâm hiểu kinh điển, giáo lý, nhằm đạt đến nhận thức đầy đủ những điều trong đời sống thực tại, xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp lấy tình thương làm nguyên tắc cao nhất của đaọ làm người, và cuối cùng rèn luyện ý chí để thành tựu đại nguyện giúp đời, xây dựng đất nước.
Vâng, cám ơn cụ đã mở mang cho e thêm nhiều điều bổ ích.
 

kienbeu

Xe điện
Biển số
OF-47438
Ngày cấp bằng
26/9/09
Số km
3,200
Động cơ
489,080 Mã lực
Nơi ở
một cõi đi về
Lành thay! Lành thay! Cảm ơn cụ kienbeu nhé!
Mạn đàm chuyện ở thớt cũ, em ngẫm thấy đúng là chúng ta khó thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Đức Phật chia chúng sinh ra thành 5 phần gọi là ngũ uẩn hoặc ngũ thủ uẩn Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức. Em thì em thích từ ngũ thủ uẩn hơn vì nó nhấn mạnh từ "thủ", tức là chấp thủ, ôm lấy, vơ vào. Còn "uẩn", đúng nghĩa gốc Ấn độ cổ (Pali) là sự chồng chất lên. Ban đầu em không hiểu lắm nhưng gần đây em mới hiểu đó là tiến trình tạo nghiệp của chúng sinh.

Sắc: cơ thể vật chất, những thứ có thể nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc chạm được.
Thọ: Sự thọ nhận, tiếp thu.
Tưởng: Đối chiếu với kinh nghiệm, trải nghiệm và đánh giá, phán xét.
Hành: Hành động, tạo tác qua thân, khẩu và ý.
Thức: Lưu vào bộ nhớ, tức là cất vào tâm thức.

Ví dụ khi nhìn những tấm ảnh, tiến trình tâm nó đi thế này:
1-Sắc: Mắt nhìn thấy ảnh.
2-Thọ: Tiếp thu và quan sát ảnh.
3-Tưởng: Đối chiếu với kinh nghiệm của quá khứ, phán đoán, đánh giá tốt-xấu, đẹp-không đẹp, phải-trái, đúng-sai… dựa trên kinh nghiệm đã tiếp thu của mỗi cá nhân từ khi bắt đầu biết nhận thức cho đến thời điểm hiện tại.
4-Hành: Sẽ có 3 xu hướng: 1. Người thứ nhất sẽ nghĩ là “Điều này thật không tốt, đệ tử Phật mà như thế, không thể chấp nhận được”, rồi sinh tiếp ra các tư tưởng “phải tỏ thái độ cho họ biết mình không thích như thế”… và ti tỷ tư tưởng khác nữa “trùng trùng duyên khởi” lên theo. 2. Người thứ hai lại cho rằng: “Ôi, thật là vui! Mình thích được tham gia những vụ of như thế”, “Phải tìm cách liên hệ để tham gia mới được” và v.v… 3. Người thứ 3 dửng dưng, không quan tâm vì họ cho rằng chẳng phải việc của họ. Nghiệp được tạo ra ở đây, tại khâu này cho trường hợp 1 và 2. Hạt giống được gieo, và khi đủ điều kiện nó sẽ chín trong kiếp này, kiếp kế hoặc bất định kiếp về sau. Thường chúng ta ít khi rơi vào trường hợp 3 vì tốc độ của tâm thức đi cực nhanh, chỉ cần nhìn ảnh thì 1 s đồng hồ sau ta đã có đủ mọi kết luận và quy kết cho đối tượng mà ta tiếp thu.
5-Thức: Việc còn lại là cất hạt giống vào kho lưu trữ.

Trong 1 ngày, chúng ta có không biết bao nhiêu tiến trình thế này mà kể, tức là có vô số hạt giống được gieo mà ta chẳng biết gì.
Tội lỗi là tại cái Tưởng và cái Hành. Nếu không đặt ra các khuôn phép, hình mẫu, sự phải trái, đúng sai, tốt xấu thì cũng chẳng có gì làm mẫu để so sánh với cái ta nhìn thấy, để mà ta tạo tác hành qua thân khẩu và ý. Và mọi đau khổ, rắc rối của thế gian đến từ đây.

Cái nhìn của các vị giác ngộ là cái nhìn trực chỉ, trực nhận, tức là thấy ngay lập tức, không qua cái tôi đánh giá, phán xét. Nên các vị không đau khổ và không còn tạo nghiệp nữa.
Tất nhiên chúng ta còn dài dài, còn bị đau khổ nó đánh cho bầm dập, còn phải trôi lăn trong luân hồi, rồi sẽ có ngày chúng ta có cái nhìn trực nhận.

Cầu cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo!

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật!
Nguyện của cụ cũng là nguyện của BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT...lành thay, lành thay A DI ĐÀ PHẬT!
 

thientamnt

Xe điện
Biển số
OF-31881
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,767
Động cơ
524,957 Mã lực
Thớt mới ! Em thò 1 chưn vào ghé chỗ :)).

A Di Đà Phật ! A Di Đà Phật ! A Di Đà Phật ! A Di Đà Phật !​
 

B747

Xe tải
Biển số
OF-63397
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
412
Động cơ
442,110 Mã lực
Em nhớ một câu của Thầy Thích Chân Quang: "Đạo Phật tuy có nhiều tông phái và pháp môn khác nhau nhưng đều có chung một cái gốc giáo lý là vô ngã".
Bản ngã chính là cái tôi to tướng trong ta và luôn làm cho ta khổ sở. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như con người khắc chế & tiến đến diệt trừ được bản ngã, .
 

Hồng Nguyễn

Xe tăng
Biển số
OF-106228
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
1,624
Động cơ
409,220 Mã lực
Nơi ở
Tứ cố vô thân
Hôm nay Phật Pháp đã ngự vào bữa cơm đời thường của gia đình em là Rau Xào quên mắm muối bột ngọt. Chỉ vì mải ngẫm nghĩ các comments của Cụ/Mợ mà em cứ mây mây gió gió xào xào nấu nấu và tủm tỉm cười. Kết quả là vừa măm vừa được nghe thuyết giáo đời thường nữa :D
 

kienbeu

Xe điện
Biển số
OF-47438
Ngày cấp bằng
26/9/09
Số km
3,200
Động cơ
489,080 Mã lực
Nơi ở
một cõi đi về
Em nhớ một câu của Thầy Thích Chân Quang: "Đạo Phật tuy có nhiều tông phái và pháp môn khác nhau nhưng đều có chung một cái gốc giáo lý là vô ngã".
Bản ngã chính là cái tôi to tướng trong ta và luôn làm cho ta khổ sở. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như con người khắc chế & tiến đến diệt trừ được bản ngã, .
Những thời kì đầu tiên của Phật Giáo Ấn Độ người ta không coi Phật Giáo là một Tôn Giáo mà họ gọi đó là một Nền Giáo Dục!
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
3,034
Động cơ
452,298 Mã lực
Chúc mừng nhà mới. Hoan hỉ, hoan hỉ.
 

kinum08

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-35495
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
1,301
Động cơ
481,623 Mã lực
Xinnnnnnnnnnnnnnnnn Chaòoooooooooooooooooooooo Cảaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa Nhàaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Hoan hỷ quá, em chúc các cụ các mợ và thớt tĩnh tại và chứng quả:D
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
3,034
Động cơ
452,298 Mã lực
Những thời kì đầu tiên của Phật Giáo Ấn Độ người ta không coi Phật Giáo là một Tôn Giáo mà họ gọi đó là một Nền Giáo Dục!
Bi giờ là một phong cách sống.
 

NghiaRex

Xe điện
Biển số
OF-46495
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
4,957
Động cơ
501,928 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Xinnnnnnnnnnnnnnnnn Chaòoooooooooooooooooooooo Cảaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa Nhàaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Hoan hỷ quá, em chúc các cụ các mợ và thớt tĩnh tại và chứng quả:D
Đề nghị cụ kinum... kiềm chế ạ ;))

Có cụ nào "nhắn tìm đồng đội" cụ Vừng giúp em với! :D
 

Tinh Tam

Xe tải
Biển số
OF-106173
Ngày cấp bằng
19/7/11
Số km
276
Động cơ
396,660 Mã lực
lên kế hoạch "tân gia" thôi các cụ ơi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top