vụ lỗ chứng em cũng trả dc gần hết rồi cụ ạ. Giờ còn 20tr chỗ ông anh ruột em để lấy sổ của ông ấy về mà ông chưa cần gấp nên em vẫn đang tạm để đó.
Chốt bảng thì em cũng đã làm file excel với vợ để liệt kê tất cả các khoản nợ hiện tại. Khổ cái là vợ em chỉ liệt kê ra một số khoản thôi, còn các khoản còn lại thì dấu tiệt, từ đầu năm đến giờ em thống kê là đã lòi ra 4 lần báo với tổng 24tr. Em chỉ ngại những món mà vợ em ko share vì chẳng biết tổng bao nhiêu để còn có phương án xử lý. Chứ thẳng băng ra rồi thì lại dễ cụ ạ.
Nhưng tuần này em sẽ chốt lần cuối là chỉ trả những khoản từ giờ trở về trước; từ giờ trở về sau nếu có vợ tự trả. Và nếu nghiêm trọng hơn thì sẽ li dị. Chứ ko thể cứ lây nhây mãi như thế này được. Sự kiên nhẫn của em cũng có giới hạn. Điều cần làm thì dù đau đớn cũng vẫn phải làm thôi.
Nói chung cụ cứ chuẩn bị tinh thần và có phương án dự phòng dần đi là vừa vì mấy người có máu tiêu hoang, không kiểm soát đc tài chính cá nhân như vợ cụ rất khó để thay đổi. Họ sẽ chỉ ngừng tiêu khi k thể vay mượn đc ai nữa thôi.
Theo mô tả thì vợ cụ giống y chang một bà chị họ em (năm nay chị ấy 62t rồi). Lúc còn trẻ chị ấy không khác gì vợ cụ: tiêu bạt mạng vào quần áo, mỹ phẩm, ăn uống... Nói chung lúc nào bà ấy cũng có lý do để tiêu tiền. Chồng chị ấy cũng kiếm ra tiền nhưng cuối cùng cũng k thể chịu nổi tính tiêu hoang của chị và hai người ly hôn. Sau ly hôn bác em có cho chị ấy 400tr để mua nhà để ở (năm 1998 thì số tiền này khá lớn) nhưng chị k mua nhà mà đi thuê rồi số tiền kia cứ tiêu dần tiêu mòn cho đến lúc hết sạch sẽ, còn thâm hụt vào quỹ cơ quan (nơi chị làm kế toán kiêm thủ quỹ) vài chục triệu (năm 2001). Bác em lại nuốt nước mắt, trả nợ cho chị sau đấy tống tiễn chị đến 1 TP khác, làm ở 1 nơi khác để hy vọng chị thay đổi. Nhưng giang sơn dễ đổi, bản tính không dời, chị vẫn như cũ, thậm chí còn tiêu ác liệt hơn. Quen đc anh bạn trai (vợ đã mất), anh này kiếm tiền cũng giỏi nhưng sau thấy bà chị em không biết vun vén, chỉ biết tiêu xài thế là anh ấy sợ quá chạy mất dép. Sau khi bị bồ đá, bà ấy k bấu víu vào đâu đc thì lại nghĩ ra đủ lý do để "moi" tiền bố mẹ già. Bà ấy khóc lóc kể lể bị bệnh tim này nọ nên hàng tháng bác em vẫn phải trích 1 khoản từ lương hưu ra để gửi cho bà ấy. Có lần bà ấy báo bệnh, em chạy qua thăm, đến nơi người ta nói bả đang đi nhuộm tóc ngoài tiệm. Em điên quá, bỏ về luôn và báo cho bác em biết tình hình. Bác em cũng giận nhưng nước mắt chảy xuôi, yêu con vô điều kiện nên mỗi lần nghe bả khóc lóc lại gói gém gửi tiền. Đc vài năm thì cả gia đình k chịu nổi nên lôi về HN... Khi chị nghỉ hưu, lương hưu vài triệu k đủ tiêu, gánh nặng lại đè lên đứa con gái lớn của chị. Cuối cùng nó cương quyết k cho tiền thì bả mua sắm online rồi ship hàng đến chỗ nó để nó thanh toán đơn hàng. Có lần bả mua hàng của 1 shop xong lúc người ta ship đến thì không có tiền trả (đôi giày 600k) nên bùng đơn hàng. Cái shop kia nó liền moi móc thông tin cá nhân rồi dán chiếu cáo khắp nơi... Sau vụ ầm ĩ cả họ lên ấy thì bả mới tem tém bớt lại. May quá, hai năm trước có anh bạn cũ của chị (đại tá về hưu) đã ly hôn vợ hơn 10 năm tự dưng gặp lại rồi đến nhà bác em hỏi... lấy bả. Ngày bả cưới (có làm đám cưới, đưa đón dâu đàng hoàng) mấy bà chị họ khác nhà em cứ xúm vào vừa dặn vừa đe: lần này là phải sống cho "vui vẻ" đấy nhé! 60t đi lấy chồng lần hai mà cả đại gia đình thở phàp nhẹ nhõm cứ như vừa gỡ đc quả bom nguyên tử ấy
.
Quay lại vợ cụ, thường những người này họ rất hào phóng, tốt tính nhưng thường k kiềm chế đc trước những cám dỗ về vật chất. Cụ nên nghiêm khắc, gay gắt hơn với vợ, đừng quá dễ dãi với vợ như ông anh rể cũ của em rồi cuối cùng lại "ân hận" vì k mạnh tay ngay từ đầu.