- Biển số
- OF-43513
- Ngày cấp bằng
- 17/8/09
- Số km
- 342
- Động cơ
- 467,820 Mã lực
Với bản chất thích đi đây đi đó, nghe nói nhiều đến Quan Lạn mà không biết méo tròn ra sao, mặc dù Quảng Ninh thì đi hơi bị nhiều. Vì vậy hô hào già trẻ gái trai được gần 40 người đi một chuyến cho biết. Trước khi đi, cũng như mọi chuyến đi khác tìm hiểu một chút về Quan Lạn. Theo Wiki:
Quan Lạn (trên bản đồ do Nhà xuất bản Bản đồ ấn hành ghi là đảo Cao Lô) là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long. Trên đảo có 2 xã thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, đó là xã Quan Lạn và xã Minh Châu. Đảo Quan Lạn nằm trong Vườn Quốc gia Bái Tử Long , thuộc tuyến đảo Vân Hải, vòng ôm lấy rìa phía Đông của vịnh Bái Tử long, thương cảng Vân Đồn đặt tại chính đảo này. Trên đảo có đình Quan Lạn (chữ Hán trong đình ghi là Quang Lạn) trong đó có thờ Lý Cao Tông là người ra quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn. Năm 1288, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư và 3 anh em họ Phạm đã kịch chiến trong suốt 10 ngày với đoàn thuyền của Trương Văn Hổ, và tiêu diệt đoàn thuyền này. Hiện có đền thờ 3 anh em họ Phạm và đền thờ (nghè) Trần Khánh Dư được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày này, đây là một địa điểm phát triển về ngành du lịch,vào ngày 18/6 âm lịch mỗi năm có một lễ hội ,đó là lễ hội CHÈO BƠI rất được mọi người ưa chuộng,các nơi đều về dư ,
Dân số toàn đảo khoảng 7000 người.
Tìm hiểu thêm thông tin khác:
- Về Hành chính: Đảo Quan Lạn có 2 xã Quan Lạn và Minh Châu.
- Xã Quan Lạn: được coi là trung tâm của đảo Quan Lạn. Các hoạt động chỉ có tại
khu trung tâm xã Quan Lạn, đó là:
+ Chợ họp chợ từ 4h30 đến 5h30 và 14h30 đến 15h30
+ Trường học ở xã Quan Lạn có trường liên cấp 1, 2, 3. Học sinh cấp 2 và 3 ở xã Minh Châu phải lên học tại xã Quan Lạn.
+ Y tế chỉ có duy nhất Phân viện của Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đồn đặt tại khu trung tâm xã Quan Lạn. Mọi hoạt động của xã Minh Châu phải lên xã Quan Lạn.
+ Các bãi biển Quan Lạn, Sơn Hào, Minh Châu trải dài dọc đảo Quan Lạn, hoàn toàn cách biệt. Các bãi biển cách biệt khu dân cư và bao bọc bởi rừng
+ Điện không có điện lưới quốc gia. Điện do máy phát của xã bán với giá hiện nay là
13.000/kWh. Thời gian phát điện của xã Quan Lạn: 18h đến 23h
+ Đồ ăn không trữ đông, vì vậy đồ ăn hoàn toàn không có sẵn nhiều.
Chú ý Đảo Quan Lạn có hai xã. Xã Quan Lạn và Xã Minh Châu. Bạn đi tàu thường tại cảng Cái Rồng thì sẽ thấy biển ghi là: Cái Rồng – Quan Lạn – Minh Châu. Thực chất là cùng 1 hòn đảo nhưng có 2 cảng khác nhau. Tuy vậy thì chỉ cần đến 1 cảng là có thể đi liền sang nhau được. Cái này cũng gây hiểu lầm cho một số bạn vì tưởng là…2 đảo khác nhau.
Ngủ một mạch từ nhà, đang chập chờn thấy lao xao: Đến rồi...! Đến rồi...! Mở mắt thấy một cái *** xe biển 14 hoá ra đã đến Quảng Ninh (còn lâu mới đến Quan Lạn)
Qua Trạm soát vé xa xa đã thấy cây cầu nổi tiếng (tự tử hơi bị nhiều):
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18 nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bãi Cháy qua cửa sông Cửa Lục nơi đổ ra vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện thuỷ văn, địa chất cùng yếu tố kỹ thuật phức tạp, kinh phí lớn, sau 20 năm lên kế hoạch cầu mới được hoàn thành. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công.
Công trình đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2 tháng 12 năm 2006. Cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, khách du lịch trong và ngoài Việt Nam, đồng thời cũng chấm dứt sự hoạt động hàng chục năm của Bến phà Bãi Cháy.
Từ trên cầu nhìn xuống vịnh rất đẹp:
Chỉnh sửa cuối: